ORIGAMI – MÔN NGHỆ THUẬT CỦA TRÍ TUỆ , TỈ MỈ VÀ NHẪN NẠI
Origami (tiếng Nhật: 折り紙, phát âm tiếng Nhật: [oɾiɡami] hay [oɾiꜜɡami]) là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ xứ sở “Mặt trời mọc”. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori ” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy”. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata.
ORIGAMI – MÔN NGHỆ THUẬT CỦA TRÍ TUỆ , TỈ MỈ VÀ NHẪN NẠI
Giấy ! Có lẽ đó là một trong những phát minh kỳ diệu nhất của loài người. Ai cũng biết giấy để viết, để vẽ, để in ấn…, nhưng ngoài ra, với một tờ giấy trong tay, không dùng đến bất cứ một vật dụng gì khác, bạn còn có thể đi vào một thế giới muôn hình muôn vẻ khác, thế giới của nghệ thuật xếp giấy.
Spirit.com
Origami (tiếng Nhật: 折り紙, phát âm tiếng Nhật: [oɾiɡami] hay [oɾiꜜɡami]) là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ xứ sở “Mặt trời mọc”. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori ” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy”. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata.
Origami – môn nghệ thuật truyền thống cổ xưa của Nhật Bản
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, người ta ghi nhận rằng nghệ thuật xếp gấp giấy bắt nguồn từ Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2. Sau đó, thuật xếp giấy này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6. Được người Nhật sáng tạo và cải biến từ các loại chất liệu giấy biến nó thành một nghệ thuật độc đáo của xứ sở hoa anh đào. Vào triều đại Muromachi 1392-1573 những sản phẩm của nghệ thuật gấp xếp giấy đã được dùng để phục vụ lễ nghi.
Washi là loại giấy đặc trưng được dùng trong môn nghệ thuật này, là loại giấy có một không hai trên thế giới. Và cũng từ đây nghệ thuật xếp giấy Origami của người Nhật Bản chính thức được nâng lên xứng tầm là một loại hình nghệ thuật gắn liền với văn hóa truyền thống của người Nhật Bản.
Nghệ thuật gấp giấy Origami là một môn giải trí mang tính trí tuệ, tỉ mỉ và cẩn thận
Nghệ thuật gấp giấy Origami được chào đón nồng nhiệt ở Nhật Bản và lan rộng ra toàn thế giới. Ban đầu nó được coi như trò chơi giải trí. Chỉ sử dụng những vật liệu đơn giản như những tờ giấy màu hình vuông hoặc hình chữ nhật, mà người ta có thể sáng tạo và tưởng tượng ra những hình thù hay những hình ảnh con vật đẹp mắt. Trò chơi này kích thích khả năng sáng tạo nên nó rất hấp dẫn và là một môn được ưa thích của các tầng lớp dân chúng.
Sau này người ta phát hiện ra rằng, Origami không chỉ là một trò chơi tiêu khiển giải trí hay làm đồ trang trí thông thường. Mà nó là một loại hình nghệ thuật rất độc đáo. Từ đó để kích thích sự sáng tạo và phóng tác của các nghệ sĩ người ta coi trọng những sản phẩm và bắt đầu biết thưởng thức hơn.
Tại sao Origami lại cần tới trí tuệ? Bởi để tạo được một tác phẩm giấy đẹp mắt, đòi hỏi người ta phải có tinh thần tập trung cao độ, sự tỉ mỉ và chính xác tới từng nếp gấp, từng chi tiết xếp ghép. Mặt khác trí tưởng tưởng và kiến thức tạo hình khối, cũng như kiến thức về hình học không gian. Khả năng tuy duy hình ảnh trừu tượng hay không gian 3 chiều… Một tác phẩm càng khó thì càng kỳ công. Đây cũng là một thước đo để đánh giá về tinh thần kiên nhẫn và tính thẩm mĩ của người thực hiện.
Chính vì thế mà Origami không chỉ đơn thuần được coi là một trò chơi giải trí, mà là một bộ môn nghệ thuật trí tuệ, một nét văn hóa đặc sắc của đất nước mặt trời mọc.
Origami – từ truyền thống đến hiện đại
Origami là một loại hình nghệ thuật gắn liền với văn hóa truyền thống của người Nhật Bản. Cuốn sách về Origami cổ nhất còn lưu lại được là Senbazuru Orikata – “Cách xếp ngàn cánh hạc“, ra đời 1797. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sasaki Sadako năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình.
Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ là ta có thể gấp thành nhiều hình dạng khác nhau như những con thú dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Do vật liệu của môn này khá đơn giản nên nó dễ dàng được yêu thích ở bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.
Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật.
Hiện nay, nghệ thuật xếp giấy này đã ngày càng phát triển với nhiều hình dáng đặc biệt khác nhau. Origami có rất nhiều cao thủ Origami sáng tác được những tác phẩm có độ khó và mang theo hình mẫu phức tạp. Họ có phương châm: “Bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được.”
Học một môn ngữ là không chỉ trau dồi kiến thức về mặt ngữ pháp, cách giao tiếp mà là việc học về cả một nền văn hóa đồ sộ, tinh túy và lâu đời. Hãy cùng CCJLC đón đọc những bài viết về “những môn nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản” – để hiểu rõ hơn, để thêm yêu ngôn ngữ mình đang theo học nhé!