Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu ?
ADN (DNA – tên khoa học là deoxyribonucleic acid) là vật liệu di tuyền ở đa số các cơ thể sống của sinh vật. ADN chứa đựng các thông tin di truyền qua các thế hệ và có khả năng phân đôi trong quá trình sinh sản. ADN quyết định đặc điểm của sinh vật. Vậy, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết sau đây.
Tham khảo bài viết hữu ích: Cấu tạo hóa học của ADN là gì?
ADN là gì?
ADN có mặt ở đa số các cơ thể sống của sinh vật, trong đó có con người. ADN có cấu trúc không gian dạng xoắn kép với 2 mạch song song. 2 mạch này xoắn đều quanh 1 mạch cố định và theo chiều ngược kim đồng hồ.
Cấu trúc xoắn của ADN là xoắn kép và mỗi người sẽ khác nhau, do đó mỗi cá thể có ADN khác biệt với nhau. Nhờ đặc tính này, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên nghiên cứu về ADN có thể phân tích sự phát triển và tiến hóa từng giống loài, đồng thời xác định được quan hệ huyết thống và những căn bệnh mang yếu tố di truyền về gen.
>>>>> Con cái sẽ được thừa hưởng ADN từ cả bố và mẹ. Để nắm rõ hơn được kiến thức di truyền, bạn đọc nên hiểu về quá trình nhân đôi ADN là gì và quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S kỳ trung gian của chu kỳ tế bào, bên trong nhân của sinh vật nhân thực hoặc bên ngoài tế bào để chuẩn bị cho sự phân chia tế bào diễn ra thuận lợi nhất.
Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo đúng nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc bổ sung: A-T và G-X.
+ Nguyên tắc nửa gián đoạn: 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại là được tổng hợp từ từng đoạn sau đó được nối lại với nhau.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con thì 1 mạch mới được tổng hợp, mạch còn lại là ADN mẹ.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc này sẽ chứa đựng đầy đủ thông tin di truyền trọn vẹn qua các thế hệ.
Các bước để nhân đôi ADN và hình thành ADN mới
Quá trình nhân đôi ADN sẽ diễn ra theo trình tự nhất định với các bước sau đây để hình thành ADN mới:
Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn
Nhờ enzym tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách dần và lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó có 1 mạch mang đầu 3’, mạch còn lại mang đầu 5’.
Bước 2: Tổng hợp mạch ADN mới
Enzim ARN-pôlimeraza tiến hành tổng hợp đoạn mồi và liên kết các nuclêotic tự do từ môi trường nội bào với nuclêotic ở trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
Bước 3: Hình thành phân tử mới
Khi mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn bắt đầu tiến hành thủ tục đóng xoắn, tạo ra 2 phân tử ADN con.
2 phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống nhau và giống với ADN của phân tử mẹ ban đầu, quá trình nhân đôi ADN kết thúc.
Mỗi đơn vị được tái bản sẽ gồm 2 chạc chữ Y phát sinh từ 1 điểm khởi đầu, thường được nhân đôi theo 2 hướng và trong 1 đơn vị tái bản sẽ có đoạn mồi cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN = số đoạn okazaki + 2.
ADN mang thông tin sức khỏe của chủ sở hữu
Hiện nay, xét nghiệm ADN là việc làm cần thiết và hữu ích đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc phân tích và xét nghiệm ADN có thể giúp chúng ta biết được thông tin di truyền với các mối quan hệ huyết thống giữa 2 mẫu vật được lấy từ 2 cá thể. Giám định ADN cho biết được mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con, ông bà và cháu, chú bác ruột và cháu, anh chị em ruột,….
Ngoài ra, xét nghiệm ADN còn là biện pháp để sớm phát hiện được những căn bệnh di truyền, những bệnh bất thường về gen như Down, Turner, Patau, bệnh Thalassemia, dị tật bẩm sinh,…..
Những ứng dụng của việc xét nghiệm ADN trong cuộc sống
Nhờ xét nghiệm ADN, đã có rất nhiều các trường hợp tìm được người thân thất lạc nhiều năm hoặc xét nghiệm huyết thống, sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bệnh lý di truyền,…Nói về lợi ích của giám định ADN thì không thể không nhắc đến:
+ Xét nghiệm được huyết thống, các mối quan hệ thân thích.
+ Tìm lại được hài cốt người thân, hài cốt liệt sĩ sau nhiều năm nhờ làm giám định ADN.
+ Nhiều trường hợp giám định ADN còn góp phần truy tìm thủ phạm, xác định danh tính nạn nhân và danh tính kẻ thủ ác, phục vụ công tác điều tra.
+ Xét nghiệm ADN thai nhi để biết được ai là cha đứa bé ngay khi đứa bé chưa chào đời.
+ Tầm soát được các căn bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh ung thư vú, các dị tật bẩm sinh,….
+ Sàng lọc trước sinh có thể phát hiện được các bệnh bất thường về gen, từ đó bác sĩ và bệnh nhân có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất ở giai đoạn đầu thai kỳ.
>>>>> Viện Genlab tự hào là địa chỉ giám định ADN, thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT uy tín cho khách hàng. Tại Viện Genlab, tất cả các xét nghiệm đều được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống phòng xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả có độ chính xác cao, mức giá hợp lý và thời gian nhanh chóng nhất.
Đừng quên đọc bài viết: Neut – kiến thức về chỉ số Neut và những điều cần biết