12 bến nước là gì? Như thế nào gọi là “phận 12 bến nước”

Phận con trai 12 bến nước là gì

Người xưa thường truyền miệng nhau câu nói “phận 12 bến nước – trong nhờ đục chịu”, vậy phận 12 bến nước là gì? Tại sao lại được ví von với số phận của một người phụ nữ. Hãy cùng Tin nhanh Plus tìm hiểu ý nghĩa của câu nói này với bài viết sau bạn nhé!

Phận 12 bến nước là gì?

“Phận 12 bến nước” được người xưa ví von với những người phụ nữ gian nan, lận đận về đường chồng con. Họ thường là những người lấy nhiều chồng, chồng chết trong chiến trận, bệnh chết, hoặc chồng bỏ… Họ giống như con đò lênh đênh giữa nhiều bến bờ, cập bến đò này rồi lại vội vã rời đi, không biết nơi đâu là bến bờ của riêng mình.

Nguồn gốc của câu nói “phân 12 bến nước”

Có nhiều cách giải thích ở nhiều góc độ khác nhau về câu nói “phận 12 bến nước”, nhưng ý nghĩa cuối cùng vẫn là nói nên số phận của người phụ nữ gian nan về đường chồng con. Dưới đây là sự phân tích của câu nói này:

“Phận 12 bến nước” được ví von là thân phận con gái như chiếc đò, nếu cập bến trong thì được nhờ, nếu cập bến đục thì đau khổ chịu đựng. Đưa đò gặp người tốt, may thì được nhờ, gặp người xấu, rủi thì ráng chịu.

12 bến nước ở đây chỉ là nói cho vần, thực ra chỉ có 2 bến nước đó là bến trong và bến đục, “trong nhờ đục chịu”. Tuy nhiên, người xưa vẫn cố gắng tìm ra những cách giải thích hợp lý nhất cho câu nói này.

Cụ thể như:

  • Con số 12 tương ứng với 4 địa vị trong xã hội xưa đó là: Công, hầu, khanh, tướng và cùng với 8 nghề nghiệp của người chồng thời đó là: Sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục. Tuy nhiên, cách giải thích này chưa thật sự chính xác vì nó có phần trùng lập giữa Công và Khanh đều là kẻ sĩ và canh cũng có nghĩa là nhà nông.
  • Con số 12 còn tương ứng với nghề nghiệp của người chồng thời đó là: Sĩ, nông, công, thương, nho, y, lý, bốc, ngư, tiều, canh, mục. Cách giải thích này vẫn chưa chính xác vì bị trùng lập bởi sĩ tức là nho, mà canh nghĩa là nông.
  • Con số 12 còn được giải thích theo một cách khác, đó chính là tương ứng với 12 con giáp của người chồng, bao gồm: Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

Tuy nhiên, những cách giải thích bên trên được xem là khá mơ hồ và chưa thật sự chính xác. 12 bến nước ở đây có thể chỉ là nói cho có vần, thực tế trong câu nói này chỉ có 2 bến nước đó là “bến trong và bến đục”.

Thân phận của người phụ nữa được ví như “12 bến nước”, nếu như cập bến trong thì được nhờ, mà lỡ cập bến đục thì chấp nhận tủi phận.

>> Xem thêm: Có nên níu kéo khi chồng không còn tình cảm

Tại sao thân người phụ nữ được ví như con đò

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “lấy chồng là phải theo chồng”, tức là người phụ nữ khi đã lấy chồng, nó giống như một con đò vậy, phụ thuộc vào bến bò, nếu đậu ở bến nước trong thì như lấy được vàng, nếu đậu ở bến nước đục thì như ngang với chì.

Điều này cho chúng ta biết được thân phận của người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng của mình, nếu may mắn lấy được một người chồng tốt thì chẳng khác nào vớ được vàng, nếu lỡ lấy phải người chồng tệ bạc thì phải cam chịu.

“Phận 12 bến nước” cho đến nay vẫn được xem là câu nói đáng suy ngẫm nhất về thân phận của người phụ nữ, từ đó hình ảnh con đò lênh đênh không biết điểm dừng được ví von giống như hình ảnh của người phụ nữ gian nan về đường chồng con.

Lời kết

Qua bài viết này chắc hẳn là bạn đã hiểu thêm về câu nói “phận 12 bến nước là gì” rồi phải không nào? Người phụ nữ luôn là người thiệt thọt nhất, vì thế hãy yêu thương bản thân của mình nhiều hơn bạn nhé. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và đừng quên quay trở lại Tin nhanh Plus để tìm hiểu thêm những điều thú vị bạn nhé! <3

>> Gợi ý thêm dành cho bạn:

  • Lần đầu ra mắt nhà bạn gái nên mua gì
  • Có nên níu kéo một người không yêu mình
  • Cách nhắn tin với bạn trai không gây nhàm chán
  • 100 Câu nói hay ý nghĩa về cuộc sống
  • 100 Câu nói hay về cuộc đời