Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc có truyền thống lịch sử văn hóa gắn liền với suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ ngàn đời xưa các Vua Hùng đã chọn đây là đất khởi nghiệp dựng nước, xây dựng nhà nước Văn Lang. Từ thời Hùng Vương đến nay tỉnh Phú Thọ đã trải qua nhiều thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Vậy hiện nay Phú Thọ thuộc miền nào là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.
Giới thiệu sơ lược về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm văn hiến từ khi Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Tính đến thời điểm hiện nay Tỉnh Phú Phọ hiện nay có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, dân số hơn 1,4 triệu người. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị với 225 xã, phường, thị trấn.
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.
Vị trí địa lý của tỉnh
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55 phút đến 21o43 phút vĩ độ Bắc; 1040 48 phút đến 1050 27 phút kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với phía Tây giáp với tỉnh Sơn La, Yên Ba; phía Đông Nam giáp với Thành phố Hà Nội; phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; phía Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang.
Các điểm cực của tỉnh Phú Thọ: Điểm cực bắc tại xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng. Điểm cực nam tại xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn. Điểm cực đông tại: xóm Vinh Quang, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì. Điểm cực tây tại thôn Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng tây, Vân Nam của Trung Quốc.
Phú Thọ cũng là tỉnh nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: Đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
Phụ Thọ thuộc miền nào?
Từ thời Hùng Vương đến nay tỉnh Phú Thọ đã trải qua nhiều thay đổi về địa danh và địa giới hành chính nên câu hỏi đặt ra hiện nay Phú Thọ thuộc miền nào?
Theo nghiên cứu tìm hiểu thì tỉnh Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía Bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước. Nơi đây có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 15 tỉnh, cụ thể là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cùng 21 huyện, một thị xã phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Tỉnh Phú Thọ cũng nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60 km.
Tỉnh Phú Thọ có bao nhiêu huyện/thành phố?
Theo số liệu thống kê hiện nay tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm:
Thành phố Việt Trì đô thị loại I (là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh và là thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt Nam) với 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường.
Thị xã Phú Thọ với 10 đơn vị hành chính gồm 5 phường.
Huyện Thanh Sơn với 23 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Thanh Sơn và 22 xã.
Huyện Tân Sơn với 17 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Tân Phú và 16 xã.
Huyện Yên Lập với 17 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Yên Lập và 16 xã.
Huyện Cẩm Khê với 31 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Sông Thao và 30 xã.
Huyện Tam Nông với 20 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Hưng Hóa và 19 xã.
Huyện Thanh Thủy với 15 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Thanh Thủy và 14 xã.
Huyện Hạ Hòa với 33 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Hạ Hòa và 32 xã.
Huyện Thanh Ba với 27 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Thanh Ba và 26 xã.
Huyện Đoan Hùng với 28 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Đoan Hùng và 27 xã.
Huyện Lâm Thao với 14 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Lâm Thao và 13 xã.
Huyện Phù Ninh với 19 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Phong Châu và 18 xã.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Phú Thọ thuộc miền nào để độc giả quan tâm theo dõi nắm được. Có thể thấy Phú Thọ là một trong các tỉnh nằm ở trung tâm của nền văn minh Sông Hồng. Phú Thọ là đất cội nguồn, đất của thế dựng nước và giữ nước, đất của di tích lịch sử, đất của các danh thắng, của các sản vật thiên nhiên độc đáo.