Mọi doanh nghiệp sản xuất đều đặt mục tiêu cung cấp đến khách hàng những sản phẩm hoàn chỉnh, không dính lỗi sản xuất. Bằng cách nào để doanh nghiệp có thể kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay khách hàng? Theo đó, tại các doanh nghiệp, vị trí PQC hay Processing Quality Control sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng được hoàn hảo nhất.
Vậy PQC là gì? PQC viết tắt là gì? Chức vụ PQC là gì? Công việc của PQC bao gồm như gì? Mức lương vị trí kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp như thế nào? Để giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
PQC là gì?
PQC viết tắt là gì? PQC được viết từ cụm từ Processing Quality Control được hiểu là nhân viên kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, đảm bảo các sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt nhất.
Nhân viên PQC có thể làm việc tại nhiều lĩnh vực khác nhau như: thực phẩm, dệt may, linh kiện động cơ, linh kiện điện tử, v.v.
Tại một số lĩnh vực mang tính đặc thù cao, nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ được trang bị thêm các thiết bị đo lường như thước cặp, đồng hồ, v.v. Họ phải ghi lại các kết quả kiểm tra thông qua các báo cáo thử nghiệm. Khi phát hiện lỗi, nhân viên PQC sẽ nhanh chóng thông báo đến người chịu trách nhiệm để phân tích và tìm hướng giải quyết kịp thời.
Công việc của nhân viên PQC
Nhiệm vụ chính của nhân viên PQC là đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng trong suốt quá trình sản xuất trước khi đến tay người tiêu dùng. Mỗi ngành nghề sẽ có những tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, do đó công việc cụ thể của vị trí PQC cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung PQC sẽ đảm nhận những công việc sau:
- Giám sát hoạt động của thiết bị sản xuất đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất
- Đề xuất phương án điều chỉnh quá trình sản xuất, lắp ráp
- Đọc các thông số kỹ thuật và bản thiết kế
- Vận hành các thiết bị và phần mềm kiểm tra điện tử
- Tiến hành kiểm tra, thử nghiệm các sản phẩm và vật liệu đang được sản xuất dựa trên bộ công cụ tiêu chuẩn
- Loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm và vật liệu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng
- Lập báo cáo kiểm tra và thử nghiệm, chẳng hạn: nhiệt độ, độ ẩm, trọng lượng, v.v
- Phối hợp xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng cho doanh nghiệp
Yêu cầu cần có của nhân viên chức vụ PQC là gì?
Để trở thành một nhân viên PQC bạn cần đáp ứng những kỹ năng quan trọng như sau:
Kỹ năng giám sát
Công việc chính của PQC là đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng. Để thực hiện được điều này, kỹ năng giám sát được xem là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất đối với mọi PQC. Kỹ năng giám sát tốt giúp bạn kịp thời phát hiện vấn đề, lỗi từ sản phẩm, qua đó có hướng xử lý kịp thời.
Kỹ năng quản lý tình huống
Trong quá trình sản xuất, những sai sót là điều khó tránh khỏi, hay các sự cố phát sinh đột ngột. Bởi vậy, một PQC cần có khả năng nhạy bén và xử lý tình huống tốt nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của vấn đề đến hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm.
Kỹ năng quản lý
Trong quá trình làm việc, nhân viên PQC phải làm việc với nhiều công nhiên tại doanh nghiệp. Bởi vậy kỹ năng quản lý tốt sẽ giúp bạn đảm bảo hiệu quả công việc được giao, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách kịp thời, hiệu quả.
Kỹ năng làm việc nhóm
Như Glints vừa nhắc ở phần trên, tính chất công việc của PQC phải làm việc với nhiều nhân sự khác trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận IQC (Input Quality Control) và các bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm khác. Do vậy, kỹ năng làm việc nhóm được xem là yêu cầu thiếu yếu với một nhân viên PQC.
Thành thạo sử dụng các phần mềm phục vụ công việc
Trong quá trình làm việc, PQC sẽ phải làm việc cùng với các phần mềm kiểm soát quá trình; phân tích; thu thập dữ liệu và trình bày. Bởi vậy, sử dụng thành thạo các công cụ phục vụ công việc trên là yêu cầu bắt buộc với PQC.
Đọc thêm: Kỹ Năng Đưa Ra Quyết Định: 7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả
Định hướng nghề nghiệp nhân viên PQC
Nếu bạn có định hướng làm việc tại vị trí PQC, bên cạnh những kỹ năng kể trên bạn cần phải đáp ứng những đòi hỏi về kiến thức chuyên môn.
Để thực hiện tốt nhất công việc của mình, bạn cần có kiến thức nền tảng và kỹ năng nghiêm vụ tốt để đưa ra kết luận cụ thể trong công việc. Hay cụ thể hơn, bạn cần hiểu được tính chất hoạt động, quy trình sản xuất, và tiêu chuẩn của sản phẩm ở từng giai đoạn nhất định.
Đồng thời, bạn cần phải có hiểu biết về đặc điểm, tính chất của các loại nguyên vật liệu được dùng trong quá trình sản xuất. Điều này sẽ góp ích cho bạn trong việc đưa ra quyết định sử dụng hay loại bỏ nguyên vật liệu trong sản xuất.
Để trở thành một PQC chuyên nghiệp, bạn không chỉ dừng lại ở việc trau dồi kiến thức lý thuyết suông, bạn cần áp dụng nó vào thực tế công việc.
Đọc thêm: QA Và QC Là Gì? Phân Biệt Nhân Viên QA Và Nhân Viên QC
Mức lương của PQC như thế nào?
Mức lương của vị trí PQC như thế nào? Theo đó, mức lương trung bình của nhân viên kiểm soát chất lượng dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng, hoặc có thể cao hơn lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Tại các vị trí cao cấp hơn như quản lý, trưởng phòng thì mức lương trung bình có thể lên đến 90 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên để xác định một con số cụ thể cho mức lương của nhân viên PQC sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như lĩnh vực cụ thể, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, vị trí đảm nhận, hay địa điểm làm việc, v.v.
Đọc thêm: Chi Tiết 7 Công Cụ Quản Lý Chất Lượng Hiệu Quả
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chủ đề “PQC là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của một nhân viên kiểm soát chất lượng, cũng như là một gợi ý nghề nghiệp thú vị cho bạn.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả