Hiện nay, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đang là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển sản xuất Nông nghiệp sạch giúp đảm bảo chất lượng nông sản một cách tốt nhất đồng thời đem lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, từ đó mở ra hướng đi phát triển bền vững, là xu thế tất yếu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
> Tin liên quan:
- CCV GROUP thành công nhờ tận dụng rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp sạch
- CCV Group ứng dụng công nghệ tiên tiến – Hệ thống tưới phun mưa trong sản xuất nông sản
- Báo điện tử Dân Việt nói về nông trường Rau má của CCV Group tại Long An
Với cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, đứng trước nguy cơ khủng hoảng về an toàn thực phẩm người dân có nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng nhiều. Chính vì lý do đó, các dự án sản xuất theo mô hình nông nghiệp sạch tại Việt Nam đang ngày càng được đón nhận, được nhiều doanh nghiệp phát triển và nhân rộng. Hiện nay, sản xuất theo mô hình nông nghiệp sạch không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Vậy để biết được dự án nông nghiệp sạch là gì và mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp sạch tại CCV đang đẩy mạnh triển khai như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Nông nghiệp sạch là gì?
Nông nghiệp sạch là hệ thống quản lý và sản xuất nông nghiệp tránh hoặc giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hỗn hợp. Từ đó, làm giảm gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Dự án nông nghiệp sạch là các sản phẩm nông nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Dự án thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông – lâm – thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
- Dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định.
- Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP.
- Dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP,…).
Nhiều chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước cho biết: Xu hướng chuyển đổi mô hình nông nghiệp hóa chất sang nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng nông sản sạch của người tiêu dùng. Hiện nay, có rất nhiều mô hình nông nghiệp sạch đang dần phát triển và nhân rộng tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến mô hình sản xuất nông nghiệp sạch hiện đang phát triển rất tích cực tại CCV GROUP.
Mô hình nông nghiệp sạch tại CCV GROUP
Nhận thấy Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế về nông nghiệp. Từ địa hình đến khí hậu, có thể tạo nên nền nông nghiệp đa dạng và phong phú các loại hình nông sản nhưng hiện nay, các tiềm năng về nông nghiệp ở nước ta vẫn chưa được tận dụng triệt để. Cùng với đó, nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch, an toàn của người dân vẫn là “bài toán” ở nước ta. Nắm bắt được nhu cầu thị trường hiện tại, CCV GROUP đã nhanh chóng bắt tay triển khai mô hình đầu tư phát triển nông nghiệp sạch trên mảnh đất Long An màu mỡ với sản phẩm chủ đạo là cây rau má – một loại nông sản rất thân thuộc, gần gũi trong đời sống hàng ngày.
Long An là vùng thổ nhưỡng phù hợp để phát triển rau má chất lượng cao. Dựa vào điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An, CCV GROUP nhận thấy đây là khu vực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển vùng trồng rau má quy mô lớn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện Bến Lức và huyện Đức Huệ mà CCV GROUP lựa chọn đầu tư phát triển nông nghiệp sạch có lượng mưa khá lớn so với các địa phương khác. Trong đó, huyện Đức Huệ được tiếp nhận nguồn nước bổ sung từ hồ Dầu Tiếng, là những nguồn cung cấp nước ngọt để phục vụ tốt nhất khi trồng rau má quy mô lớn.
Vùng đất trồng rau má của CCV GROUP tại Long An.
Quá trình phát triển nhân rộng mô hình canh tác tại CCV GROUP
Kể từ tháng 8/2020, CCV GROUP đã thành công bước đầu với mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô tổng diện tích canh tác ban đầu là 3ha, sau đó tăng lên theo từng giai đoạn. Tính đến thời điểm hiện tại, CCV GROUP đã sở hữu 35ha diện tích đất nông nghiệp ở hai huyện Bến Lức và Đức Huệ tại tỉnh Long An. Trong đó có 30ha diện tích đất đang gieo trồng và 5ha diện tích đất đang bắt đầu cải tạo để chuẩn bị sản xuất cho vụ mới. Mục tiêu đến cuối năm 2021, CCV GROUP sẽ tiến tới đạt được 100ha diện tích đất canh tác, hướng tới sản xuất các sản phẩm nông sản hữu cơ phong phú và đa dạng.
Quá trình phát triển nhân rộng mô hình canh tác tại CCV GROUP.
Khi bắt tay vào sản xuất nông sản, CCV GROUP luôn chú trọng từ những khâu nhỏ nhất, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình. Cùng với đó, CCV GROUP áp dụng mô hình canh tác theo phương pháp canh tác tự nhiên kết hợp với các hệ thống công nghệ cao như sử dụng hệ thống tưới phun mưa,.. giúp tiết kiệm nước và cân bằng điều kiện canh tác. Mô hình này là mô hình hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, nguồn phân bón chủ yếu được sử dụng là phân bón hữu cơ được ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các ưu thế từ tự nhiên, đất đai,nguồn nước,..tạo ra được sản phẩm đảm bảo tiêu chí sạch – an toàn – chất lượng và giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Hạn chế sử dụng hóa chất, thay vào đó sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng
Các sản phẩm do CCV GROUP sản xuất, phân phối hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất gây hại, phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc. Thay vào đó là sử dụng các phương pháp hiệu quả hơn như sử dụng phân bón hữu cơ được khử trùng qua nhiệt độ cao hay sử dụng xơ dừa, trùn quế,… nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, giúp chất lượng nông sản không bị ảnh hưởng, làm gia tăng độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn, giúp bảo vệ môi trường và trên hết là đem lại những sản phẩm có chất lượng, an toàn khi đến tay người sử dụng.
Xơ dừa được dùng làm nguyên liệu bón cho đất.
CCV GROUP luôn kiểm tra sát sao trong quy trình sản xuất
Từ khâu lựa chọn hạt giống đến việc kiểm tra, phân tích đất đều được các cán bộ kỹ thuật tại CCV GROUP kiểm tra kỹ lưỡng và ghi chép nhật ký số liệu thường xuyên để theo dõi tốc độ phát triển cây trồng, đảm bảo quá trình sản xuất chuyên nghiệp và bài bản, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp trong sản xuất. Từ đó giúp nắm bắt tình hình phát triển của cây rau, đánh giá được những nguy cơ tiềm ẩn trong đất nhằm ngăn chặn kịp thời các loại sâu bệnh gây hại, đảm bảo cho ra sản phẩm rau đạt chuẩn theo tiêu chuẩn VietGAP.
CCV GROUP tiến hành kiểm tra, phân tích, ghi chép nhật ký cây trồng.
Quá trình thu hoạch, đóng gói và vận chuyển
Hướng tới sự bền vững, CCV GROUP luôn đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm từ khâu thu hoạch đến khâu đóng gói vận chuyển. Đặc thù sản phẩm nông sản là dễ bị dập nát, hư hỏng, vì vậy bảo quản sau thu hoạch giữ vai trò vô cùng quan trọng. Với kỹ thuật sơ chế, đóng gói, lưu ý trong khâu vận chuyển nên sản phẩm rau của CCV GROUP luôn đảm bảo chất lượng, thời gian bảo quản lâu hơn mà vẫn đem lại sự tươi mới khi tiêu thụ ra ngoài thị trường, an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
Thu hoạch, đóng gói sản phẩm rau má tại CCV GROUP.
Nhìn chung, xu hướng phát triển nông nghiệp sạch đang dần nở rộ và phát triển một cách nhanh chóng tại Việt Nam. Bằng chứng là ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh nông sản sạch với đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên, ở CCV GROUP luôn có những định hướng phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất nông sản sạch để luôn tạo được các giá trị bền vững, đem lại chất lượng cao và đạt hiệu quả tốt nhất. Tin tưởng rằng, những nỗ lực và sự nghiêm túc, tâm huyết trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch sẽ khiến thương hiệu các sản phẩm của CCV GROUP đem đến các giá trị cho cộng đồng, hướng tới khẳng định thương hiệu với quốc tế./.