Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là? – Luật Hoàng Phi

Nước anh được mệnh danh là gì

Câu hỏi:

Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

Đáp án đúng A.

Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là Chủ nghĩa đế quốc thực dân, nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn trải dài từ Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

– Chủ nghĩa đế quốc là việc giai cấp thống trị thực hiện chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng phương thức vũ lực hoặc các phương thức khác tương tự khác.

– Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác.

– Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới.

– Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

– Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh.

– Về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

– Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

– Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”, trải dài từ Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.