Giải nghĩa “Ny là gì?” và tâm sự về xu hướng viết tắt của tuổi teen

Ny là gì

Việc làm Sinh viên làm thêm

1. Ny là gì vậy?

Đa số các từ viết tắt hiện nay đều được hình thành dưới hình thức là chuỗi liên tiếp các ký tự đầu tiên trong cụm từ tiếng Anh hay tiếng Việt và không được ngăn cách bởi dấu phẩy, chấm phẩy,… hay dấu cách, cứ thế viết liên tiếp cho tới hết từ trong cụm từ đó. Một số từ phổ biến như: SĐT (số điện thoại), ntn (như thế nào), KQL (không liên quan),… Có cả những cụm từ viết tắt theo lối nửa tây nửa ta, chẳng hạn: OMC ( Oh my chuối – nghĩa gốc Oh my God cũng nhằm để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên hay hoảng hốt nhưng lại được các đối tượng khác nhau áp dụng).

Bên cạnh đó, một số từ viết tắt mang nhiều nghĩa, dùng trong nhiều trường hợp khác nhau nhưng lại có từ viết tắt trùng nhau. Lấy ví dụ điển hình như từ “NY”. Bạn đã bao giờ gặp từ Ny và thắc mắc nghĩa của nó chưa? Hãy cùng giải nghĩa “NY là gì?” trong một số trường hợp thường dùng nhé!

Ny như đã nói là từ viết tắt của nhiều cụm từ, một sáng tạo thú vị trong giới trẻ hiện nay “Ny” chính là “người yêu” được sử dụng trong cách giao tiếp qua hình thức nhắn tin hoặc cũng có thể qua lời nói nếu người nói hay người viết không muốn người thứ 3 hiểu được ý nghĩa của từ này. Người thứ 3 ở đây chắc chắn phải là người không biết đến lối viết tắt này như các bậc phụ huynh,… Liên quan đến từ này một từ viết tắt nữa cũng được phát triển lên như từ “NYC” được hiểu theo nghĩa “Người yêu cũ” thể hiện lối nói tế nhị, tránh đụng vào nỗi buồn của đối phương hoặc cũng trường hợp bạn bè dùng nó để “cà khịa nhau”.

Hoặc để thêm vị cho mối tình của mình, khi nhắn tin cho nửa kia, thay vì dùng câu quen thuộc “người yêu ơi!” bạn có thể dùng “ny ơi!” nghe có vẻ ngọt ngào đấy chứ nhỉ. Lối sống, phong cách viết nếu thay đổi mang lại niềm vui cho mọi người, ngại gì mà không thích nghi theo. Với nghĩa tiếng Việt Ny thường chỉ được sử dụng phổ biến với nghĩa đó, còn với các thứ tiếng khác NY có ý nghĩa nào nữa không?

Bạn biết thành phố đông dân nhất nước Mỹ chứ! Không đâu khác chính là New York – nơi được lựa chọn để đặt nhiều công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng của Hoa Kỳ là Tượng nữ thần tự do, là Quảng trường thời đại, là nơi xây dựng trụ sở Liên Hợp Quốc,… New York gánh trên vai vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí trên phạm vi toàn cầu. Được tổ chức Liên Hợp Quốc lựa chọn đặt tổng hành dinh nên nó là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Cái tên với đặc điểm được hình thành từ hai chữ cái đầu tiên là “N” và “Y” New York cũng thường xuyên được viết tắt là “NY”. Ký hiệu này chúng ta dễ dàng có thể thấy trên những chiếc áo phông với cụm từ “I Love NY”. NY ở đây chính là New York chứ không phải “người yêu” đâu nhé!

Thật trùng hợp thay thành phố New York cũng được viết tắt là NYC (New York City) từ đó nảy sinh ra một suy nghĩ rằng “có khi nào phiên bản NY và NYC trong tiếng việt được bắt nguồn từ đây không?” Khả năng cao là vậy đó!

2. Xu hướng viết tắt của teen

2.1. Thực trạng viết tắt trong độ tuổi teen hiện nay

Từ bé, con người ta đã được dạy về chữ nghĩa, tập viết văn, được giảng dạy về cách nói chuyện, cách giao tiếp hàng ngày. Nhưng không có gì đảm bảo rằng nó có được tiếp thu hay không, có được tồn tại bền vững với mỗi người suốt đời hay không. Mọi thứ đều dễ dàng bị tác động bởi yếu tố bên ngoài nếu bạn không có một tinh thần vững chắc. Phong cách viết, ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ ngày nay bị ảnh hưởng từ phong cách sống mà phong cách sống lại được hình thành dựa trên sở thích cá nhân và xu hướng của xã hội. So với thế hệ trước đây hoặc chỉ cần so với 5 – 6 năm về trước ai cũng có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Bước sang thế kỷ XX kết thúc những năm tháng chiến đấu đầy đau thương, Việt Nam ta chính thức bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thời đại phát triển kinh tế xã hội, công nghệ hiện đại với chính sách hội nhập tiếp thu đón nhận mặt tích cực của nền văn minh từ các quốc gia trên toàn thế giới. Chính điều này đã mang đến cho nhân dân nước Việt một cuộc sống sung túc hơn, đời sống cao hơn, tiếp cận được với nhiều công nghệ hiện đại hơn, cùng với đó là việc đón nhận lối sống mới, phong cách giao tiếp mới. Xuất hiện trong đó là lối viết tắt của lứa tuổi teen hiện nay. Vấn đề lại càng trở nên nóng hơn khi gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luôn sôi nổi. Là mối quan tâm của các bậc phụ huynh muốn hiểu con cái.

Việc sử dụng từ viết tắt hiện nay của giới trẻ hiện nay không còn lạ lẫm thậm chí nó còn được đặt tên với ngôn ngữ mới đó là “ngôn ngữ teen” hay nói cách khác là “ngôn ngữ @”. Nó được sáng tạo từ ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ nước ngoài hoặc có thể phối hợp cả ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ nước ngoài, kết hợp thành một cụm từ mang nghĩa bóng. Thực trạng viết tắt hiện nay khá phổ biến, có hẳn một định nghĩa để trả lời cho câu hỏi “từ viết tắt là gì?”

Là một loại hình ngôn ngữ được thay đổi từ các từ ngữ chính thống có mặt trong từ điển ngôn ngữ của một quốc gia nhất định, bao gồm sự kết hợp của các chữ cái đầu và được dùng phổ biến trên mạng Internet đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook, Zalo,… hệ thống các trang mạng thu hút hàng triệu lượt đăng ký của giới trẻ. Sự phát triển của lối viết này đi liền với sự hình thành và phát triển của môi trường mà nó tồn tại. Công nghệ hiện đại tạo điều kiện phát triển của lĩnh vực viễn thông cùng với nhịp sống công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đưa từ ngữ @ trở nên phổ biến. Đặc biệt phải kể đến sự ra đời của mạng lưới Internet, điện thoại di động, cụ thể hơn là hệ thống tin nhắn SMS, công cụ chat Messenger, Zalo, Twitter,… kết nối nhiều hơn các cuộc trò chuyện. Từ đó mà ngày càng có nhiều hình thức viết tắt, lối cuốn sự tham gia của nhiều bạn trẻ, họ cho rằng đây là là một hình thức giao tiếp mới mẻ và thú vị, tiết kiệm thời gian đánh chữ, “send” tin nhắn và ngày càng có nhiều các từ viết tắt ra đời có thể lập nên cả một hệ thống ngôn ngữ độc lập. Có một cuộc khảo sát cho kết quả có tới 100% các bạn trẻ hiện nay sử dụng từ viết tắt, không trượt một ai.

Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý tuổi trẻ thích học hỏi, đón nhận cái mới không ai lại sử dụng một loại ngôn ngữ đơn điệu khi giao tiếp như vậy thậm chí còn bị chê là lạc hậu, lỗi thời so với thời đại. Sự xuất hiện của hiện tượng ngôn ngữ mới này cũng được đưa ra thảo luận nhận được không ít luồng ý kiến trái chiều và có cả ý kiến đón nhận.

2.2. Tác động tích cực của xu hướng viết tắt

Việc sử dụng từ viết tắt không đúng với phong cách viết và ngôn ngữ trong từ điển Việt Nam không phải là lý do để đánh đồng nó là tiêu cực. Con dao có hai lưỡi, xu hướng viết tắt cũng có hai mặt. Những hệ quả tích cực hình thành từ chính nhu cầu ra đời của cách viết tắt. Mà lợi ích nổi bật nhất là để viết nhanh và tiện lợi, tiết kiệm thời gian gửi và nhận tin. Đây là mặt tích cực dễ nhận thấy nhất từ thực tế. Với những công cụ nhắn tin có giới hạn ký tự rõ ràng viết tắt giúp tiết kiệm được khoảng trống và dung lượng tin nhắn với ít ký tự hơn.

Bên cạnh đó, sẽ có những lúc bạn phải nói chuyện qua tin nhắn với nhiều người một lúc việc viết đầy đủ các ký tự sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian, viết tắt là giải pháp giải quyết khó khăn hiệu quả nhất lúc này dành cho bạn. Giảm thiểu được thời gian, mà ngữ nghĩa trình bày, biểu đạt lại không bị thay đổi khi đối phương đã cùng hiểu nghĩa của từ viết tắt này.

Nhiều khi từ viết tắt còn tự được quy định từ hai phía, trở thành ngôn ngữ riêng mà chỉ một trong hai mới hiểu được. Đây cũng là một cách để nội dung của những đoạn tin nhắn giữ được bí mật với người thứ 3. Lợi ích này thường sẽ không được đón nhận bởi các bậc phụ huynh nhưng với giới trẻ thì ngược lại. Họ có cách nghĩ khác, muốn có cuộc sống riêng, có những bí mật riêng mà nếu bố mẹ có biết cũng không hiểu thậm chí còn dẫn tới hiểu nhầm. Bởi vậy đôi khi sẽ khiến họ nghĩ giữ bí mật vẫn là tốt nhất.

Viết tắt các cụm từ tiếng Anh đôi khi còn giúp các bạn trẻ học có phương pháp học từ mới hiệu quả, dễ nhớ từ hơn đó.

2.3. Hệ lụy của xu hướng viết tắt

Như đã nói, cái gì cũng có hai mặt của nó. Mọi sự vật tồn tại trong thế giới khách quan đều tuân theo những quy luật nhất định. Và quy luật quan trọng tồn tại trong xu hướng này giống như con dao hai lưỡi. Có tích cực chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự xuất hiện những hệ lụy tiêu cực. Không có điều gì tồn tại mà hoàn hảo trên thế giới này.

2.3.1. Tác động tới cuộc sống lứa tuổi teen

Hệ lụy trước tiên ảnh hưởng tới chính lứa tuổi sử dụng nó. Câu hỏi đặt ra trước tình trạng này “Sẽ ra sao nếu như giới trẻ ngày nay sẽ áp dụng từ viết tắt ở nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực trong đời sống hơn?” Mọi quy tắc, lễ nghĩa được quy định liệu có còn tồn tại sau này khi mầm non tương lai của đất nước tiếp nhận đất nước? Một tác động tiêu cực xấu có thể thấy rõ ngay ở hiện tại trong cách giao tiếp với người lớn tuổi. Theo thói quen giao tiếp hàng ngày họ có thể không lỡ lời sử dụng từ viết tắt khi gửi thư hay nhắn tin với bố mẹ, người quen, người lạ lớn tuổi. Khiến họ bị đánh giá xấu đi trong mắt người khác.

Mặt khác việc đua nhau sẽ cuốn giới trẻ vào những hành động vô bổ có thể khiến chúng thú vị và lôi cuốn chúng hơn là việc học. Thay vì dành hàng giờ tìm hiểu kiến thức về thế giới xung quanh, họ có thể dùng nó để sáng tạo từ viết tắt mới chỉ để khẳng định cá tính. Đó là lý do vì sao từ viết tắt ngày càng thông dụng hiện nay. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý và khả năng tiếp thu kiến thức văn hóa của lứa tuổi này.

2.3.2. Tác động tới văn hóa người Việt

Viết tắt không xấu nhưng với văn hóa Việt Nam nó lại mang đến một hệ lụy đáng lo ngại. Hình thức này xuất hiện làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt – một chủ đề được đưa ra bình luận khá sôi động trên nhiều diễn đàn, gây tốn không biết bao chi phí về giấy, mực của giới báo chí. Các bậc giáo sư cho rằng tiếng Việt đã phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài để hoàn thiện như ngày hôm nay. Mà những đứa trẻ được xem là tương lai của đất nước lại không sử dụng đúng ngôn ngữ, biến đổi rồi viết tắt nó vô tội vạ.

Không quá khó hiểu với suy nghĩ này của các bậc tiền bối bởi họ chính là người đã trải qua bao khó khăn để gìn giữ nét tinh hoa của tiếng Việt. Trải qua bao cuộc chiến tranh, có thăng có trầm, có mất mát hy sinh của người chiến sĩ anh hùng một lòng giữ nước quyết không để văn hóa nước Việt bị biến hóa trong tay của kẻ thù. Vậy mà văn hóa, cách viết hiện nay lại không cần ép buộc cũng dần bị mai một và rồi tương lai tiếng Việt sẽ đi về đâu.

Sự việc PGS. Bùi Hiền cho ra ý tưởng cải tiến Tiếng Việt đã nhận lại không ít phản hồi tiêu cực, không được xã hội đón nhận nhưng việc giới trẻ với lực lượng đông đảo, tinh thần sáng tạo cao, hơn nữa họ còn là tương lai của một đất nước việc thay đổi cách dùng tiếng Việt có khi nào sẽ xả ra trong tương lai tới không? Không ai dự báo trước được vấn đề sẽ xảy ra.

Sau khi giải nghĩa “Ny là gì?” cùng với những tâm sự về xu hướng viết tắt của teen hiện nay bạn đọc có suy ngẫm gì về thực trạng dùng từ viết tắt hiện nay không? Nếu có hãy để lại ý kiến bên dưới bài viết đề cùng Timviec365.vn trao đổi nhé! Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết trên đây là hữu ích với nhiều đọc giả. Chúc các bạn ngày mới nhiều niềm vui và hạnh phúc.