Phật Giáo – Nguồn gốc, lịch sử ra đời và quá trình phát triển

Phật giáo ra đời ở đâu

“Con người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn” Bất kể con người, sự vật hay hiện tượng hay cả thần thánh đều có nguồn gốc, lịch sử ra đời và phát triển. Phật Giáo là một đạo giáo có bề dày lịch sử vô cùng lâu đời và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Nguồn gốc của Phật giáo từ đâu?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đầu tiên sáng lập ra đạo Phật. Câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ một thái tử có tên là Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngai vàng giàu sang để tìm đến con đường tu đạo, đã trở thành giai thoại lưu truyền muôn đời.

Phụ Thân của ngài là Tịnh Phạn, mẫu thân ngài là Ma Gia. Câu chuyện về cuôc đời của Ngài từ lúc bắt đầu như đã gánh trên mình sứ mệnh khác thường. Ngài được thụ thai một cách thần kỳ, mẫu thân ngài nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà và lời tiên tri của nhà hiền triết A Tư Đà rằng đứa bé sinh ra sẽ là vị vua vĩ đại hoặc là một nhà hiền triết cao quý. Ngày ngài ra đời cũng là ngày mẫu thân ngài qua đời ngay trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài bước đi bảy bước lúc đản sanh và nói “ ta đã đến nơi”.

Vì sinh ra trong hoàng tộc, ngài có một thời niên thiếu hoan lạc. Ngài lập gia đình với nàng Da Du Đà La và có một cậu con trai là La Hầu La. Tuy nhiên, cuộc sống hoang lạc kết thúc vào năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống hiện tại và cả di sản của hoàng tộc để trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất, đi tìm chân lý sống đích thực.

Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Phật Giáo

Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian của mình cho công cuộc hoằng hóa độ sanh. Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân núi Himalaya, đến cực Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng).

Trong quá trình lang thang tìm giá trị đích thực của hạnh phúc, của sự giải thoát, ngài đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc.

Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình.

Đây cũng là lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai mở “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ tổ chức các phong trào truyền giáo nhưng những giáo huấn của đức Phật lại được lan truyền xa rộng, ban đầu là trên tiểu lục địa Ấn Độ và rồi dần xuyên suốt cả Châu Á.

Khi đến với mỗi vùng đất mới, văn hóa mới, đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của người dân khu vực đó, nhưng hoàn toàn giữ lại bản chất, những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. Đạo Phật không có người đứng đầu như vui tôi, đại diện là những tăng ni tu sĩ, người được học và cảm thấu sâu sắc Phật Pháp, là vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử, đạo hữu.

Đạo Phật có hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại Thừa chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sanh. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết các nơi diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ về việc chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho những người có lòng ham học hỏi, bất kể quốc gia, ngôn ngữ. Ngài hoàn toàn không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình hay cải đạo để theo đạo mới. Ngài chỉ cố gắng giúp mọi chúng sanh vượt qua những khổ đau của chính mình, thoát khỏi vô minh và hướng đến giải thoát. Có lẽ chính vì mục đích tốt đẹp đó mà đạo Phật đã ra đời và phát triển bền vững cho đến hôm nay và cả mai sau.

>>> Mẫu Tượng Phật A Di Đà đẹp nhất <<<

Là quý anh chị đồng tu, đạo hữu, Phật tử, anh chị hãy tự ý thức trách nhiệm mình là một người con của Phật. Từ đó hãy sống thu mình giữ đạo, làm tấm gương cho những người xung quanh để đời và đạo ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

+ Tìm hiểu Đức Phật là gì? Bồ Tát là gì?

+ Tây Phương cực lạc có thật hay không?