-
-
- Khái quát về thành phố Phủ Lý
- Địa lý
-
Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên 2 bờ sông Đáy, Phủ Lý cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ.
Địa giới hành chính thành phố Phủ Lý:
- Phía Đông giáp huyện Bình Lục;
- Phía Tây giáp huyện Kim Bảng;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm;
- Phía Bắc giáp huyện Duy Tiên.
Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Phủ Lý
-
-
-
- 2 Hành chính
-
-
- Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm 11phường và 10 xã.
- 11 phường: Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Thanh Châu, Liêm Chính, Châu Sơn, Lam Hạ, Thanh Tuyền;
- 10 xã: Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình.
-
-
- Dân số
-
-
- Quy mô dân số thành phố Phủ Lý 136.654 nhân khẩu. Mức tăng dân số hàng năm của thành phố là 4,41% trong đó tăng cơ học là 3,51%; tăng tự nhiên là 0,9%.
-
-
- Kết cấu hạ tầng
-
-
- Thành phố đã chủ động và tập trung trong việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng. Đầu tư xây dựng cơ bản tăng bình quân 30%/năm. Đặc biệt chủ trương huy động vốn và nguồn lực trong nhân dân để xây dựng đường giao thông, thoát nước, trường học, trạm xá, điểm sinh hoạt văn hoá công cộng… đã có hiệu quả rõ rệt. Ước huy động đóng góp của nhân dân trong 5 năm gần đây đạt 35 – 40 tỷ đồng.
- Toàn bộ hệ thống đường nội thị của thành phố đều đã được đổ bê tông hoặc thảm nhựa. Đất giao thông chiếm 21% so với đất xây dựng đô thị; đạt 23m2/người. Mật độ đường chính đạt 4,5 km/km2. Các hệ thống thoát nước chính đã được đầu tư cơ bản. Trường học, trạm xá, điểm sinh hoạt công cộng được đầu tư kiên cố. Nhìn chung cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và phát triển đô thị.
- Một số dự án lớn góp phần xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị như: Dự án sân vận động trung tâm, hành lang Quốc lộ 1A và Đông, Tây sông Đáy, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án nâng cấp hè đường, điện chiếu sáng và cây xanh trong khu đô thị cũ, dự án kè hồ Chùa Bầu, dự án cải tạo hệ thống cáp quang, cải tạo hệ thống lưới điện….đã và đang được thực hiện theo quy hoạch đầu tư, làm chuyển biến bộ mặt đô thị, khang trang hiện đại hơn, trật tự đô thị có những bước chuyển biến tích cự.
-
-
- Thành phố Phủ Lý là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh Hà Nam
-
-
- Là trung tâm chính trị của tỉnh. Trên địa bàn thành phố có hơn 300 cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp của Trung ương và địa phương.
- Là trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN): Các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp của Trung ương, của tỉnh chủ yếu đóng trên địa bàn thành phố. Trên địa bàn có 03 khu CN – TTCN với diện tích trên 400 ha; trên 400 doanh nghiệp và hàng ngàn hộ, cơ sở sản xuất CN – TTCN.
- Thành phố là trung tâm thương mại dịch vụ: Thành phố có 01 Trung tâm thương mại lớn; 03 phường được quy hoạch phường thương mại dịch vụ, có 08 chợ phường nội thị, nhiều nhà hàng, khách sạn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nghỉ ngơi, du lịch của nhân dân trong tỉnh và khách du lịch. Là đầu mối cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các địa phương trong tỉnh.
- Là trung tâm văn hoá: Có trung tâm văn hoá thông tin tỉnh, Nhà thi đấu TDTT, sân vận động, công viên… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi tập luyện của nhân dân. Các phường, xã đều có các điểm sinh hoạt công cộng, khu VHTT tập trung.
- Là trung tâm giáo dục đào tạo: Trên địa bàn có các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường kỹ thuật… nhận đào tạo học sinh, sinh viên của tỉnh và các tỉnh lân cận. Hệ thống giáo dục của thành phố đầy đủ từ mầm non đến phổ thông trung học, có trường chuyên THPT của tỉnh. Trong tương lai với nhu cầu đào tạo, cung cấp nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của tỉnh và khu vực, hệ thống các trường chuyên nghiệp sẽ được nâng cấp, đầu tư, hệ thống trung tâm, trường dạy nghề phát triển để đủ sức đào tạo trình độ Đại học, công nhân có tay nghề cao.
- Là trung tâm y tế của tỉnh: Có Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và phổi, Trung tâm Phòng chống mù loà, các trung tâm y tế chuyên ngành… được trang bị các thiết bị hiện đại với đội ngũ y, bác sỹ giỏi, nhiệt tình, trách nhiệm. Bệnh viện Đa khoa thành phố cùng tuyến y tế cơ sở được đầu tư khá hoàn chỉnh…Với tổng số trên 1.100 giường bệnh cơ bản đáp ứng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh và khu vực.