1. Quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là tên gọi của loại bản đồ khu quy hoạch. Loại bản đồ này là cơ sở để xác định mốc lộ giới khu vực được quy hoạch và cũng là căn cứ để kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, giải tỏa đền bù.
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 sửa đổi 2018, bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỉ lệ 1/500. Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án cụ thể, là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Trường hợp nào phải lập quy hoạch 1/500?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP, các trường hợp cần lập quy hoạch chi tiết 1/500 như sau:
– Khi đầu tư xây dựng tại các thị trấn, thị xã phải lập quy hoạch chi tiết, xác định cụ thể quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
– Đối với dự án đầu tư xây dựng do chủ đầu tư tổ chức, có quy mô nhỏ hơn 5 ha thì được lập dự án đầu tư mà không phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Bản vẽ tổng mặt bằng, kiến trúc công trình, hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; bảo đảm khớp nối hạ tầng kỹ thuật và thích ứng với không gian kiến trúc khu vực xung quanh.
Như vậy, theo quy định trên, chủ đầu tư không cần lập quy hoạch chi tiết xây dựng khi xây dựng dự án bất động sản có quy mô như trên và chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù.
3. Trình tự lập khu quy hoạch 1/500 thế nào?
Quy trình lập quy hoạch 1/500 thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Làm tờ trình để đề nghị thẩm định bản quy hoạch chi tiết
Bước 2: Chủ đầu tư và các cơ quan tổ chức quy hoạch phê duyệt
Căn cứ để phê duyệt dự án, quy hoạch cần trả lời các câu hỏi: Dự án có tiềm năng phát triển không hay dự án này có triển khai được không?
Bước 3: Chuyển tài liệu, thông tin cho bên liên quan
Sau khi đã nhận được sự chấp thuận thì cần chuyển tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền để xem xét. Tất cả những giấy tờ này đều phải đảm bảo giá trị pháp lý trước khi nộp.
Bước 4: Nhận văn bản công nhận
Văn bản công nhận thể hiện việc dự án vẫn còn giá trị hiệu lực được cấp bởi cơ quan thẩm quyền.
Bước 5: Thuyết trình kèm theo sơ đồ
Nội dung thuyết trình sẽ bao gồm hình ảnh minh họa quy hoạch 1/500, bản vẽ thống kê thu nhỏ trên giấy A3 và phụ lục, chú thích. Những tài liệu này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về dự án để tiến hành lập chi tiết.
Bước 6: Đưa ra bản đồ hành chính
Bản đồ cần phải thể hiện rõ ranh giới, phạm vi và vị trí cụ thể của dự án cũng như các phần phân chia bên trong lô đất.
Bước 7: Dự thảo về nhiệm vụ cần làm
Bản dự thảo này sẽ thể hiện những việc cần làm kèm theo quy hoạch 1/500 khi đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
* Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch:
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 37/2010/NĐ-CP, hời gian thẩm định quy hoạch chi tiết như sau:
– Thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày;
– Thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày;
– Thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày;
– Thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500?
Những cơ quan thẩm quyền phê duyệ quy hoạch chi tiết 1/500 được nêu trong điều 31 Nghị định 37/2010/NĐ-CP sửa đổi nghị định 72/2019/NĐ-CP thì cụ thể bao gồm các cơ quan như sau:
– Bộ xây dựng: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: phê duyệt đồ sán quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.
Trên đây là giải đáp về Quy hoạch 1/500 là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.