Nước thải đô thị là loại nước thải có thành phần phức tạp nhất trong những loại nước thải đã được phân loại. Chúng mang theo độ nguy hiểm rất cao và cần nhanh chóng được tiến hành xử lý hợp lý, có hiệu quả.
I. Nước thải đô thị là gì?
Nước thải đô thì là thuật ngữ để chỉ tất cả những nguồn nước thải được phát sinh trong đô thị. Đây được coi là chất độc hại cần được xử lý để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Nước thải đô thị là gì?
II. Nước thải đô thị có bao nhiêu loại?
Nước thải đô thị bao gồm 4 thành phần chính: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải tự nhiên và nước thải thấm qua.
- Nước thải sinh hoạt (chiếm khoảng 50 – 60%): là loại nước thải được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, khu thương mại, trường học,… Cụ thể từ hoạt động tắm rửa, vệ sinh, ăn uống,… Nguồn nước này thường có chứa rất nhiều những tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là chất hữu cơ còn 48% là chất vô cơ cùng các vi khuẩn gây bệnh.
- Nước thải sản xuất (khoảng 30 -36%): hay người ta còn gọi là nước thải công nghiệp, phát sinh từ các nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất. Nó có thành phần chính là các chất hữu cơ, vô cơ, chất dầu mỡ, hợp chất lơ lửng và kim loại nặng,…
- Nước thải thấm qua (khoảng 10 -14%): có nguồn gốc từ nước mưa thấm vào trong hệ thống cống rãnh bằng nhiều cách khác nhau như thông qua các khớp nối hay các ống hoặc thành của hố gas,….
- Nước thải tự nhiên: Là nguồn nước thải từ các ao hồ, sông suối, kênh rạch trong đô thị bị ô nhiễm do tác động của con người, và các hoạt động xả thải không theo quy định. Nguồn nước thải này đóng góp một phần nhỏ khoảng < 10% sản lượng của nước thải đô thị.
III. Đặc điểm nước thải đô thị
- Đặc điểm tính chất của nước thải đô thị phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu cũng như các đặc trưng riêng của thành phố như số lượng nhà máy hoạt động, số lượng dân cư sinh sống,…
- Tính chất cùng lưu lượng thường sẽ có sự thay đổi theo mùa cùng như có sự khác biệt giữa các ngày đi làm và các ngày nghỉ.
- Do lượng cát có trong loại nước thải này nhiều nên thông thường sẽ cần thêm bể lắng cát riêng
- Với khối lượng xử lý lớn nên lượng bùn thải ra nhiều, đòi hỏi có một hệ thống về xử lý bùn riêng
- Là nguồn thải hỗn hợp của các nguồn thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp… nên thành phần ô nhiễm của loại nước này khá phức tạp, gây khó khăn trong xử lý.
Đặc điểm của nước thải đô thị phù thuộc nhiều vào đặc trưng riêng của thành phố,…
IV. Thành phần của nước thải đô thị như thế nào?
1. Hàm lượng BOD sau xử lý sơ bộ
- Với hệ thống thoát nước riêng: 50 – 70g
- Đối với hệ thống thoát nước chung: 60 – 80g
- Khoảng 1/3 chất ô nhiễm này dưới dạng hòa tan, 2/3 còn lại tồn tại ở dạng hạt. Chất ô nhiễm dạng hạt có thể lắng gạn hoặc không nhưng tỷ lệ phần trăm chất ô nhiễm lắng gạn được tại hệ thống thoát nước chung cao hơn so với hệ thống riêng.
2. Tỷ lệ COD:BOD
Tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 2 – 2.5. Vì vậy, việc có biện pháp lắng đọng sơ bộ nhằm loại bỏ chất ô nhiễm có khả năng lắng gạn được trong nước thải là điều rất cần thiết. Điều này giúp giảm tỷ lệ BOD:COD xuống dưới 2, tăng hiệu quả trong xử lý nước thải đô thị bằng phương pháp sinh học.
3. Nồng độ các nguyên tố vi lượng
Khi phân tích loại nước thải này cần chú ý đến các nguyên tố độc hại là những kim loại nặng như kẽm, chì, đồng, cadimi, thủy ngân, niken,… Hàm lượng của chúng thường ít hơn 9mg/l. Tuy nhiên, hàm lượng của các nguyên tố vi lượng trong ống dẫn thường có tỷ lệ cao hơn so với môi trường tự nhiên.
4. Các chất hoạt động bề mặt
Các chất này có thể là bột giặt, xà phòng, chất tẩy rửa,… gây khó khăn không nhỏ cho trạm xử lý nước thải có rêu.
5. Nồng độ Nitơ, Photpho
Trong nước thải đô thị thì nồng độ tổng nitơ sẽ nằm trong khoảng 15 – 20% nồng độ BOD5. Mỗi người một ngày trung bình thải ra từ 10-15g nito. Riêng với phốt pho rơi vào khoảng từ 4g/người/ngày.
V. Nước thải đô thị có ảnh hưởng gì đối với môi trường nước?
Nước thải không qua xử lý sẽ gây ra rất nhiều tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người và môi trường. Phải kể tới những ảnh hưởng chính sau đây:
1. Gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước ngầm
Một điều chắc chắn không thể phủ nhận rằng nước thải từ nhiều nguồn khác nhau trong đô thị nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt chung. Có thể ngấm và tràn vào các bể chứa nước sinh hoạt làm tăng nguy cơ nước sạch bị làm bẩn. Ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe và tinh thần của con người. Tiềm tàng nhiều nguy cơ về các mặt khác nhau của cuộc sống
2. Làm gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh lạ
Tuy chưa thể khẳng định nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Chúng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh lạ hiện nay. Ngày càng có nhiều người thường xuyên phải vào viện điều trị các căn bệnh về da, về đường tiêu hóa…. Mặc dù có thể ăn uống hợp vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đúng cách. Nhưng ít ai biết được những tác động về lâu về dài của nguồn nước thải ô nhiễm từ đô thị.
Nước thải đô thị gây mất mỹ quan cho đô thị
3. Nước thải đô thị làm mất mỹ quan
Nhìn những con sông trong thành phố phủ màu đen kịt, những đoạn đường nước thải chảy lênh láng hôi thối không được xử lý. Tất cả tạo ra một cảnh tượng vô cùng xấu xí, làm mất mỹ quan đô thị gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ chung.
VI. Giải pháp xử lý nước thải đô thị hiệu quả
Cần có những giải pháp hợp lý để xử lý nước thải đô thị hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như để bảo vệ môi trường. Điều đó cần bắt đầu từ việc nâng cao ý thức của người dân trong việc vứt rác, làm sạch khu vực sinh sống… Đồng thời cần có những quy định chặt chẽ đối với xử lý nước thải công nghiệp, sản xuất.
Trong việc xử lý nước thải đô thị cần có quy trình kiểm soát rõ ràng, chặt chẽ, luôn cải tiến kỹ thuật, áp dụng các công nghệ tiên tiến để đạt hiệu suất cao mà ít ảnh hưởng đến môi trường.
XEM THÊM: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
Giải pháp xử lý nước thải đô thị hiệu quả nhất hiện nay
Theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam hiện nay thì phương hướng thoát nước và xử lý tập trung đang được ưu tiên. Vốn đầu tư cho hệ thống xử lý nước triệt để tương đối lớn và đang là thách thức với nền kinh tế của chúng ta. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng biện pháp xử lý nước thải từng phần để tiết kiệm chi phí khi chưa đủ khả năng để xây dựng hệ thống xử lý tổng thể quy mô lớn.
Bài viết trên đã đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về nước thải đô thị, các thành phần, ảnh hưởng của nước thải đô thị với tự nhiên cũng như con người. Chính vì vậy nước thải đô thị cần có những quy trình xử lý tối ưu để tránh gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.