Product Placement
Khái niệm
Product Placement còn được gọi là Embedded Marketing hoặc Embedded Advertising.
Product Placement là một hình thức quảng cáo trong đó hàng hóa và dịch vụ có thương hiệu được giới thiệu trong một sản phẩm video nhắm đến đối tượng lớn. Product Placement thường được tìm thấy trong phim, chương trình truyền hình, video cá nhân, radio hoặc liveshow.
Để đổi lấy quyền Product Placement, các công ty có thể trả cho nhà sản xuất hoặc studio tiền mặt, hàng hóa hoặc dịch vụ.
Product Placement tạo cảm giác tích cực đối với thương hiệu được quảng cáo. Sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng, nhắc đến hoặc thảo luận trong chương trình mà không quảng cáo rõ ràng.
Điều này cho phép khán giả gắn kết mạnh mẽ hơn với thương hiệu và biện minh cho quyết định mua hàng của họ. Khi một thương hiệu xuất hiện trong một bộ phim hay chương trình truyền hình thì rất có thể là do một nhà quảng cáo đã trả tiền cho đặc quyền đó.
Một số người tin rằng quảng cáo như vậy là không trung thực và dối trá, nhằm dễ dàng tác động đến đến trẻ em.
Các nhà quảng cáo và nhà sản xuất đã trở nên tinh vi hơn trong cách họ thực hiện Product Placement. Ví dụ: sự xuất hiện của sản phẩm có thể tương đối công khai hoặc liền mạch, ví dụ như mọi chiếc xe hơi, giày hoặc đồ uống đặc trưng trong một bộ phim là của cùng một hãng sản xuất.
Một chiến thuật tinh tế khác là tránh hiển thị nhãn hiệu hoặc logo nhưng có màu sắc hoặc bao bì đặc biệt của sản phẩm, chẳng hạn như chai thủy tinh cong của Coca-Cola.
Product Placement tạo ra hiệu ứng quảng cáo cả rõ ràng và tiềm ẩn. Người xem Product Placement dễ nhận diện thương hiệu hơn sau khi thấy nó được sử dụng trong một bộ phim.
Product Placement cũng có thể tạo ra và nuôi dưỡng tình cảm đối với thương hiệu, cũng như thúc đẩy ý định mua hàng. Các thương hiệu được gắn với các nhân vật hoặc cảnh quay hấp dẫn sẽ thu hút nhiều người hơn.
Ví dụ về Product Placement
Các bộ phim James Bond là ví dụ tốt về Product Placement. Mặc dù một số nhà quảng cáo thay đổi qua nhiều năm, có nhiều hãng đua nhau để Product Placement trong bộ phim này. Chẳng hạn, trong phần làm lại của Casino Royale, Ford đã trả 14 triệu USD để James Bond lái một chiếc xe của họ trong khoảng ba phút trên màn hình.
Ngoài ra các ví dụ về Product Placement nổi tiếng là kẹo của hãng Reese’s Pieces trong E.T, hoặc cảnh trong phim Wayne’s World mỉa mai Product Placement trong khi thực chất là đang quảng cáo 5 nhãn hiệu khác nhau.
Xu hướng về Product Placement
Với sự phổ biến của các trình chặn quảng cáo và sự lan truyền của livestream, hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình đã bị ảnh hưởng. Sử dụng Product Placement là một cách thay thế các quảng cáo này. Một xu hướng gần đây là Product Placement xuyên suốt toàn bộ bộ phim hoặc chương trình.
Trong vài trường hợp, khi các nhà quảng cáo phản đối thương hiệu của họ được nhắc đến trong chương trình có thể loại bỏ logo kĩ thuật số, hoặc chèn các logo khác vào.
(Theo investopedia)