La hán quả là một vị thuốc không quá xa lạ với người dân Việt Nam. Nó được bày bán rộng rãi, được sử dụng như một loại nước giải khát, thanh nhiệt ngày hè nóng bức. Vậy cụ thể, loại quả này có công dụng gì? Mua ở đâu và giá bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Quả la hán là gì?
Lá hán là một loại cây dạng leo, có thân cao từ 1-3m, mọc tua rua và có khả năng uốn và sống dựa vào các cây thực vật khác để leo lên đón ánh sáng mặt trời.
Phần lá có hình trái tim, dài khoảng 10cm, rộng 3cm. Hoa mọc theo chùm, mỗi chùa gồm 2-3 hoa. Hoa có màu vàng nhạt, dài khoảng 3cm.
Quả của loại cây này là phần được sử dụng làm thuốc, có hình cầu, đường kính dao động trong khoảng từ 5-8cm (Tùy theo quả to hay nhỏ). Quả có màu xanh lục, khi được phơi khô hay sấy khô sẽ chuyển sang màu nâu hoặc vàng. Phần bên ngoài của quả có một lớp lông nhu mỏng, khá giòn, có thể dùng tay bóp được. Bên trong quả có nhiều hạt và thịt màu trắng, sờ vào cảm giác xốp nhẹ. Hạt của quả la hán có hình tròn, ở giữa có rãnh nhỏ.
Loại cây này mọc nhiều tại các khu vực phía Nam Trung Quốc và Bắc Thái Lan. Nếu như trước đây, loại cây này chủ yếu mọc hoang, thì giờ nhờ vào giá trị kinh tế mà thảo dược này mang lại, con người đã quy hoạch và trồng nó để cung cấp cho người có nhu cầu.
La hán quả có tác dụng gì?
Uống la hán quả giảm cân
Loại quả này thường được dùng để pha chế nước uống. Nó có vị ngọt tự nhiên, nên người ta thường dùng nó để thay thế cho một số loại đường và nước ngọt. Không những thế, năng lượng chất béo có trong la hán quả còn thấp hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác. Vì vậy, người béo phì thừa cân, thậm chỉ bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng loại quả này để ngăn ngừa những triệu chứng nguy hiểm của bệnh.
Theo các tài liệu y học cổ ghi chép lại, đây được coi là một dược liệu vô cùng quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ xa xưa. Sử dụng nước của loại quả này này thường xuyên sẽ giúp người bệnh tiểu đường giảm tối đa hàm lượng đường trong máu.
Từ đó khiến cơ thể kích thích sản sinh insulin nhiều hơn. Không chỉ có tác dụng lớn cho người thừa cân, béo phì, quả còn có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị, giảm biến chứng xấu cho người tiểu đường.
La hán quả có tốt cho bà bầu?
Quả của loại thảo dược này có vị ngọt, tính mát mang lại tác dụng giải độc, thanh nhiệt rất tốt, nhất là với các chị em trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, sử dụng trong quá trình mang thai còn giúp cho các chị em tránh được một số bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, hen suyễn, táo bón,…
Lưu khi khi bà bầu sử dụng la hán quả:
- Chị em không nên sử dụng loại quả này trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Vì điều này sẽ không tốt cho thai nhi.
- Bà bầu có cơ địa yếu, hay bị đau bao tử thì không nên sử dụng các bài thuốc có thành phần từ loại quả này.
La hán quả chữa bệnh gì?
- Chống dị ứng: Thành phần trong quả có tác dụng kháng histamin – Hoạt chất gây ứng chế hệ miễn dịch. Vì vậy, sử dụng thường xuyên sẽ rất tốt cho những người có cơ địa mẫn cảm với các tác nhân dị ứng.
- Giải độc, kích thích tiêu hóa: La hán quả có tính hàn, mang tới tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan. Bởi vậy, nó rất tốt cho việc thải độc gan và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngăn chặn các triệu chứng như trào ngược dạ dày, chướng bụng đầy hơi,… hiệu quả
- Ngăn ngừa bệnh lý hô hấp: Ngoài tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng xấu về đường tiêu hóa, la hán quả còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn,…
- Chống dị ứng: Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nhẹ, người ta thường sử dụng loại quả này thay vì dùng các loại kháng sinh. Bởi nó có khả năng ức chế sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có hại một cách đáng kinh ngạc.
- Ngăn ngừa ung thư: Nhờ tồn tại nhiều hoạt chất chống oxy hóa, quả la hán có thể kìm hãm được sự phát triển của tế bào ung thư ở giai đoạn nhẹ. Bởi bậy, người mắc ung thư ở giai đoạn mới chớm có thể sử dụng như một giải pháp hỗ trợ điều trị, cũng như bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Ngoài loại thảo dược này, Chè dây cũng là vị thuộc được liệt vào trong danh sách dược liệu có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Cùng tìm hiểu kỹ công dụng của nó trong bài viết này nhé!
La hán quả uống nhiều có tốt không?
Loại quả này có tính mát, vị ngọt, mang tới tác dụng nhuận tràng, bổ phế rất tốt. Do vậy, loại nước uống từ dược liệu này rất phù hợp với người mắc các bệnh lý về tiêu hóa và hô hấp. Tuy vậy, thì những người có thể chất “hư hàn”, cụ thể là người có biểu hiện chân tay lạnh, da dẻ nhợt nhạt, lưỡi rêu trắng, đại tiện phân lỏng,.. thì không nên dùng hoặc quá lạm dụng.
Cách sử dụng la hán quả
Nước la hán quả với trà hoa cúc
Chuẩn bị nguyên liệu: 2-3 trái quả tươi, 25g hoa cúc
Cách thực hiện: 2 nguyên liệu trên đem rửa sạch, dùng tay bóc quả thành 8 miếng. Cho phần nguyên liệu đó vào nồi, đun với 1.5l nước sôi trong vòng 30 phút. Tiếp đó, thêm hoa cúc vào đun thêm 15 phút nữa thì tắt bếp.
Quả la hán ngâm rượu
Để bảo toàn nguyên vẹn dược tính có trong quả, người ta thường đem ngâm rượu. Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 10 trái tươi hoặc khô, 4l rượu trắng, bình thủy tinh.
Cách thực hiện: Quả đem rửa sạch rồi lấy phần thịt bên trong, cho vào bình thủy tinh rồi đổ lượng rượu vừa đủ vào. Ủ rượu trong khoảng 9 tháng là có thể sử dụng được. Trong quá trình sử dụng, bạn cần cất giữ rượu la hán quả ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Liều lượng sử dụng hợp lý: 1-2 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ sau bữa ăn.
Cách nấu la hán quả khô
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 trái khô (Nên lựa chọn những trái lớn, tròn đều, khi lắc có tiếng kêu, nếu không có thì ruột bên trong đã bị khô hết và không dùng được).
Cách thực hiện:
- La hán quả rửa sạch rồi dùng tay bóp lấy phần thịt và hạt bên trong.
- Đun sôi lượng nước vừa đủ, rồi cho nguyên liệu đã sơ chế bên trên vào nồi đun tiếp khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
- Người có cơ địa lạnh hoặc có tiền sử huyết áp thấp khi sử dụng nên cho thêm 1 lát gừng để uống cùng.
Cách pha la hán quả
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 trái khô (Nên lựa chọn trái khô khi lắc có tiếng kêu), 1 ấm trà, nước sôi.
Cách thực hiện: Rửa sạch quả, loại bỏ hết phần lông bám ở vỏ. Tách phần thịt và hạt bên trong ra bằng cách dùng dao bổ quả làm đôi, rồi dùng tay bóc. Tiếp đến, cho nguyên liệu đã sơ chế vào ấm trà rồi đổi nước sôi hãm khoảng 5-7 phút là có thể thưởng thức
La hán quả bao nhiêu tiền 1 kg?
Tại Việt Nam, đây được coi là thảo dược không được dùng phổ biến. Vì vậy, trên thị trường hiện nay loại quả này đa phần là được nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. Chình vì vậy, mức giá của loại quả này không hề rẻ một chủ nào. Tham khảo tại các đại lý, cửa hàng uy tín và các website bán hàng thì có thấy giá của la hán quả dao động từ 300-500k/1kg.
Loại thảo dược này là một trong những mặt hàng “khát” trên thị trường, do nhu cầu sử dụng là rất lớn. Bởi vậy, có rất nhiều cửa hàng lợi dụng tâm lý này để đẩy giá lên cao, nhưng chất lượng của quả la hán thì lại không tương xứng. Bởi vậy, để mua được chúng với chi phí phải chăng và chất lượng đảm bảo thì bạn nên tìm hiểu tại những cửa hàng uy tín, chất lượng.
La hán quả trồng và mua ở đâu?
Khó khăn lớn nhất trong việc trồng đó chính là việc chọn mua giống. Tại Việt Nam, loại quả này được trồng nhiều nhất ở các tỉnh vùng miền núi Phía Bắc như Sơn La, Lào Cai,… Nếu như đã từng đi qua các tỉnh này, chắc hẳn trên đường bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng người dân phơi la hán hoặc bày bán tại các phiên chợ. Ngoài ra, tại Việt Nam còn có một đơn vị quy hoạch trồng theo quy mô lớn đó là Trung tâm cây giống nguyên liệu Tam Đảo.
Đây là một vị thuốc nam được sử dụng phổ biến, có rất nhiều ứng dụng trong y học. Bởi vậy, bạn đọc có thể tìm mua la hán quả tại tất cả các hiệu thuốc đông y, phòng chẩn trị YHCT trên toàn quốc. Ngoài ra, trên các trang mạng xã hội cũng có rất nhiều người cung cấp loại quả này.
Tuy nhiên, trước khi gia quyết định mua, bạn nên tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân đã từng mua và sử dụng loại quả này để tránh rủi ro mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Để mua được hàng chất lượng với giá cả phải chăng, tốt nhất bạn nên tìm mua tại các hiệu thuốc có uy tín.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh quả la hán. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc.