Cách Làm Questionnaire For Thesis/ Dissertation/ Methodology

Questionnaire là gì

Để có một bài luận văn đạt kết quả tốt nhất, bạn không thể bỏ qua khâu thiết kế bảng câu hỏi (Questionnaire). Vì từ đó, các bạn mới có đầy đủ thông tin và dữ liệu để phân tích bài luận văn của mình. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh, sinh viên vẫn còn cảm thấy hoang mang khi triển khai giai đoạn này. Hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu thêm về định nghĩa, cách làm Questionnaire, câu hỏi ví dụ cũng như các tips giúp bản khảo sát đạt được kết quả như mong muốn nhé!

1. Định nghĩa questionnaire, questionnaire survey

Nhiều bạn học sinh vẫn không biết rõ về Questionnaire hay Questionnaire survey …. Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây:

Questionnaire là gì?

Questionnaire chính là bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều đối tượng khác nhau. Đây còn là một phương tiện hữu hiệu thường được dùng trong các bài nghiên cứu và luận văn để thu thập dữ liệu cần thiết. Bên cạnh đó còn là công cụ duy nhất giúp kết nối người nghiên cứu với những người cung cấp thông tin.

Questionnaire survey là gì?

Questionnaire survey là việc tiến hành khảo sát sử dụng bảng câu hỏi, được xem là một phương pháp thu thập thông tin trên diện rộng, sử dụng Questionnaire để khảo sát và điều tra. Trong đó, tất cả câu hỏi đã soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu.

Để cung cấp cho các bạn học sinh, sinh viên đang trong quá trình làm luận văn rõ hơn về Questionnaire, ngay sau đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến mọi người cách làm questionnaire một cách chi tiết và dễ hiểu nhất!

2. Cách làm questionnaire với 6 bước

Khi tiến hành thiết kế questionnaire for dissertation, người nghiên cứu cần phải trải qua 6 bước chi tiết dưới đây:

2.1. Bước 1: Xác định mục đích của bảng câu hỏi

Trước tiên, chúng ta phải xác định chính xác mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận. Đây chính là điều cần thiết nhất mà người nghiên cứu cần biết để đảm bảo toàn bộ câu hỏi đưa ra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Sau đó chúng ta mới biết được mình cần hỏi khách hàng những gì. Ở đây, mục đích của bảng câu hỏi có thể là:

  • Hiệu quả của một sản phẩm cụ thể đã ra mắt thị trường khá lâu?
  • Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đó?
  • Phản ứng của khách hàng trước sự thay đổi về giá thành sản phẩm?
  • Hay bất cứ một vấn đề nào khác?

Khi đã xác định được mục đích nghiên cứu, chúng ta sẽ tìm hiểu về đối tượng khảo sát.

2.2. Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát

Mỗi một nghiên cứu cụ thể sẽ hướng đến từng nhóm đối tượng riêng biệt. Vì vậy, questionnaire sẽ được thiết kế phù hợp với mục đích cũng như đối tượng nghiên cứu.

Dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm hoặc thương hiệu, các bạn có thể chia họ thành những nhóm nhỏ tùy theo độ tuổi/giới tính/thói quen/ hành vi/vị trí địa lý,…

Ví dụ: Quán cafe trước cổng trường đại học Luật Hà Nội có khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên từ 15-22 tuổi. Các bạn có thể chia thành những nhóm nhỏ hơn dựa theo độ tuổi như: Từ 15-17, từ 18-20, từ 20-22,.. Hoặc chia theo hành vi, họ đến để làm việc, học tập hay hẹn gặp bạn bè,..

2.3. Bước 3: Xác định phương thức khảo sát

Đến bước này, các bạn sẽ có hai phương thức chính để khảo sát và thu thập dữ liệu đó là: trực tiếp và gián tiếp.

  • Trực tiếp: Các bạn sẽ tìm gặp đối tượng khảo sát sau đó thuyết phục họ tham gia trả lời bảng câu hỏi. Cách làm này chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Nhưng bù lại, bạn sẽ tiếp cận insight khách hàng một cách tốt nhất, dữ liệu thu được cũng có độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối tượng mà bạn phỏng vấn sẽ không có nhiều.
  • Gián tiếp: Bạn có thể gửi bảng câu hỏi online đến đối tượng khảo sát qua email, website hoặc các diễn đàn mạng và nhờ họ trả lời. Với cách này, bạn sẽ thu về một lượng câu trả lời lớn, cũng không mất công đi khảo sát trực tiếp. Dù vậy, dữ liệu thu về thường thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hay khách quan khác nhau.

Tùy vào các điều kiện cá nhân như thời gian, mục đích nghiên cứu,.. mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trên một cách độc lập, hoặc sử dụng kết hợp cả hai cũng được.

2.4. Bước 4: Xác định nội dung bảng câu hỏi

Đến bước này, bạn cần xác định được những câu hỏi cần thiết và phù hợp để đặt câu hỏi cho mọi người.

Vậy đâu là câu hỏi quan trọng nhất? Đó chính là những câu hỏi có thể thu thập được dữ liệu cần thiết, từ đó trả lời được các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đã đặt ra và hoàn thành mục đích nghiên cứu.

Những nhóm câu hỏi nào thường xuất hiện trong bảng khảo sát? Có bao nhiêu câu hỏi tất cả? Thứ tự sắp xếp các câu như thế nào? Câu hỏi theo phương thức gián tiếp và trực tiếp có những điểm gì khác nhau? Thông thường thì một bảng câu hỏi cụ thể sẽ bao gồm các phần sau:

  • Lời giới thiệu: Để cho đối tượng khảo sát biết được các bạn là ai, lý do vì sao họ phải cung cấp thông tin cho bạn. Hơn nữa, lời giới thiệu có nhiệm vụ cho họ thấy được tầm quan trọng của câu trả lời và cam kết bảo mật thông tin họ đưa ra.
  • Nhóm câu hỏi gạn lọc: Ở đây, chúng ta sẽ xác định và phân loại đối tượng tham gia khảo sát.

Ví dụ: “Bạn đã từng sử dụng qua sản phẩm dầu gội đầu Sunny chưa?”. Nếu có thì cần trả lời những câu nào, còn không thì cần trả lời những câu nào.

  • Nhóm câu hỏi chính: Đây là các câu hỏi được đặt ra với mục đích khai thác thông tin mà người nghiên cứu cần biết. Nhóm câu hỏi này nên đi từ đơn giản đến phức tạp, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở.
  • Nhóm câu hỏi phụ: Các câu hỏi về nhân khẩu học với mục đích thu thập thêm những dữ liệu cần thiết. Bạn không nên đưa nhóm câu hỏi phụ lên đầu tiên bởi vì điều này chắc hẳn sẽ gây ra sự khó chịu đối với người trả lời.
  • Lời cảm ơn: Thể hiện sự trân trọng của bạn đối với những người trả lời câu hỏi khảo sát.

2.5. Bước 5: Xác định cách dùng từ ngữ, văn phong

Cách sử dụng từ ngữ trong questionnaire đóng một vai trò hết sức quan trọng, chúng ảnh hưởng lớn đến câu trả lời của đối tượng khảo sát. Chẳng hạn như, nếu câu hỏi được diễn đạt không rõ ràng, đối tượng khảo sát rất có thể sẽ trả lời không chính xác, thậm chí là từ chối trả lời. Vì vậy, bạn cần có lối xưng hô phù hợp, phong cách thân thiện, cởi mở, sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, bình dân. Bên cạnh đó cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Không được sai chính tả
  • Tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ, không chắc chắn (thỉnh thoảng, lâu lâu, …)
  • Tránh sử dụng những câu hỏi suy đoán, mang tính ước lượng (có vẻ là, khoảng chừng, hình như,..)
  • Đi thẳng vào vấn đề, tránh sử dụng các từ ngữ bay bổng, tối nghĩa
  • Đối với thuật ngữ chuyên ngành, bạn cần giải thích cụ thể với người trả lời bởi vì không phải tất cả mọi người đều hiểu về vấn đề đó.

2.6. Bước 6: Khảo sát thử và điều chỉnh nếu cần

Khi bảng câu hỏi đã được hoàn thiện, bạn cần thử nghiệm chúng với một nhóm nhỏ đối tượng khảo sát. Từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề đang còn thiếu sót. Bạn nên tiến hành khâu thử nghiệm này ít nhất là 2 lần với 2 nhóm người khác nhau để so sánh giữa hai kết quả và có được thành phẩm hoàn thiện nhất. Cuối cùng bạn mới đem chúng đi khảo sát chính thức với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

3. List 15 câu hỏi ví dụ (Questionnaire survey sample)

Dưới đây là những ví dụ về các câu hỏi phổ biến mà các bạn có thể áp dụng cho bảng khảo sát của mình. Lưu ý rằng, mỗi một câu hỏi đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu.

Đề tài: Survey on customer satisfaction when using Vinaphone network.

Part 1: Background

1. Gender

  • Male
  • Female

2. Age

  • Less than 25
  • 26 – 35
  • More than 35

3. Occupation

  • Government employee
  • Business
  • Employee
  • Others

4. The monthly income

  • Less than 100 USD
  • 100~300 USD
  • More than 300 USD

5. Time of using Vinaphone service

  • Less than 6 months
  • 6~12 months
  • 12~24 months
  • More than 24 months

Part 2: Custom Satisfaction Questionnaire

The following set of statements relate to your perception about actual service that you experience from Vinaphone service.

6. Good and clarified call quality

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

7. Good Mobile Network coverage

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

8. Network is not blocked, broken circuit, works well 24/24

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

9. Price is acceptable

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

10. There are many price for services

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

11. The service price is not too high compared to the quality of service

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

12. Vinaphone has many attractive promotion programs

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

13. Vinaphone has many value-added services

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

14. Working hours at Vinaphone store is suitable

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

15. Staffs of Contact center are friendly and enthusiastically

  • Disagree
  • Neutral
  • Agree

4. Gợi ý 4 bí quyết làm bản khảo sát thành công tuyệt đối

Bạn có biết rằng, khảo sát cũng được coi là một loại dịch vụ. Nếu như bạn không biết cách làm questionnaire in research methodology thì khó mà thu được hiệu quả như mong đợi. Sau đây là 4 lời khuyên mà các bạn nên tham khảo để đạt được kết quả tốt nhất:

4.1. Càng ngắn gọn càng tốt

Một trong những sai lầm phổ biến trong cách làm khảo sát mà mọi người thường vấp phải, đó là khiến chúng trở nên vòng vo và phức tạp.

  • Hãy tạo những bảng khảo sát bao quát, ngắn gọn: Khoảng gần 2 trang giấy. Mỗi câu hỏi không nên vượt quá 2 dòng.
  • Hạn chế sử dụng các câu hỏi kép: Diễn giải nội dung ra …chứa quá nhiều ý khiến cho mọi người cảm thấy bối rối. Đừng quá tham lam thông tin bởi vì chúng có thể sẽ làm giảm hiệu quả phiếu khảo sát của bạn.

4.2. Đặt những câu hỏi quan trọng lên trên

Tâm lý chung của những người được khảo sát là họ ít khi chăm chút cho câu trả lời của mình. Vì vậy, trong cách làm bảng hỏi đúng chuẩn, bạn nên đưa ra những câu hỏi quan trọng lên trên để có thể thu thập được nhiều thông tin và dữ liệu cần thiết.

Lí do:

  • Họ lười suy nghĩ, ngại viết câu trả lời.
  • Họ đều dành phần lớn thời gian cho những câu hỏi đầu tiên
  • Trả lời qua loa hoặc điền bừa cho những câu hỏi về cuối.

4.3. Câu hỏi phải phù hợp với văn phong, ngôn ngữ Việt Nam

Đối với những bài nghiên cứu có sử dụng thang đo từ tài liệu nước ngoài, khi chuyển về ngôn ngữ Việt Nam, các bạn cần:

  • Dịch từ sát nghĩa
  • Văn phong tự nhiên, rõ ràng, đảm bảo về mặt ngữ nghĩa.

Điều này sẽ giúp cho đối tượng khảo sát dễ dàng trả lời câu hỏi hơn so với các bản dịch word by word.

4.4. Sử dụng câu hỏi rõ nghĩa

Việc sử dụng từ ngữ không rõ nghĩa sẽ dẫn đến tình trạng:

  • Câu hỏi được mọi người hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, không còn tính chân thực
  • Người trả lời đã hiểu sai hướng
  • Dữ liệu được thu thập không còn chính xác

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách:

  • Khảo sát thử một vài đối tượng trước
  • Nghe họ góp ý về bảng hỏi
  • Sau đó có điều chỉnh sao cho hợp lý

Với định nghĩa, ví dụ, các tips và cách làm Questionnaire đúng chuẩn được chia sẻ ở bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã mang lại cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Tri Thức Cộng Đồng để cập nhập nhiều kiến thức hơn nữa. Chúc các bạn đạt được điểm tuyệt đối trong bài luận văn của mình!