PEG là gì? Sử dụng khi đầu tư chứng khoán như thế nào? – Infina

PEG là gì? Sử dụng khi đầu tư chứng khoán như thế nào? – Infina

Peg là gì

Hệ số PEG là một trong những chỉ số quan trọng có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hệ số PEG được dùng để phân tích cơ bản nhằm mục đích tìm ra cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Để hiểu rõ hơn về chỉ số PEG là gì cũng như những ứng dụng thực tiễn của chỉ số PEG như thế nào. Hãy cùng Infina tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

Chỉ số PEGs là gì?

Chỉ số PEG hay còn gọi là hệ số PEG, là viết tắt của Price Earnings to Growth – chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earnings ratio) với EPS (EPS Growth Rate) – tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu. Chỉ số này được Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán thông qua quyển One Up On Wall Street.

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó. PEG giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp để xem xét đầu tư.

Pegging là gì?

Pegging là gì?

Pegging dịch sang tiếng Việt có nghĩa là neo giá. Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Pegging cũng là một chiến lược do người mua và người bán đề ra trong các quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Người bán thường liên quan đến chiến lược neo giá này để tăng hoặc giảm giá của chứng khoán cơ sở khi quyền chọn gần đến ngày hết hạn. Nguyên nhân chính là giúp họ có động cơ tiền tệ để đảm bảo rằng người mua không thực hiện hợp đồng quyền chọn.

Một ý nghĩa ít phổ biến hơn về neo giá là neo giá xảy ra chủ yếu ở các thị trường tương lai, và dẫn tới việc trao đổi hàng hóa liên kết giới hạn giao dịch hằng ngày với giá thanh toán của ngày hôm trước, để kiểm soát biến động giá.

Crawling PEG là gì?

Crawling PEG dịch sang tiếng Việt có nghĩa là neo bò. Đây là thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực điều chỉnh tỷ giá hối đoái và ứng dụng trong đầu tư cổ phiếu.

Công thức tính chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG được tính bằng công thức sau đây:

PEG = P/E / Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)

Đối với chỉ số PEG điều chỉnh:

PEG điều chỉnh = P/E / (Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS + tỷ suất cổ tức Y)

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

tải app infina
Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!

Ứng dụng chỉ số PEG trong đầu tư chứng khoán

Để xem xét chỉ số PEG trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, các bạn cần xét tới 3 trường hợp cụ thể như sau:

Khi PEG > 1

Khi PEG lớn hơn 1 thì cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực tế. Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm thường ít mua vào những cổ phiếu này vì rủi ro thua lỗ. Nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu có chỉ số PEG > 1 thì bạn nên ưu tiên bán ra chứ không cần mua thêm vào.

Trong một vài trường hợp, người ta chọn mua những cổ phiếu có PEG cao nếu mã cổ phiếu thuộc những công ty có vị thế đầu ngành, độc quyền hoặc ngành nghề mang tính chất đầu cơ,… sau đó kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai.

Khi PEG = 1

Với trường hợp này, giá cổ phiếu bằng với giá trị thực, nhà đầu tư đang đánh giá đúng và có hoạt động hợp lý. Trong trường hợp này, bạn không nên mua cũng không cần bán ra.

Mặc dù vậy, hiện nay, có quá nhiều thông tin gồm các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như tin tức, sự kiện, tâm lý nhà đầu tư,… chúng có thể làm thay đổi giá cổ phiếu bị đẩy lên cao hoặc xuống thấp hơn so với giá trị thực.

Khi PEG < 1

Trong trường hợp này thì khả năng mã cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực tế, các nhà đầu tư không có nhiều kỳ vọng về mức tăng trưởng thu nhập của công ty cũng như những dự báo trong tương lai mà công ty đưa ra.

Nhà đầu tư cần làm gì khi chỉ số PEG âm?

PEG bao nhiêu là tốt? Nhà đầu tư cần làm gì khi PEG âm?

PEG bao nhiêu là tốt?

Theo nhiều chuyên gia tài chính, các mã cổ phiếu có chỉ số PEG dao động từ 1 – 1.5 là tốt nhất để đầu tư nếu mã này của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao, cung cấp sản phẩm xuyên biên giới.

Chỉ số PEG cao hay thấp sẽ tốt hoặc không tốt còn tùy thuộc vào cương vị của bạn là người bán hay người mua cổ phiếu. Nhà đầu tư thường muốn bán các cổ phiếu có PEG cao, trong khi lại ưu tiên mã cổ phiếu có PEG thấp để mua vào, do vậy, PEG bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào mục đích đầu tư của bạn.

Làm gì khi PEG âm?

Ngoài 3 trường hợp phía trên, nhà đầu tư cũng cần xét thêm một trường hợp khác khi PEG < 0, lúc này có hai trường hợp sẽ xảy ra:

  • P/E âm tức phần tử của phép tính âm: Công ty đó có nguy cơ giải thể, phá sản, không có ý nghĩa về mặt kinh tế hay định giá.
  • EPS (G) âm tức phần mẫu âm: Lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại và cả quá khứ. Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định, gặp khó khăn nhất thời, do biến động kinh tế, nội tại doanh nghiệp,…

Khi PEG âm, nhà đầu tư nên dùng công cụ phân tích khác.

Xem thêm:

  • EBIT là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của EBIT trong đầu tư chứng khoán
  • Retest là gì? Tại sao Retest là phương pháp an toàn trong giao dịch chứng khoán?
  • Chỉ số DAR là gì? Ý nghĩa của DAR trong chứng khoán như thế nào?

Kết luận

Mọi công cụ phân tích đều có tác dụng riêng và lợi ích riêng khi bạn đang có dự định ”điều tra” về 1 cổ phiếu nào đó, tuy nhiên nếu như không có chỉ số PEG, bạn vẫn có thể tham khảo các phương pháp phân tích kỹ thuật khác được nêu phía trên.

Bạn đã hiểu chỉ số PEG là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm

  • Stop loss là gì? Tại sao nên sử dụng lệnh stop loss khi đầu tư chứng khoán?
  • Dow Jones là gì? Chỉ số tương lai Dow Jones có ý nghĩa như thế nào?
  • Trọn bộ những cuốn sách chứng khoán giúp NĐT thay đổi tư duy