LINK TẢI NHANH FILE bản đồ hành chính Quận Hoàng Mai (12M)
Bản đồ Quận Hoàng Mai hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận Hoàng Mai, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin quy hoạch quận Hoàng Mai tại Thủ Đô Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được cập nhật mới năm 2023.
Giới thiệu vị trí địa lý Quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai là quận nội thành của thủ đô Hà Nội và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ.
Diện tích đất tự nhiên lớn thứ tư của thành phố 4.104,1ha (41 km²), sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm, chia làm 14 đơn vị hành chính bao gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.
Tiếp giáp địa lý: Quận Hoàng Mai là quận nội thành nằm ở phía đông nam của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên bởi ranh giới là sông Hồng
- Phía tây giáp huyện Thanh Trì
- Phía nam giáp huyện Thanh Trì
- Phía bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận Thanh Xuân.
Dân số Quận Hoàng Mai năm 2023 bao nhiêu?
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Hoàng Mai là 4.104,1ha (41 km²), dân số năm 2019 là 506.347 người. Mật độ dân số đạt 10.309 người/km².
Bản đồ hành chính Quận Hoàng Mai khổ lớn
PHÓNG TO
Thông tin quy hoạch Quận Hoàng Mai mới nhất
Công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại quận Hoàng Mai
UBND quận Hoàng Mai tổ chức hội nghị công bố Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại một phần ô đất thuộc phân khu ký hiệu B3; Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tại một phần ô quy hoạch ký hiệu D3/HTKT2 (thuộc địa bàn phường Đại Kim và Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai).
Theo Quyết định 842/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16-6-2020 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại một phần ô đất thuộc phân khu ký hiệu B3 (phường Đại Kim và Thịnh Liệt), khu đất điều chỉnh cục bộ quy hoạch có quy mô khoảng 6,06ha. Về ranh giới, phía Bắc giáp đầm Đỗi; phía Đông giáp khu vực quy hoạch ga Giáp Bát; phía Nam giáp khu dân cư phường Đại Kim; phía Tây giáp khu đô thị Đại Kim – Định Công.
Nội dung là: Điều chỉnh một phần diện tích đất có chức năng sử dụng từ đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật (có xác định chức năng bãi đỗ xe) thành đất công cộng, hỗn hợp (bao gồm chức năng chính là dịch vụ, thương mại, văn phòng và bãi đỗ xe – không có chức năng ở).
Định hướng phát triển không gian cơ bản giữ nguyên theo định hướng phát triển không gian tại Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, khu vực đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch được định hướng như sau:
Tổ chức không gian theo mô hình TOD (Transit Oriented Development – quy hoạch gắn với định hướng giao thông) gắn kết chặt chẽ với tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến đường sắt quốc gia, tuyến Monorail M2, khu vực ga Giáp Bát; hình thành mô hình xây dựng bãi đỗ xe kết hợp chức năng trung tâm thương mại, văn phòng và nhà kho theo mô hình hiện đại, kết nối đồng bộ, khoa học, ứng dụng công nghệ cao.
Trên cơ sở Quyết định 842/QĐ-TTg, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 2989/QĐ-UBND (ngày 6-7-2020) phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tỷ lệ 1/2000 tại một phần ô quy hoạch ký hiệu D3/HTKT2 tại phường Đại Kim và Thịnh Liệt.
Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch cục bộ chức năng sử dụng đất trên cơ sở quy mô, phạm vi thuộc ô quy hoạch đã được xác định, không làm ảnh hưởng đến định hướng về quy mô dân số, hạ tầng xã hội và định hướng hạ tầng kỹ thuật theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 6665/QĐ-UBND (ngày 3-12-2015); bảo đảm khớp nối hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc cảnh quan với khu vực xung quanh và khu vực ga Giáp Bát; bảo đảm không phá vỡ cấu trúc, định hướng phát triển không gian đô thị, phù hợp Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
Theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 đã được UBND thành phố phê duyệt, khu đất nghiên cứu điều chỉnh thuộc một phần ô quy hoạch ký hiệu D3/HTKT2 được xác định chức năng sử dụng đất là đầu mối hạ tầng kỹ thuật; nay điều chỉnh thành đất công cộng, hỗn hợp (bao gồm chức năng chính là dịch vụ, thương mại, văn phòng và bãi đỗ xe – không có chức năng ở).
Trong đó, chức năng cụ thể trong khu vực nghiên cứu điều chỉnh cục bộ bao gồm các hạng mục chính: Khu trung tâm thương mại, khu văn phòng, khu phụ trợ, nhà kho; khu bãi đỗ xe ngầm và cao tầng (khuyến khích áp dụng công nghệ thông minh).
Một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến: Mật độ xây dựng gộp tối đa 65%; tầng cao công trình từ 1 đến 11 tầng; tổng diện tích sàn tối đa 260.000m2; bảo đảm quy mô tối thiểu 4.000 chỗ đỗ xe (ô tô và xe máy) phục vụ cộng đồng và khách vào mua sắm…
Mục tiêu lập bản đồ quy hoạch tại quận Hoàng Mai
- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
- Xác định khung kết cấu hạ tầng xã hội – kỹ thuật đảm bảo phát triển bền vững, kế thừa chọn lọc Quy hoạch quận Hoàng Mai trước đây.
- Làm cơ sở tổ chức lập các Quy hoạch chi tiết; kiểm soát phát triển – quản lý đô thị.
- Phát triển đô thị hiện đại, gắn với việc bảo tồn tôn tạo các giá trị truyền thống.
- Tạo lập hình ảnh không gian kiến trúc đô thị kiểu mới, mang đậm bản sắc dân tộc.
Quy hoạch giao thông đối ngoại quận Hoàng Mai
Đường thủy: Cải tạo và nâng cấp cảng Khuyến Lương với diện tích hơn 20 ha. Đảm bảo nâng cao năng suất xếp dỡ có thể đạt mức trên 1 triệu tấn mỗi năm.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam trong khu vực sẽ được nâng cấp thành đường sắt quốc gia.
Đường sắt đô thị: Xây dựng tuyến số 1 và nhà ga đi nổi trên cầu cạn, tuyến số 3, số 4 và số 8.
Ga Giáp Bát sẽ trở thành ga dự phòng cho ha Hà Nội.
Đường bộ: Xây dựng đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giex và bến xe.
Các tuyến đường cấp đô thị tại quận Hoàng Mai
Đối với quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị quận Hoàng Mai sẽ diễn ra tại:
- Tuyến đường Nguyễn Xiển – Nghiêm Xuân Yêm – Hoàng Liệt.
- Quy hoạch và mở rộng tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
- Mở rộng đường Giải Phóng và Ngọc Hồi.
Các tuyến đường liên khu vực tại quận Hoàng Mai
Các tuyến đường liên khu vực quận Hoàng Mai được tiến hành quy hoạch nâng cấp gồm: tuyến đường vành đai 2.5, tuyến đường Minh Khai, Vĩnh Tuy và Yên Duyên, một phần của đường Trương Định, đường vành đai 3 ra cảng Khuyến Lương,.. Sẽ được mở rộng lên 40m.
Mở rộng tuyến đường từ đê sông Hồng đến cầu Vĩnh Tuy lên 40m gồm 6 làn xe. Tuyến đường Tam Trinh sẽ được dự kiến mở rộng thành 40m. Cuối cùng là tuyến đường 70 lên từ 36m đến 50m.
Các tuyến đường cấp khu vực quận Hoàng Mai
Theo dự kiến quy hoạch quận Hoàng Mai, tuyến đường 2 bên sông Tô Lịch sẽ được mở rộng lên từ 11,5m đến 17,5m. Tuyến đường 2 bên sông Lừ sẽ có sự thay đổi một bên rộng B = 11,5m đến 30m.
Đồng thời tiến hành quy hoạch thành các đường chính trong khu vực như tuyến đường giữa khu tái định cư X2B và khu chức năng đô thị phía Nam đường vành đai 3.
Đi cùng với đó là tiến hành quy hoạch các tuyến đường có mặt cắt ngang rộng 27m như: tuyến Trương Định – Hoàng Mai- Vĩnh Tuy, tuyến đường từ Giải Phóng, tuyến đường phía Nam sông Tô Lịch.
Các tuyến đường cấp nội bộ quận Hoàng Mai
Đối với các tuyến đường cấp nội bộ sẽ tiến hành quy hoạch các tuyến điển hình như: Định Công, ngõ 18 Định Công Thượng, ngõ 420 Kim Giang,…
Mức quy mô, hướng tuyến cũng như vị trí sẽ được quyết định sau khi thành lập bản đồ quy hoạch chi tiết.
Các trạm xe buýt và giao thông tĩnh
Trạm xe buýt sẽ được bố trí thêm tại các tuyến đường cấp đô thị và các tuyến đường chính của quận.
Đồng thời xây dựng thêm một số bãi đỗ xe công cộng để có thể đáp ứng đủ nhu cầu đỗ xe của người dân trong khu vực