Producer là nghề gì và cần các yếu tố nào để làm một producer thành công? Nếu như bạn đang tìm hiểu nghề producer là gì, bài viết sau của Glints sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn.
Producer là làm gì?
Producer có nghĩa là nhà sản xuất. Nghề producer thường thuộc về ngành giải trí. Nhà sản xuất tham gia vào quản lý, điều phối các mặt khác nhau trong quá trình sản xuất, ví dụ như chọn kịch bản, lên kế hoạch tài chính, v.v.
Producer là một trong những người quyết định thành bại của một dự án. Họ có vai trò kết nối các thành viên cũng như xem xét các nguồn lực tài chính, nhân sự. Họ là người giải quyết các vấn đề và trở ngại trong đội ngũ dàn dựng, sản xuất.
Trong bài viết này của Glints, chúng ta sẽ cùng tập trung vào vị trí film producer – nhà sản xuất phim ảnh nhé.
Mô tả công việc của vị trí producer
Một producer sẽ chịu trách nhiệm cho khá nhiều công việc. Thông thường, nhiệm vụ của một nhà sản xuất bao gồm:
- Lựa chọn chủ đề, kịch bản cho các vở kịch, quảng cáo, chương trình và phim
- Thử giọng, lựa chọn dàn diễn viên cùng với casting director cũng như đoàn làm phim
- Phê duyệt các khía cạnh tài chính và thiết kế của quá trình sản xuất
- Giám sát quá trình sản xuất bao gồm vũ đạo, biểu diễn, ánh sáng
- Quản lý quá trình hậu kỳ bao gồm tổng thể của tác phẩm, lựa chọn nhạc, chỉnh sửa và các hiệu ứng đặc biệt
- Đảm bảo ngân sách hợp lý và đúng tiến độ
- Quảng cáo tác phẩm thông qua liên hoan phim, phỏng vấn và quảng cáo
Các vị trí nhà sản xuất trong tổ sản xuất
Bạn có biết các vị trí khác của producer là gì không? Ngoài vị trí producer chính, chúng ta còn có khác cái tên chức vụ khác trong tổ sản xuất, tập trung vào các phần việc chi tiết hơn:
- Executive Producer: Nhà sản xuất điều hành hoặc Nhà sản xuất gọi vốn. Họ là người tìm kiếm nguồn đầu tư, thu thập tiền về để thực hiện dự án.
- Associate Producer: Còn được gọi là Nhà sản xuất liên kết, họ ít tham gia vào dự án phim mà chịu trách nhiệm liên kết với các ngoại tố để dự án phim được thuận lợi. Họ là người đem lại những giá trị thiên về các mối quan hệ thay vì tiền mặt. Chẳng hạn họ quen biết một diễn viên và kết nối để họ đồng ý tham gia vào dự án đó.
- Creative Producer: Người với khả năng sáng tạo cao, kết hợp với đạo diễn và biên kịch để sửa và phat triển nội dung kịch bản. Một creative producer thường tìm ý tưởng rồi cùng biên kịch triển khai thành một kịch bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, người sản xuất sáng tạo lại không có mặt trong phẩn credit phim do không được coi là một vị trí.
- Post Producer: Ví dụ, họ có thể là người nhiều kinh nghiệm làm hậu kỳ tham gia quá trình hậu sản xuất phim để hỗ trợ nhà sản xuất chính của dự án. Khi đó họ có thể được đưa lên vị trí post producer trong phần giới thiệu.
- Line Producer: Đây là cánh tay phải của nhà sản xuất chính, chuyên gia lên kế hoạch ngân sách và giám sát các vấn đề kỹ thuật, tài chính trong sản xuất.
- Marketing Producer: Công việc producer này khá mới và được dùng để nhấn mạnh vai trò tiếp thị dự án tới công chúng, tăng độ phủ sóng.
Kỹ năng củamột producer là gì?
Để làm một nhà sản xuất, bạn cần đến các kỹ năng và tố chất sau.
Kiến thức chuyên môn
Producer cần có kiến thức làm phim cũng như hiểu biết về các tổ, vị trí công việc, và tính chất công việc của từng vị trí để có thể phối hợp, quản lý một cách hiệu quả nhất.
Tư duy sáng tạo, logic, và phản biện
Một nhà sản xuất, tương tự như đạo diễn hay đạo diễn nghệ thuật, sẽ cần đến óc sáng tạo để có thể mang những yếu tố thẩm mỹ ấn tượng vào tác phẩm. Ví dụ, phần hiệu ứng có vai trò quan trọng để làm một bộ phim nổi bật. Nhà sản xuất cần xác định được thế nào là hiệu ứng hợp với các phân cảnh cũng như nội dung chính của bộ phim.
Ngoài ra, tư duy phản biện và tư duy logic sẽ giúp các producer giải quyết vấn đề trong quá trình làm phim.
Kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục
Khả năng lãnh đạo, tổ chức, và thuyết phục là rất cần thiết. Ngoài việc quản lý các thành viên trong tổ sản xuất, một nhà sản xuất cũng chịu trách nhiệm thu hút nguồn tài trợ về cho dự án.
Vì vậy, nếu muốn làm producer, bạn sẽ cần đến khả năng đàm phán và thuyết phục để có thể tìm được nhà đầu tư. Ngoài ra, đàm phán mức chi phí hợp lý dành cho diễn viên và các thành viên đoàn phim cũng nằm trong trách nhiệm của producer. Nên rèn luyện kỹ năng này luôn là một phương án thông minh.
Kỹ năng ra quyết định
Nhà sản xuất thường phải đưa ra các quyết định quan trọng. Ví dụ như khi sản xuất gặp khó khăn, khủng hoảng.
Việc đưa ra quyết định không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên một bộ não biết lựa chọn và quyết định đúng đắn sẽ có thể làm một producer được trọng vọng.
Kỹ năng giao tiếp
Trong các kỹ năng mềm cần thiết, một nhà sản xuất không thể thiếu khả năng giao tiếp tốt. Chịu trách nhiệm cho nhiều đầu việc và phải tiếp xúc với nhiều người, producer cần biết giao tiếp hài hoà để có thể cân bằng các mối quan hệ trong môi trường làm việc.
Phân loại một số Producer khác
Ngoài nhà sản xuất phim, các định nghĩa khác của producer là gì?
Record producer
Đây là vị trí nhà sản xuất âm nhạc. Về cơ bản, công việc này có nghĩa là bạn giám sát, quản lý các khía cạnh (sáng tác, chọn bài, nhạc cụ, phối khí, v.v) trong quá trình sản xuất bài hát hoặc album.
Bạn cũng sẽ định hướng chỉ đạo khi thu âm, theo dõi và cộng tác nghệ sĩ, chỉnh sửa và sản xuất các bản nhạc.
Đọc thêm: Ca Sĩ Là Gì? Có Phải Chỉ Cần Cầm Mic Là Có Thể Trở Thành Ca Sĩ?
Media Producer
Media producer là nhà sản xuất truyền thông – người hợp tác tham gia vào một số việc như sản xuất âm thanh, video cho quảng cáo, các phương tiện truyền thông, v.v.
Nhiệm vụ chính của media producer là sắp xếp, chỉnh sửa video, phát triển các tài liệu chương trình, v.v.
Video Producer
Nhà sản xuất video phụ trách quá trình tiền và hậu sản xuất video. Họ sẽ lên kế hoạch, chỉnh sửa, lịch trình, và phân phối các video cuối cùng.
Mức lương producer có cao không?
Theo nghiên cứu, thu nhập trung bình của producer nằm trong khoảng 10.5 triệu đồng đến 32 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ phụ thuộc vào quy mô của dự án và năng lực của bạn.
Sản phẩm càng thành công, mức lương producer sẽ càng cao. Các producer danh tiếng có thể thu nhập tới hàng trăm triệu đồng.
Lời kết
Trên đây là bài viết về công việc producer là làm gì và để trở thành producer bạn sẽ phải có các kỹ năng nào. Nếu như bạn có hứng thú và đam mê với nghề sản xuất, bạn hãy luôn học hỏi và rèn luyện chăm chỉ để có thể đạt được ước mơ.
Đừng quên tìm những thông tin bổ ích và cơ hội làm việc phù hợp với Glints Việt Nam nhé!
Tác Giả