Là một người ưa dùng công nghệ thông tin và thường sử dụng những ứng dụng âm thanh thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua cụm từ OpenAL. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về OpenAL là gì? Đồng thời có nên xóa chúng khỏi máy tính không một cách chi tiết nhất chưa, hãy theo dõi hết bài viết này để cùng giải đáp nhé!
OpenAL là gì? Có nên xóa khỏi máy tính không?
I. OpenAL là gì?
OpenAL là một API đa nền tảng (có sẵn cho nhiều hệ điều hành) còn được gọi là thư viện âm thanh mở. OpenAL thường được dùng để tạo hiệu ứng âm thanh 3D và có khả năng mô phỏng âm thanh, tạo hiệu ứng Doppler hoặc những trò chơi họat hình khác giúp cho những game video trở nên sống động và chân thực hơn.
OpenAL là gì?
II. Cấu trúc, chức năng của OpenAL
OpenAL có cấu trúc và chức năng được mã hóa trong các đối tượng nguồn (source object), buffer âm thanh và một trình nghe đơn (listener). Một đối tượng nguồn sẽ chứa một con trỏ (pointer) tới buffer, vị trí, vận tốc và cường độ của âm thanh. Trình nghe đơn chứa vận tốc, vị trí và hướng đi của một listener, cũng như một mức độ tăng chung được áp dụng cho tất cả âm thanh.
Đồng thời, buffer chứa dữ liệu âm thanh ở một mức định dạng PCM, 16 bit hoặc 8 bit, thuộc vào định dạng stereo hoặc mono. Ngoài ra, công cụ kết xuất cũng thực hiện tất cả các thuật toán cần thiết cho việc tăng giảm âm thanh theo hiệu ứng, khoảng cách.
Cấu trúc, chức năng của OpenAL
III. Những hạn chế của OpenAL
OpenAL sẽ không giúp người dùng tính toán tốc độ truyền âm thanh mặc định (bởi tốc độ truyền âm thanh chỉ được sử dụng cho hiệu ứng Doppler). Và khoảng cách từ nguồn âm thanh sẽ chỉ được thành hiệu ứng biên độ (độ suy giảm) chứ không phải tốc độ âm thanh. Do đó mà OpenAL sẽ không thể sử dụng được cho các tính toán chênh lệch thời gian, tốc độ trừ khi chức năng đó được thêm riêng vào.
Đồng thời, để tận dụng tốc độ tối đa của OpenAL, bạn cần có một nhà cung cấp để triển khai cụ thể, tuy nhiên, chúng hiếm khi được phát hành dưới dạng mã nguồn mở. Trên thực tế, nhiều nền tảng được hỗ trợ triển khai OpenAL như một trình bao bọc (wrapper library) khi chỉ đơn giản là dịch các lệnh sang API âm thanh gốc và thường là độc quyền của nền tảng.
Trên Windows, nếu việc triển khai cụ thể của nhà cung cấp không được phát hiện, chúng sẽ quay trở lại thư viện trình bao bọc của wrap_oal.dll để dịch OpenAL thành phần mềm chung (DirectSound) hoặc phần cứng chung (DirectSound3D). Đồng thời, việc loại bỏ phần mềm thứ hai khỏi Windows Vista trở đi sẽ phá vỡ hiệu quả khả năng tăng tốc của phần cứng trên các phiên bản hiện tại của Windows.
Những hạn chế của OpenAL
IV. OpenAL hỗ trợ các nền tảng nào?
OpenAL có sẵn và hỗ trợ trên các nền tảng sau:
- Android (hỗ trợ OpenSL ES )
- iOS (hỗ trợ Core Audio )
- IRIX
- AmigaOS 3.x và 4.x
- Bada
- BlackBerry 10
- BlackBerry PlayBook
- BSD
- Linux (hỗ trợ ALSA , OSS , PortAudio và PulseAudio )
- Windows Multimedia Device (MMDevice)
- MorphOS
- OpenBSD
- Solaris
- QNX
- AROS
- Đồng thời còn hỗ trợ các thiết bị chơi game khác như: GameCube, PlayStation 2, PlayStation 3, Xbox, Xbox 360, Wii và PlayStation Portable.
V. Có nên xóa OpenAL khỏi máy tính không?
Như thông tin mà những phần trên đã đề cập, thì OpenAL chủ yếu được sử dụng để tạo ra một chất lượng âm thanh sinh động và độc đáo. Vì vậy, không bắt buộc bạn phải lưu giữ ứng dụng này trên hệ thống.
Nói cách khác, bạn có thể hoàn toàn xóa OpenAL khỏi hệ thống của mình nếu bạn cảm thấy sự có mặt của chúng trên hệ thống của mình là điều không quá cần thiết và quan trọng.
Tuy nhiên, OpenAL sẽ không gây nguy hiểm hay đe dọa đối với hệ thống của bạn và đồng thời OpenAL cũng không khiến hiệu suất của bạn tê liệt hoặc chạy chậm chạp, nặng nề. Tất cả là do nhu cầu sử dụng của bạn để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhé.
Có nên xóa OpenAL khỏi máy tính không?
Trên đây là bài viết OpenAL là gì? Có nên xóa khỏi máy tính không? Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. Nếu có thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé. Chúc các bạn thành công!