Phong cách ngôn ngữ là gì
Phong cách ngôn ngữ là phương pháp diễn đạt bằng lời nói hoặc viết trong từng hoàn cảnh khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau. Nó tạo nên những đặc điểm về cách thức diễn đạt trong văn viết hay văn nói.
Tham khảo các tài liệu phần văn học cho học sinh tại AMA
Phong cách ngôn ngữ có mấy loại
Có 6 loại phong cách ngôn ngữ bao gồm:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt, đời sống thường ngày. Chúng được dùng để truyền đạt thông tin, biểu đạt tình cảm đối với người thân, hàng xóm, bạn bè,… Thường không mang tính chất nghi thức.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở hai dạng là nói và viết. Dạng viết bao gồm thư thăm hỏi, tin nhắn hay cuộc trò chuyện với những người bạn bè,…
Sau đây là đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Tính chất cụ thể: thể hiện cụ thể về không gian, thời gian, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, cách thức giao tiếp,…
– Tính chất cảm xúc: giọng điệu, trợ từ, thán từ và sự linh hoạt qua lời nói, câu văn giúp biểu đạt tình cảm của người nói, viết.
– Tính chất cá thể: Qua cách nói, giọng điệu, phong cách dùng từ ngữ thể hiện rõ tính chất cá nhân như giới tính, độ tuổi,…
Xem lại biện pháp tu từ là gì
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ, ca, văn học, văn chương. Ngôn ngữ này không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật hay thẩm mỹ của người đọc, người nghe.
– Ngôn ngữ được dùng có sự sắp xếp tinh tế, lựa chọn cẩn thận, trau chuốt, tinh luyện từ ngôn ngữ thông dụng và truyền tải được những giá trị cao về thẩm mỹ hay nghệ thuật.
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ báo chí là dạng ngôn ngữ dùng để thông báo những tin tức về đời sống xã hội, thời sự trong và ngoài nước. Phong cách ngôn ngữ này phản ánh quan điểm của tờ báo và dư luận quần chúng. Mục đích là kịp thời cung cấp thông tin quan trọng, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Phong cách ngôn ngữ báo chí thường tồn tại ở 2 dạng là nói và viết. Dạng nói bao gồm phỏng vấn trực tiếp, thuyết minh các tin tức,… Dạng viết thường thấy ở các báo giấy truyền thống hay báo mạng.
Ngôn ngữ báo chí thường thấy ở nhiều hình thức tiêu biểu như bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Đồng thời còn có quảng cáo, bình luận tin tức thời sự, hộp thư bạn đọc,… Mỗi thể loại khác nhau đều có các yêu cầu về sử dụng từ ngữ khác nhau.
Xem lại phương thức biểu đạt là gì
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ có tính khái quát và trừu tượng cao. Ngôn ngữ khoa học sử dùng rất nhiều thuật ngữ khoa học: chúng là các từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học khác nhau và chỉ dùng để diễn giải các khái niệm khoa học.
Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Tính lý trí thể hiện qua từ ngữ, câu văn và kết cấu văn bản. Từ ngữ được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chỉ biểu đạt duy nhất một nghĩa, không dùng các biện pháp nghệ thuật hay tu từ. Câu văn và kết cấu văn bản được viết, nói ra mang tính logic và có hệ thống, cú pháp chuẩn xác.
– Đặc điểm của loại phong cách ngôn ngữ này chính là tính khách quan và phi cá thể. Câu văn luôn có thái độ và sắc thái khách quan, ôn hòa. Chủ đề khoa học vô cùng bao quát, ít thể hiện tính cá nhân.
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Phong cách ngôn ngữ chính luận là dạng ngôn ngữ được sử dụng đặc trưng trong vấn đề chính trị.
Đặc trưng của phong cách chính luận:
– Công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận luôn thể hiện được rõ quan điểm của người nói hay viết. Nói về các vấn đề thời sự, chính trị trong cuộc sống.
– Thể hiện sự chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: văn bản chính luận luôn có hệ thống luận điểm và luận cứ chặt chữ. Luận chứng cụ thể, rõ ràng, trung thực.
Xem lại thuyết minh là gì
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Phong cách ngôn ngữ hành chính là loại ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính với mục đích giao tiếp trong các cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,… tồn tại dưới dạng viết hoặc nói. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ hành chính:
– Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, chia gồm các phần rõ ràng. Được trình bày đúng khuôn mẫu. Văn bản hành chính thường bao gồm ba phần là phần đầu, phần chính và phần cuối.
– Ngôn ngữ hành chính có tính chính xác cao. Các văn bản này viết ra với mục đích chủ yếu là để thực thi , vì thế yêu cầu tính chính xác là rất cao. Mỗi từ luân chỉ có một nghĩa và mỗi câu luôn luôn chỉ có duy nhất một ý. Văn bản hành chính không dùng các biện pháp tu từ. Văn bản hành chính luôn được trình bày một cách minh bạch, rõ ràng. Cụ thể thành các điều khoản, chương, mục.
– Ngôn ngữ và văn bản hành chính có tính công cụ cao. Luôn sử dụng các từ ngữ thông dụng cao, không sử dụng các từ ngữ của địa phương hay vùng miền.
Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu về 6 phong cách ngôn ngữ là gì, từng đặc trưng và ứng dụng của chúng. AMA mong có thể giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt và ứng dụng chúng.