Do tính chất nghề nghiệp nên tôi thường xuyên mua hàng trực tuyến thông qua Facebook. Tuy nhiên tình trạng hàng trên mạng một kiểu, giao cho người mua lại một kiểu khác hay người mua chuyển tiền nhưng người bán không chuyển hàng thường xuyên xảy ra nếu người dùng không cảnh giác. Tuy nhiên hầu hết nạn nhân đều không được bồi thường trong khi đó gian thương vẫn tiếp tục nhởn nhơ đi lừa đảo người khác. Thiết nghĩ các cơ quan quản lý trong nước cần có những chế tài mạnh hơn nữa nhằm hạn chế nạn gian thương đang hoành hành trên Facebook ở thời điểm hiện tại.Thúy Quỳnh (nhân viên văn phòng tại Hà Nội)Rõ ràng những thông tin trên đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng Việt Nam, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 38 của Bộ TT&TT nhưng khi cơ quan quản lý nhiều lần yêu cầu Facebook xử lý thì mạng xã hội này đã liên tiếp trì hoãn, thậm chí trong nhiều trường hợp còn không gỡ bỏ khi viện lý do nội dung không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của minh, ông Lê Quang Tự Do nói thêm. Cũng có yếu tố vi phạm nghiêm trọng không kém đó là hoạt động “Quảng cáo chính trị”, một thuật ngữ mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây trên thế giới nhằm mô tả các hoạt động lợi dụng quảng cáo qua mạng xã hội nhằm phục vụ yếu tố chính trị cũng đang được Facebook làm ngơ khi diễn ra ở Việt Nam. Mặc dù là mối nguy hiểm rất lớn, mang lại nhiều tác động tiêu cực tới xã hội nhưng thông qua Facebook, kẻ xấu có thể thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng chỉ với kinh phí khiêm tốn.Ông Lê Quang Tự Do phân tích, hoạt động trên thường thấy nhất là ở trước mỗi kỳ đại hội Đảng hay Hội nghị T.Ư… trên Facebook xuất hiện với tần suất dày đặc các thông tin với nội dung sai sự thật về lãnh đạo Nhà nước, xuyên tạc chế độ, định hướng dư luận theo chiều hướng tiêu cực… Đáng lưu ý, những thông tin trên được tổ chức rất bài bản khi chỉ hiển thị tới từng nhóm đối tượng riêng, có quan tâm tới sự kiện. Ví dụ, thông tin sai sự thật về lãnh đạo ngành Công thương sẽ chỉ xuất hiện trên Facebook của những người đang công tác trong ngành hoặc các cá nhân, tổ chức có liên quan tới ngành này. Tuy nhiên, khi được cơ quan chức năng liên hệ nhằm loại bỏ những quảng cáo dạng này, nếu không trì hoãn thì Facebook cũng mất rất nhiều thời gian để xóa chúng nhưng sau đó các loại “quảng cáo chính trị” tương tự vẫn thường xuyên xuất hiện trở lại trên mạng xã hội. Thậm chí, khi được cơ quan an ninh Việt Nam yêu cầu cung cấp thông tin về những tài khoản vi phạm pháp luật Việt Nam, Facebook cũng từ chối hợp tác, ông Lê Quang Tự Do cho biết thêm.Ngoài ra, hoạt động quảng cáo trên Facebook còn tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái xuất hiện câu kéo người mua một cách trắng trợn. Dạo một vòng trên mạng xã hội này, không khó để người dùng có thể tìm ra được một địa chỉ cung cấp tiền giả hoặc thậm chí là các loại súng ống, vật liệu nổ cho đến tiếp thị mại dâm hay hoạt động cờ bạc. Theo thời gian những loại quảng cáo vi phạm nghiêm trọng pháp luật này không những không giảm mà còn tăng đột biến cả về số lượng lẫn quy mô các mặt hàng phạm pháp.Trốn thuế nhiều nămLý giải về việc Facebook dung túng cho những hoạt động quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam, phía Cục PTTH&TTĐT cho rằng do lợi ích kinh tế. Quảng cáo nói chung và những quảng cáo sai sự thật hay “quảng cáo chính trị” đang là nguồn thu chính của Facebook. Trong khi đó, theo các số liệu thống kê, trong năm 2018, nếu doanh thu của thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 550 triệu USD thì riêng Facebook đã thu về đến 235 triệu USD. Nhưng từ khi xuất hiện ở Việt Nam, mạng xã hội này chưa từng một lần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình. Nguyên do được Facebook đưa ra nhằm “chống chế” cho hành động vi phạm pháp luật này là tại họ chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam.