Huyệt Nhân Trung là huyệt cấp cứu quan trọng của cơ thể. Nó có khả năng thanh nhiệt, khai khiếu, tăng huyết áp, điều hòa nghịch khí. Để hiểu rõ hơn về vị trí, cũng như cách bấm huyệt Nhân Trung, bạn hãy dành ít phút đón đọc bài viết dưới đây.
Huyệt Nhân Trung là gì? Vị trí nằm ở đâu?
Huyệt Nhân Trung là huyệt đạo nằm ở vùng đầu cổ. Và huyệt Nhân Trung cũng là một huyệt đạo giữ vai trò quan trọng trên cơ thể con người.
Trong Đông y, huyệt Nhân Trung còn có các tên gọi khác như: Thủy Câu, Qủy Khách Sảnh, Qủy Thị.
Huyệt Nhân Trung là huyệt thứ 26 của mạch Đốc. Đây là nơi nhận khí của Vị và kinh Đại Trường. Nó cũng là nơi giao chéo của 2 đường kinh Đại Trường.
Nhắc đến huyệt Nhân Trung bạn cần phải biết đây là một trong 13 huyệt đạo nguy hiểm trên cơ thể. Chính vì vậy mà huyệt Nhân Trung còn có tên gọi khác là Quỷ Cung.
Huyệt Thủy Câu (Nhân Trung) nằm ở giữa huyệt Tố Liêu và Đài Đoan. Cụ thể nó nằm ở vị trí giữa rãnh mũi và môi. Đây là một huyệt vị quan trọng trong cấp cứu, chữa bệnh.
Cách các tác động huyệt Thủy Câu
Huyệt Thủy Câu nằm ở vị trí dễ xác định, nên cũng dễ tác động. Bạn có thể thực hiện một số cách tác động sau để áp dụng vào chữa bệnh:
- Day ấn huyệt: Đây là cách tác động lên huyệt Thủy Câu đơn giản và dễ làm nhất. Người bệnh chỉ cần xác định đúng vị trí huyệt đạo và thực hiện day ấn.
- Châm cứu: Cách này cần được thực hiện bởi thầy thuốc, những người có chuyên môn. Người bệnh không nên tự mình thực hiện khi không hiểu rõ về huyệt đạo cũng như cách thi châm. Châm sai huyệt đạo có thể dẫn tới tử vong.
- Bôi dầu gió: Bạn cũng có thể bôi một chút dầu gió ở huyệt Thủy Câu và thực hiện day ấn nhẹ để thông thoáng đường thở.
Bấm huyệt Nhân Trung có tác dụng gì?
Huyệt Thủy Câu (Nhân Trung) là một trong những huyệt đạo nguy hiểm. Tuy nhiên nếu hiểu rõ và biết cách bấm huyệt Thủy Câu sẽ giúp bạn điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Cụ thể như:
Bấm huyệt Thủy Câu chữa ngất
Ngất là tình trạng thường gặp, theo đó người bệnh đột ngột mất đi ý thức. Các triệu chứng là:
- Người bệnh vã mồ hôi hột
- Chân tay hoặc toàn thân lạnh ngắt
- Ù tai, hoa mắt chóng mặt
- Da tái nhợt…
Sau các triệu chứng trên người bệnh ngã ra, bất tỉnh và mất đi ý thức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là say nắng, mất máu, sốc, chấn thương, hoặc thiếu oxy, có bệnh về tim mạch,…
Tình trạng này khiến cho hô hấp của người bệnh trở nên yếu ớt, huyết áp hạ và đồng tử bị giãn ra. Trong khi đợi bác sĩ đến cấp cứu, bạn có thể sơ cứu bệnh nhân bằng cách bấm huyệt Thủy Câu.
Cách thực hiện như sau:
- Chọn một nơi thoáng đãng, không bị gió lùa và cho người bệnh nằm ngửa, đồng thời nới lỏng quần áo.
- Bạn dùng ngón cái ấn mạnh vào huyệt Thủy Câu.
- Đồng thời ấn kết hợp với các huyệt đạo khác như: Bấm huyệt Ấn Đường trong 1 phút. Bấm huyệt Thái Dương, và Bách Hội mỗi hiệp 1 phút nữa.
Lưu ý: Bạn có thể bôi dầu gió trực tiếp lên huyệt Thủy Câu và thực hiện bấm huyệt. Ngoài ra bạn có thể cho người bệnh ngửi mùi dầu gió hoặc amoniac. Nếu bạn không hiểu về huyệt đạo không nên tự ý bấm huyệt Thủy Câu. Vì đây là một trong số huyệt đạo nguy hiểm, bấm sai có thể dẫn đến tử vong.
Day ấn huyệt Thủy Câu trị méo miệng
Méo miệng là một biến chứng của bệnh liệt cơ mặt. Hoặc nó cũng có thể là biến chứng của một căn bệnh nào đó. Méo miệng là tình trạng các mạch máu bị đè nén, khiến cho dây thần kinh số 7 bị sưng tấy. Từ đó tạo ra các cơn co giật và méo miệng.
Bạn có thể thực hiện bấm huyệt Thủy Câu để cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó bạn dùng ngón cái day ấn trực tiếp vào huyệt Thủy Câu để chữa các chứng méo miệng, co giật môi trên hoặc môi trên tê ngứa như kiến bò. Trường hợp bạn không nắm rõ huyệt đạo, có thể đến các phòng khám y học cổ truyền thăm khám và chữa trị.
Trị động kinh
Khi não bộ gặp sự cố sẽ xảy ra tình trạng các tế bào thần kinh bị kích thích. Từ đó gây nên các triệu chứng phóng điện và mất kiểm soát. Đây chính là nguyên nhân của các cơn co giật, sùi bọt mép.
Để khống chế người bị động kinh, bạn nhanh chóng dùng ngón cái day ấn huyệt Nhân Trung, tình trạng này sẽ thuyên giản. Tiếp đó nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu.
Bấm huyệt Nhân Trung giúp thanh định thần khí
Bấm huyệt Nhân Trung cũng giúp bạn tinh thần tỉnh táo, giảm nhanh các cơn nóng giận, bực tức. Trong Đông y công dụng này được gọi là khu phong tà. Nghĩa là phong tỏa dương khí và mạch khí khi bị khí độc xâm nhập, tấn công cơ thể.
Thanh nhiệt nhờ ấn huyệt Thủy Câu
Theo Đông y, khi cơ thể bị độc nhiệt hoặc hỏa độc tấn công sẽ gây ra các triệu chứng như: Sốt cao, khát khô, người mệt mỏi, mê sảng, lưỡi bị nhiễm khuẩn. Để cải thiện các triệu chứng này bạn có thể dùng ngón cái bấm huyệt Thủy Câu.
Giúp tiêu nội nhiệt
Thường xuyên ăn uống đồ cay nóng, hoặc chế độ ăn uống không điều độ có thể khiến cơ thể bị nhiệt khí, tích tụ khí nóng. Từ đó hình thành nên các nốt mụn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.
Để nhanh chóng loại bỏ mụn, bạn hãy bấm huyệt Nhân Trung. Việc này giúp giải phóng nhiệt lượng, đồng thời làm mát cơ thể, giảm mụn nhanh chóng.
Ngoài ra bấm huyệt Nhân Trung cũng giúp bạn điều hòa âm dương, rất có lợi cho lưng và cột sống.
Cách châm cứu, bấm huyệt Nhân Trung trị bệnh
Như đã nói ở trên, huyệt Nhân Trung (Thủy Câu) chủ trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiểu rõ về cách bấm huyệt Nhân Trung sẽ giúp bạn nhanh chóng ứng phó trong tình huống nguy hiểm suy khỏe. Cách bấm huyệt như sau:
- Bạn xác định chính xác vị trí huyệt Thủy Câu
- Dùng ngón tay ấn bấm mạnh vào huyệt Thủy Câu
- Lưu ý: Cách làm khá đơn giản, nhưng nếu bạn không hiểu rõ về huyệt đạo nên đến các cơ sở y học cổ truyền để thực hiện bấm huyệt Nhân Trung.
Ngoài bấm huyệt, châm cứu cũng là một phương pháp điều trị phổ biến trong Đông y. Và châm cứu huyệt Nhân Trung cũng vậy. Nó cũng giúp điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phương pháp này nên được thực hiện bởi thầy thuốc, những người có chuyên môn.
Cách châm cứu như sau:
- Thầy thuốc xác định vị trí huyệt Nhân Trung.
- Tiếp đó, thầy thuốc dùng kim châm sâu vào huyệt Nhân Trung khoảng 0,3 tấc.
- Với trường hợp cần tả, sau đó rút kim ra khỏi huyệt đạo, thầy thuốc sẽ nặn ra một giọt máu.
Kết hợp châm kim ở huyệt Nhân Trung cùng các huyệt đạo khác sẽ có công dụng điều trị khác nhau. Cụ thể như:
- Nhân Trung + Nội Quan + Túc Tam Lý + Dũng Tuyền chữa ngộ độc.
- Nhân Trung + Thập Tuyền chữa trụy mạch, ngất xỉu và sốc.
- Nhân Trung + Ủy Trung + Thập Tuyền + Dũng Tuyền chữa các trường hợp bị say nắng.
- Nhân Trung + Ủy Trung giúp cải thiện tình trạng đau buốt thắt lưng, lưng đau cứng khó cử động.
Lưu ý: Châm kim có thể gây đau nhiều chỗ, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi thi châm.
Lưu ý khi bấm huyệt Thủy Câu
Trong Đông y, châm cứu hay bấm huyệt Thủy Câu là phương pháp điều trị lâu đời. Nó có thể điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên không nên lạm dụng. Nếu đang mắc phải một số bệnh lý trên, bạn nên đến các cơ sở y học cổ truyền để được thăm khám và tư vấn cách điều trị đúng đắn.
Với những trường hợp áp dụng châm cứu, bấm huyệt Thủy Câu cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc, không tự ý bỏ dở liệu trình. Điều này có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
- Phương pháp bấm huyệt, hoặc châm cứu chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp bệnh nặng nên đến cơ sở y tế điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Đồng thời người bệnh cũng không nên coi đây là phương pháp điều trị chính, ỷ lại và coi thường bệnh.
- Những người có bệnh nhiễm trùng, hoặc nhiễm virus, vết thương hở, viêm da,… không nên áp dụng phương pháp châm cứu, hay bấm huyệt Thủy Câu.
- Trong quá trình chữa bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể như ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước… Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo xấu, không uống bia, rượu,…
- Kết hợp rèn luyện thân thể, tăng cường đề kháng.
Huyệt Nhân Trung có xuất xứ Tư Sinh Kinh, là một huyệt đạo quan trọng có thể điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nó cũng là một huyệt đạo nguy hiểm. Bấm hoặc châm cứu sai huyệt, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến các cơ sở y học cổ truyền để thực hiện bấm huyệt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích về huyệt Nhân Trung hay còn gọi là Thủy Câu, Quỷ Cung.