Hộ nghèo là gì? Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo?

Nghèo là gì

Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chế độ hỗ trợ vật chất cụ thể từ hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó để đảm bảo cho họ được đảm bảo sinh sống ổn định, được cải thiện chất lượng cuộc sống. Các tiêu chí bình xét hộ nghèo cũng được áp dụng, xác định trong quản động tổ chức quản lý thống nhất nhà nước. Từ đó xây dựng các chính sách hỗ trợ trên thực tế cho người thuộc từng nhóm đối tượng trên.

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?

Theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, ta có thể phân biệt được hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình. Trong đó, tính chất đo lường được xác định trong khả năng làm ăn, thu nhập hàng tháng. Từ đó mà họ không đảm bảo được khả năng cũng như sử dụng các nhu cầu thiết yếu.

Có thể thấy, tiêu chuẩn hộ cận nghèo trên được quy định tương đối giống với tiêu chuẩn hộ nghèo. Các nội dung về điều kiện thu nhập bình quân đầu người/tháng được căn cứ như nhau. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn hộ nghèo, gia đình phải thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Trong khi ở hộ cận nghèo, các chỉ số được xác định là dưới 03.

Tiêu chí hộ nghèo ở thành thị và nông thôn có nội dung khác nhau. Theo đó thì:

1.1. Đối với hộ nghèo:

Tiêu chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP như sau:

– Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 1.500.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 2.000.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Các chỉ số đo lường được xác định trong bảng bên dưới. Thu nhập bình quân đầu người/tháng đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với mức giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ hiện nay.

1.2. Đối với hộ cận nghèo:

Giai đoạn 2022 – 2025, tiêu chuẩn để xác định hộ cận nghèo sẽ được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, cụ thể:

– Khu vực nông thôn: Hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 1.500.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: Hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 2.000.000 đồng trở xuống, đồng thời cũng thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Tiêu chí về mức thu nhập bình quân cũng đã tăng để phù hợp hơn với đời sống xã hội. Có tất cả 12 chỉ số được phản ánh trong hoạt động đánh giá, quản lý nhà nước.

Sang năm 2022, tiêu chuẩn về hộ nghèo sẽ được áp dụng theo các tiêu chí mới tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP. Thể hiện sự phù hợp, áp dụng linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển đất nước. Giúp hộ nghèo vươn nên, có được nghề nghiệp và cải thiện mức thu nhập.