Để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, chúng ta cần bổ sung thêm Probiotics cũng như Prebiotics trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn về công dụng, vai trò của hai loại trên đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt Probiotics và prebiotics, từ đó, chúng ta sẽ có kế hoạch bổ sung thực phẩm phù hợp.
05/02/2021 | Những sai lầm khi sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh16/01/2021 | Hướng dẫn cha mẹ phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa07/01/2021 | Cẩm nang những thông tin cần biết về men vi sinh – probiotic10/07/2020 | Men vi sinh Enterogermina có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?
1. Probiotics và Prebiotics là gì?
Để có thể phân biệt Probiotics và prebiotics, trước hết mọi người cần hiểu bản chất của hai loại này.
Probiotics là các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Probiotics hay còn được biết đến là men vi sinh, chúng là những loại vi khuẩn có thể đem lại nhiều lợi ích đối với hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung. Đó cũng là lý do vì sao Probiotics được coi là những lợi khuẩn tốt cho sức khỏe của mọi người. Trên thực tế, loại men vi sinh này có trong thành phần của một số thực phẩm, các chế phẩm sinh học hoặc chất bổ sung,…
Trong khi đó, Prebiotics chính là thực phẩm khó tiêu hóa tại dạ dày và ruột non của chúng ta. Các loại chất xơ được đánh giá là nguồn bổ sung Prebiotics khá dồi dào và đa dạng. Nếu như men vi sinh đem lại lợi ích cho hệ tiêu hóa thì Prebiotics lại là nguồn dinh dưỡng giúp lợi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy về bản chất, Probiotics và Prebiotics không có nhiệm vụ giống nhau. Chúng bổ trợ cho nhau, cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể.
2. Vai trò của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa
Khi tìm hiểu cách phân biệt Probiotics và prebiotics, mọi người cũng quan tâm tới vai trò của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp bạn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ nấm và một số vi khuẩn gây hại tới đường ruột. Không những vậy, nếu đảm bảo lượng men vi sinh theo nhu cầu của cơ thể, bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì,…
Chúng ta nên bổ sung Probiotics hàng ngày
Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng sự có mặt của lợi khuẩn đường ruột góp phần giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể. Bởi vì chúng kết hợp với nhau, tạo nên chuỗi axit béo, vitamin K – hàng rào bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Không thể phủ nhận rằng Probiotics giữ vai trò quan trọng, không thể thay thế trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Đó là lý do vì sao chúng ta nên quan tâm bổ sung các thực phẩm chứa men vi sinh để tăng cường khả năng hấp thu của cơ quan tiêu hóa nói chung.
3. Bật mí cách phân biệt Probiotics và prebiotics
Trên thực tế, khá nhiều bạn vẫn băn khoăn không biết Probiotics và Prebiotics có những điểm khác biệt nào? Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, mọi người nên tham khảo một vài đặc điểm phân biệt Probiotics và Prebiotics sau đây.
Mọi người nên nắm đặc điểm phân biệt Probiotics và prebiotics
3.1. Vai trò đối với hệ tiêu hóa
Như đã phân tích ở trên, men vi sinh và Prebiotics khác nhau về bản chất. Trong đó, nhiệm vụ chính của các loại men vi sinh là hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Mặc dù là vi khuẩn nhưng Probiotics không gây hại cho cơ thể chúng ta, thay vào đó, chúng đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Để duy trì chức năng hệ tiêu hóa nói chung, mọi người hãy cố gắng cân bằng lượng lợi khuẩn và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Nếu hại khuẩn vượt quá probiotics, chức năng hệ tiêu hóa sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Trong khi đó, Prebiotics chính là nguồn dinh dưỡng giúp lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong đường ruột. Dù nhiệm vụ khác nhau song Prebiotics và Probiotics lại có cùng mục tiêu, đó là tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể mỗi người.
Bạn có thể bổ sung Probiotics từ thực phẩm lên men
Bên cạnh đó, Prebiotics còn hỗ trợ khả năng hấp thu canxi của cơ thể, kích thích phát triển tế bào có lợi đối với đường ruột. Đặc biệt, Prebiotics còn kiểm soát lượng đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.
3.2. Nguồn thực phẩm cung cấp Prebiotics và probiotics
Để phân biệt Probiotics và prebiotics, chúng ta có thể dựa vào các loại thực phẩm chứa hai chất này. Trên thực tế, nguồn bổ sung men vi sinh khá đa dạng và dễ tìm kiếm trên thị trường. Sau khi ăn, uống thực phẩm chứa probiotics, lợi khuẩn sẽ được bổ sung trực tiếp vào quần thể đã tồn tại sẵn trong đường ruột.
Mọi người có thể tham khảo một số thực phẩm hỗ trợ bổ sung probiotics, điển hình là sữa chua men sống. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vì hương vị thanh mát, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo và bổ sung thực phẩm lên men vào thực đơn ăn uống hàng ngày, ví dụ như món dưa muối, cà muối hoặc kim chi,… Những món ăn này khá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam ta. Đặc biệt, rất nhiều chế phẩm sinh học đã ra đời nhằm cung cấp men vi sinh đường ruột, có thể kể tới các loại cốm…
Tốt nhất chúng ta ưu tiên bổ sung Probiotics từ nguồn thực phẩm có sẵn thay vì sử dụng các loại chế phẩm sinh học. Nếu có nhu cầu bổ sung lợi khuẩn bằng chế phẩm sinh học, bạn nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi sử dụng, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ nhé!
Khác với probiotics, Prebiotics được tìm thấy chủ yếu từ những thực phẩm giàu carbohydrate, tiêu biểu là chất xơ hoặc các loại chứa nhiều tinh bột đề kháng. Về bản chất, thực phẩm này khá khó tiêu hóa trong cơ thể, chúng thường nằm ở ruột già và trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào để lợi khuẩn phát triển lớn mạnh hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ bổ sung khá nhiều prebiotics
Tìm hiểu về những thực phẩm bổ sung Prebiotics hiệu quả, chúng ta không thể không nhắc tới yến mạch, quả tây, măng tây và một số loại đậu đỗ. Chúng đều là thực phẩm quen thuộc và dễ tìm kiếm, vậy nên mọi người hãy bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhé!
4. Bí quyết duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Sau khi nắm được những đặc biệt phân biệt Probiotics và prebiotics, chắc hẳn mọi người cũng biết cách chăm sóc, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Để làm được điều này, chúng ta cần đảm bảo cân bằng hàng ngàn loại vi khuẩn trong đường ruột.
Cách tốt nhất đó là bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột, thường xuyên ăn sữa chua, các thực phẩm lên men lành mạnh hoặc chế phẩm sinh học bổ sung probiotics. Bên cạnh đó, mọi người có thể nuôi dưỡng, phát triển quần thể lợi khuẩn trong đường ruột bằng cách bổ sung Prebiotics – nguồn dinh dưỡng chính của probiotics.
Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người đã nắm được một số đặc điểm phân biệt Probiotics và prebiotics. Nếu hiểu được bản chất và vai trò của hai loại này, chúng ta sẽ bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.