Pressure gauge hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất, chúng được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống cơ khí để đo áp suất nội tại hay chân không. Và ngay cả trong trái tim của một chiếc xe ô tô (Bộ máy) mà bạn vẫn đang sử dụng mỗi ngày cũng tồn tại bộ phận quan trọng này. Vậy pressure gauge là gì?
Pressure gauge là gì?
Đồng hồ đo áp suất (Pressure gauge) là dụng cụ được sử dụng cho việc đo áp suất tại một vị trí nào đó. Chẳng hạn như đo áp suất của bồn chứa nước, bồn ga, ống dẫn,…
Ngoài ra chúng còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau và tùy thuộc vào mục đích sử dụng, chúng ta sẽ có những loại đồng hồ đo áp suất riêng biệt.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất
Trên thị trường có khá nhiều dòng đồng hồ đo áp suất khác nhau, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là dạng điện từ và cơ khí.
Đồng hồ đo áp suất cơ khí
Cấu tạo: Loại đồng hồ đo áp suất này gồm có một ống đồng bản rộng và dẹp, đồng thời nó được uống cong thành hình dấu chấm hỏi rất đặc trưng. Một đầu của ống đồng được bịt kín, đầu còn lại thì nới trực tiếp với lưu thể cần đo áp suất.
Phần đầu ống đầu được bịt kín sẽ liên kết cùng với một bánh răng, bánh rằng này thì liên kết với một kim đồng hồ và lò xo đàn hồi ( Thông qua một trục nối).
Nguyên lý hoạt động: Trong quá trình hoạt động, áp suất từ môi trường đo sẽ làm cho ống đồng bên trong thiết bị đo co giãn. Từ đó những bánh răng sẽ làm cho kim đồng hồ quay với một chỉ số tương ứng với áp suất môi trường gây ra. Còn khi áp suất từ môi trường đo không đủ lớn để làm ống đồng co giản thì kim đồng hồ sẽ trở vờ vạch số 0 nhứ lò so đàn hồi.
Đồng hồ đo áp suất loại điện từ
Cấu tạo: Khác biệt hoàn toàn với loại đồng hồ cơ khí, đồng hồ đo áp suất suất điện từ cấu tạo bởi một cảm biến có tấm chắn màn áp lực nối trực tiếp với con trượt. Và sự di chuyển của con trượt này phụ thuộc vào áp suất mà môi trường đo tác động lên tấm màn.
Nguyên lý hoạt động: Khi áp suất môi trường thay đổi, nó sẽ tác động lên tấm màn và khiến tấm màn phồng lên hoặc xẹp xuống. Dưới sự thay đổi của tấm màn này mà con trượt sẽ bắt đầu di chuyển và khiến cho điên trở của cảm biến từ đó thay đổi theo.
Điều này sẽ làm cho dòng điện qua cuộn dây tăng, giảm (Tùy thuộc vào sự biến thiên của điện trở). Chính vì sự tăng giảm dòng điện này mà từ trường cũng thay đổi. Và do kim đồng hồ được làm bằng sắt nhiễm từ nên nó sẽ quay do từ trường mà cuộn dây tạo ra.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết, mong nó sẽ giúp ích cho mọi người nhé.
Các từ khóa liên quan:
- pressure gauge là gì
- gauge pressure là gì
- gauge là gì
- pressure là gì