Trong lĩnh vực kinh tế học, chắc hẳn bạn đã bắt gặp từ P/P một vài lần. Nếu không được giải thích rõ ràng về nghĩa, rất nhiều người nhầm lẫn về thuật ngữ chuyên ngành này. Ở bài viết ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm của thuật ngữ P/P.
P/P là viết tắt của từ gì?
Nếu như bạn chưa biết, P/P là viết tắt của Price-Performance Ratio, hiểu nghĩa tiếng Việt là “Tỷ lệ giá/Chất lượng”.
Đây là khái niệm phản ánh một phương diện của hiệu quả thị trường. Nó được dùng để chỉ phẩm chất, các tham số kỹ thuật hoặc những đặc tính của sản phẩm đang lưu hành và hiệu quả mà doanh nghiệp thu được từ việc phát triển sản phẩm mới. Việc tung ra thị trường các sản phẩm mới và cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có làm tăng phúc lợi của người tiêu dùng, vì họ mua được những mặt hàng có giá trị cao hơn cho số tiền bỏ ra, nếu xét tới mối quan hệ tương quan giữa chất lượng và giá cả.
Dựa vào P/P, chúng ta biết được điều gì?
Về cơ bản, sẽ có bốn kết quả chính có thể có khi xác định tỷ lệ hiệu suất chi phí. Kết quả mà chúng ta mong muốn nhất là mặt hàng có chi phí thấp, nhưng hiệu suất cao. Ở giữa các phương án khác là các sản phẩm có hiệu suất cao và chi phí cao, hoặc hiệu suất thấp và chi phí thấp. Tất nhiên, trường hợp chẳng ai mong muốn rơi vào đó là chi phí cao, nhưng hiệu suất thấp.
Mặc dù tỷ lệ hiệu suất/chi phí có thể là một công cụ hữu ích để tìm chất lượng tốt nhất cho giá, các mặt hàng có tỷ lệ cao không nhất thiết phải là tốt nhất để mua. Đặc biệt với các sản phẩm phức tạp hơn, có thể có các yếu tố bên ngoài hiệu suất cơ bản hoặc giá có thể quan trọng hơn. Vì lý do này, hiệu suất chi phí có thể hữu ích trong việc đưa ra quyết định, nhưng có thể không phải là yếu tố duy nhất được xem xét.
Một số sản phẩm, như máy tính, có xu hướng có tỷ lệ hiệu suất/chi phí biến động cao. Ví dụ, các máy tính đầu tiên cực kỳ đắt tiền, nhưng sức mạnh vi xử lí bị hạn chế. Khi công nghệ đã phát triển, máy tính trở nên mạnh mẽ hơn và ngày càng dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Ngay cả các máy tính gia đình đã từng là một khoản đầu tư đáng kể giờ cũng có thể được mua với một phần chi phí ban đầu của chúng. Các sản phẩm được tạo ra từ các nguồn lực hạn chế, chẳng hạn như nhiên liệu giấy và hóa thạch, có xu hướng có hiệu suất tĩnh và tăng giá ổn định.
Cách biểu diễn P/P
Thông thường, với một sản phẩm cụ thể nào đó, người ta sẽ biểu diễn P/P bằng phương pháp vẽ biểu đồ. Biểu đồ này sẽ có 4 góc phần tư, với 2 cột tung và hoành ứng với giá và chất lượng.
Dựa vào sự biến động từng phần, người dùng sẽ biết được đâu mới lầ sản phẩm nên mua. Chắc chắn rằng, sản phẩm nên mua sẽ có thông số pice thấp và hiệu năng cao. Như vậy mới tối ưu hoá được giá trị của sản phẩm đó.
Bằng cách lập biểu đồ cho từng mặt hàng như vậy, những người thống kê sẽ nắm được một vài thông tin quan trọng trên thị trường. Đó có thể là dự đoán xu hướng bán chạy hay không của dòng sản phẩm đó để đưa ra hiệu chỉnh về giá. Những sự hiệu chỉnh về giá chắc chắn sẽ đẩy mạnh doanh thu của sản phẩm đó trong thị trường tương lai.
Còn đối với khách hàng thì sao? Dựa vào biểu đồ P/P, bạn sẽ biết được đâu là mặt hàng nên mua tại thời điểm đó. Còn nếu thấy giá quá đắt so với chất lượng nhận được, bạn có thể cân nhắc những dòng sản phẩm khác tốt hơn. Hoặc cùng số tiền đó, bạn sẽ có sự lựa chọn khác với chất lượng cao hơn chẳng hạn.
Nhìn chung, P/P thực sự là một tỷ lệ đóng vai trò quan trọng, giúp khách hàng lẫn chủ kinh doanh biết được xu hướng của mặt hàng đó trong thời gian sắp tới. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được khái niệm của thuật ngữ P/P.