Đối tượng 4 được xác định là nhóm đối tượng phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. Bài thu hoạch là kết quả phản ánh sau quá trình bồi dưỡng, được thực hiện bằng hình thức tiểu luận. Trong đó, chủ thể phải dựa trên kiến thức, tư tưởng, quan điểm của mình để triển khai trình bày bài viết. Chủ đề bài viết có liên quan mật thiết với nhận thức và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho nhóm đối tượng 4. Từ đó mang đến nhận thức, các giá trị tư tưởng sâu sắc của các đối tượng này trong hoạt động Đảng.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 13/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục quốc phòng và an ninh;
– Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Đối tượng 4 bao gồm:
Theo Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN danh mục đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.
“4. Đối tượng 4:
a) Chuyên viên không thuộc đối tượng 1, 2, 3; Biên tập viên báo, đài Trung ương, địa phương và báo ngành; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm bộ môn, giảng viên các trường đại học, cao đẳng; chuyên viên, viên chức các sở, ngành, đoàn thể và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non; giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện và các chức danh tương đương thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh, huyện.
b) Công chức cán bộ không chuyên trách cấp xã (không thuộc đối tượng 3); Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, sóc, khóm, tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (dưới đây gọi chung là cấp thôn). Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã thuộc xã; Trưởng các đoàn thể cấp thôn.
c) Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh, hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
d) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Hướng dẫn trên đã liệt kê các chủ thể thuộc đối tượng 4. Qua đó giúp xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm liên quan của các chủ thể này. Đặc biệt là phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh và viết bài thu hoạch.
Xem thêm: Bài thu hoạch quốc phòng an ninh mới nhất (Liên hệ bản thân)
2. Gợi ý cách viết bài thu hoạch:
Trong nội dung bài thu hoạch cần:
– Xác định mục đích bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. Phải nêu được chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược Quốc phòng An ninh ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Mang đến các quan điểm chỉ đạo bên cạnh các nhận thức của chính chủ thể khi viết bài.
Nội dung:
Nội dung bồi dưỡng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng.
– Mỗi đối tượng sẽ được tham gia bồi dưỡng theo một thời lượng khác nhau, với những các chuyên đề khác nhau. Viết thu hoạch là chuyên đề cuối cùng theo quy định của Bộ. Chủ thể dùng các kiến thức đã được tiếp nhận để trình bày quan điểm của mình về đề tài.
– Phải nêu được tính cấp thiết của chuyên đề, nội dung chuyên đề, liên hệ thực tế, các giải pháp. Bài thu hoạch được xây dựng trên cơ sở các tư tưởng được tiếp cận, phản ánh của cá nhân. Do đó cần làm nổi bật chất lượng công tác bồi dưỡng, nhận thức được tham gia.
Kết bài:
Liên hệ bản thân và trình bày các đề xuất giải pháp. Phần liên hệ bản thân, thể hiện nhận thức, quan điểm của mình chính là một yếu tố quan trọng có thể đáp ứng tiêu chí đánh giá của bài thu hoạch. Mang đến các quan điểm, tính sâu sắc trong nhận thức tư tưởng của các chủ thể khác nhau. Từ đó cũng đánh giá và phản ánh chất lượng tiếp cận, thấm nhuần tư tưởng đất nước. Đây cũng là yếu tố quyết định kết quả của bài thu hoạch.
Xem thêm: Một số mẫu bài thu hoạch sau chuyến đi trải nghiệm thực tế
3. Chủ đề bài thu hoạch cho đối tượng 4:
– Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QPAN;
– Chính sách đối ngoại;
– Văn hóa tư tưởng, dân tộc, tôn giáo;
– Phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ; biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo Việt Nam;
– Luật về quốc phòng, an ninh quốc gia, nghĩa vụ quân sự
Xem thêm: Bài thu hoạch là gì? Cách viết bài thu hoạch với mẫu chuẩn?
4. Mẫu bài thu hoạch an ninh quốc phòng đối tượng 4:
Họ và tên: …………….
Đơn vị công tác: ……………
Câu hỏi
Đồng chí nêu nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân? Phân tích nội dung xây dựng lực lượng quốc phòng, lực lượng an ninh nhân dân? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Bài làm:
Dân tộc Việt Nam ta trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Sau chiến tranh đất nước bắt tay vào xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa .Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá chúng ta. Chính vì vậy xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc gắn kết với nền an ninh nhân dân nhằm tạo ra và nhân lên sức mạnh lớn nhất của cả quốc phòng và an ninh trong bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi được học tập bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng và an ninh tôi hiểu được: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân gồm có 3 nội dung chính như sau:
(1). Xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân.
Theo đó, cần tập trung vào thực hiện tốt một số nội dung cơ bản như:
+ Về chính trị – tinh thần
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tinh thần cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Giáo dục, tuyên truyền, vận động, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là với cán bộ đảng viên.
Theo đó cần phải:
+ Giáo dục đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước.
+ Xây dựng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Kết hợp chăm lo xây dựng củng cố quốc phòng và an ninh, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước,tích cực trong lao động sản xuất.
+ Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực tham nhũng. Phát huy truyền thống đoàn kết để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
+ Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Chủ động phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở
Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhất là tại các tổ chức cơ sở Đảng.
Làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của Đảng viên. Chú trọng công tác phát triển Đảng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cán bộ, Đảng viên phải gắn bó với nhân dân, tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ nhất ở địa phương. Từ đó phấn đấu trở thành người lao động giỏi, người công dân mẫu mực, lôi cuốn vận động nhân dân cùng làm giàu.
+ Xây dựng chính quyền cơ sở.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo đó, yêu cầu từng tổ chức phải có nội dung và phương thức hoạt động đúng đắn, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên, đoàn viên.
Tiến hành có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua trong sản xuất, xây dựng và chiến đấu thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam.
Nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc và các tổ chức quần chúng ở cơ sở.
(2). Xây dựng lực lượng quốc phòng, lực lượng an ninh nhân dân.
Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trước tiên tập trung vào xây dựng lực lượng quân sự, an ninh của khu vực PT huyện, xã phường, thị xã, thị trấn.
– Về thành phần xây dựng các lực lượng cơ bản như:
+ Dự bị động viên, dân quân và công an xã. Nhằm thực hiện tốt chủ trương của đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và công an nhân dân. Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh;
+ Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật đảm bảo cho lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh. Giúp đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về quốc phòng và an ninh nhân dân.
– Về nội dung xây dựng lực lượng quân sự, an ninh:
Phải được xây dựng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức biên chế. Không ngừng nâng cao trình độ, sẵn sàng chiến đấu chất lượng, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc”. Do đó, lực lượng vũ trang nhân dân phải được xây dựng có tổ chức, biên chế gọn nhẹ, mạnh. Có số lượng hợp lí, chất lượng cao, đủ sức làm nòng cốt cho toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
– Về vũ khí thiết bị và công tác bảo đảm khác:
Phải khai thác triệt để các nguồn cung cấp từ Bộ quốc phòng, Bộ công an với các nguồn địa phương.
Đáp ứng yêu cầu hoạt động của lực lượng vũ trang là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, thực hiện tốt bảo quản, sửa chữa vũ khí thiết bị và tích cực nghiên cứu, chế tạo vũ khí mới, tái tạo vũ khí thô sơ.
Đáp ứng yêu cầu hoạt động, tác chiến của lực lượng vũ trang và nhân dân khi có tình huống xảy ra.
– Trong thực hiện huấn luyện:
Phải đảm bảo theo đúng phương châm chỉ đạo (cơ bản thiết thực vững chắc, coi trọng cả HLKT, chiến thuật nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, huấn luyện phải sát với yêu cầu thực tế, yêu cầu nhiệm vụ của từng lực lượng sát với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh của từng địa phương)…
(3). Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng hợp. Phải có được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được khi được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành ý thức được đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Từ đó vận dụng vào thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân để bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Các nhận thức của bản thân:
Là một đảng viên, bản thân tôi cần phải làm một số vấn đề sau:
+ Phải có nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, đảng viên tốt cống hiến cho đất nước.
+ Phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Tránh những cám dỗ vật chất mà các thế lực phản cách mạng sử dụng để dụ dỗ và để làm giảm lòng tin của chúng ta vào Đảng, cách mạng.
+ Phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
+ Giữ vững sự ổn định tư tưởng chính trị của các cán bộ giáo viên trong nhà trường, phát huy tính đoàn kết trong tập thể.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa.
+ Thường xuyên vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên và Học sinh trong nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng,chính sách và pháp luật của nhà nước.
+ Tích cực tham gia xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đoàn kết trong cơ quan, lấy việc xây dựng chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
+ Luôn luôn hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chức trách của bản thân.
+ Ra sức học tập rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt, đổi mới công tác quản lí, phát huy tính dân chủ trong cơ quan.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và hành động thực tiễn về công tác dân vận. Vận động người thân và học sinh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng. Không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không để kẻ xấu có cơ hội lôi kéo làm suy yếu khả năng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình. Phát hiện tố cáo các hiện tượng tiêu cực và các hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia, đoàn kết tốt với nhân dân địa phương nơi cơ quan cư trú.