Rà soát quyền sở hữu là gì? Cách thức rà soát quyền sở hữu.

Rà soát là gì

Rà soát quyền sở hữu là một hoạt động được thực hiện xác định quyền sở hữu. Đây là nội dung cơ bản trong phạm vi các quyền sở hữu của con người. Yếu tố rà soát này thường được đặt ra trong hoạt động xác minh quyền sở hữu đối với tài sản. Những giá trị mang đến lợi ích cho con người thường sẽ là chủ thể của các hoạt động xâm chiếm hay không bảo đảm lợi ích trên thực tế. Vậy với quy định của pháp luật hiện hành. Các hoạt động được thực hiện xung quanh rà soát quyền sở hữu được ghi nhận như thế nào.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. Rà soát quyền sở hữu là gì?

Quyền sở hữu tài sản là một quyền cơ bản của công dân. Được xác định đối với tài sản được quy định trong pháp luật Dân sự. Do đó khi có sự nhập nhằng và cần xác minh về quyền sở hữu thì hoạt động rà soát được tiến hành. Việc xác định quyền sở hữu tài sản không chỉ có ý nghĩa đối với chủ sở hữu. Mà còn ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức liên quan đến giao dịch về tài sản.

Khái niệm

Rà soát quyền sở hữu trong tiếng Anh là Title Search.

Rà soát quyền sở hữu là hoạt động được tiến hành bởi một bên có khả năng thực hiện hoạt động rà soát và một bên có nhu cầu xác định chủ sở hữu của một tài sản nhất định. Việc rà soát được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra hồ sơ công khai đối với tài sản để xác định. Qua đó xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Cùng với tiến hành hoạt động tìm hiểu những khiếu nại hoặc quyền lưu giữ tài sản.

Kết quả của hoạt động rà soát.

Như vậy thông qua hoạt động rà soát quyền sở hữu. Có thể xác định các giá trị cơ bản được thể hiện như sau:

– Xác định chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Từ đó khẳng định các quyền cơ bản, các nghĩa vụ xác định của chủ sở hữu. Và của các đối tượng liên quan trong quan hệ xác lập trên tài sản.

– Tìm hiểu những khiếu nại hoặc quyền lưu giữ tài sản. Đó là việc xác định các tranh chấp đối với tài sản. Hoặc xem xét tài sản đó có đang được dùng để thực hiện thế chấp nhằm đáp ứng một khoản nợ hay không. Yếu tố xác định này nhằm thể hiện công khai các thông tin về tài sản khi nó sắp tham gia vào các giao dịch liên quan. Như giao dịch mua bán tài sản, thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ nợ,…

Chủ thể thực hiện rà soát quyền sở hữu.

Hoạt động rà soát quyền sở hữu được thực hiện bởi luật sư hoặc một công ty xác minh quyền sở hữu. Đây là những cá nhân hoặc tổ chức có khả năng thực hiện hoạt động. Họ có các hiểu biết nhất định. Do đó việc tìm hiểu sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Họ cũng có thể hỗ trợ đưa ra đánh giá.

Ý nghĩa của hoạt động rà soát.

Hoạt động rà soát có ý nghĩa cơ bản trong xác định và khẳng định chủ sở hữu của tài sản. Chủ sở hữu sẽ có các quyền cơ bản đối với tài sản trong khi các chủ thể khác thì không. Ngoài ra, việc xác định sẽ đem đến các lợi ích và bảo đảm lợi ích cho các đối tượng tham gia vào giao dịch đối với tài sản.

Hoạt động này cũng mang đến các ý nghĩa đối với bên chuẩn bị tham gia vào giao dịch với đối tượng là tài sản. Việc tìm hiểu, rà soát quyền sở hữu giúp họ hiểu rõ tình trạng về tài sản. Tránh gặp các rủi ro khi giao kết hợp đồng dẫn đến các tranh chấp phát sinh. Hay xấu hơn là gây ra hậu quả hợp đồng đã giao kết không phát sinh hiệu lực. Như vậy ngoài mất thời gian tìm hiểu, đàm phán, họ còn có thể không đòi được một giá trị nhất định về khoản cọc hay các giá trị liên quan khác.

Một số ví dụ trong rà soát quyền sở hữu.

A có nhu cầu tìm mua bất động sản và tìm được một bất động sản phù hợp nhu cầu. Trước khi chốt thỏa thuận mua nhà. A muốn tìm kiếm các thông tin pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được đảm bảo khi thực hiện giao dịch. Do đó A có nhu cầu trong xác định chính xác chủ sở hữu hiện tai của Bất động sản. Kèm theo các thông tin liên quan như tài sản có đang bị tranh chấp không; Tài sản có đang thực hiện biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nào không.

Trong trường hợp này, A có thể nhờ đến luật sư hoặc một công ty xác minh quyền sở hữu tham gia. Thực hiện hoạt động tìm kiếm hồ sơ công khai về quyền sở hữu của tài sản. Sau khi việc tìm kiếm kết thúc, A sẽ nhận được một báo cáo xác minh thông tin cơ bản về quyền sở hữu sơ bộ. Nếu có các vướng mắc trong nội dung thông tin, A hoàn toàn có thể trao đổi với người bán để được làm rõ. Sau đó, tùy thuộc vào nhu cầu và hiện trạng tài sản mà A có thể đưa ra quyết định. Lựa chọn tiến hành giao kết hợp đồng mua bán tài sản hoặc không.

2. Cách thức rà soát quyền sở hữu:

Cách thức thể hiện đối với hoạt động rà soát được thể hiện thông qua các hoạt động theo trình tự cơ bản được đề cập dưới đây.

2.1. Chủ thể thực hiện hoạt động rà soát:

Thường được thực hiện bởi một Công ty xác nhận quyền sở hữu hoặc một người được ủy quyền.

Công việc rà soát thường được thực hiện bởi người có chuyên môn, hiểu các hoạt động cần tiến hành.

– Công ty xác nhận quyền sở hữu là công ty được thành lập cho hoạt động này. Họ tìm kiếm khách hàng là những người có nhu cầu nắm bắt thông tin về tài sản. Như một hình thức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch được tiến hành đem về lợi nhuận cho hoạt động của công ty.

– Người được ủy quyền: Có thể kể đến chủ thể được ủy quyền thường tham gia hoạt động rà soát là Luật sư. Họ tham gia với phạm vi quyền hạn được ủy quyền. Nhằm xác minh các thông tin liên quan đến tài sản.

Những chủ thể này thường thay mặt cho một người mua tiềm năng để đưa ra một mời chào cho tài sản.

Có thể được khởi xướng bởi một người cho vay hoặc thực thể khác muốn xác minh thông tin về tài sản.

Bao gồm:

– Các xác minh liên quan đến quyền sở hữu tài sản.

– Và xác định những khiếu nại hoặc phán quyết đối với tài sản.

Có thể tồn tại trước khi phê duyệt khoản vay hoặc tín dụng khác sử dụng tài sản đó làm tài sản thế chấp. Ngoài thực hiện các hợp đồng mua bán tài sản, người bán có thể đem tài sản vào thực hiện các giao dịch khác. Do đó các chủ thể liên quan hoàn toàn có quyền và nhu cầu tìm hiểu thông tin về tài sản.

Sau khi nhận được đề nghị rà soát quyền sở hữu tài sản. Các đối tượng được ủy quyền cần xin các thông tin cơ bản về tài sản cần rà soát. Sau đó thực hiện những công việc liên quan. Hướng đến mục đích xác minh các thông tin tài sản.

2.2. Nghiên cứu hồ sơ công khai và các tài liệu pháp lý liên quan:

Khi thực hiện rà soát quyền sở hữu. Người được ủy quyền hoặc công ty xác nhận quyền sở hữu sẽ tiến hành nghiên cứu sử dụng hồ sơ công khai. Cùng với các tài liệu pháp lí để xác định:

– Chủ sở hữu. Xem xét người đang thực hiện giao dịch có phải chủ sở hữu không. Và nếu không phải thì họ có được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện giao dịch với tài sản hay không. Từ đó xem xét giao dịch sắp thực hiện có hiệu lực không.

– Các tài sản thế chấp hoặc các phán quyết khác về tài sản. Khi thực hiện các giao dịch trên tài sản. Nếu các nghĩa vụ này đang tồn tại nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của chủ sở hữu mới. Có thể kể đến như họ phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đang tồn tại. Bao gồm nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Nghĩa vụ đối với bên thứ ba khi tài sản đang được bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ.

– Các khoản vay đối với tài sản và thuế tài sản.

Các xem xét này hoàn toàn hướng đến bảo đảm quyền và lợi ích cho chủ thể đang muốn xác lập quan hệ sở hữu với tài sản.

Mặc dù người mua tiềm năng hoặc cá nhân khác có thể tự mình thực hiện rà soát quyền sở hữu. Nhưng điều này không được khuyến khích. Các tài liệu pháp lí có thể gây nhầm lẫn, và điều hướng hồ sơ tại tòa án có thể là một quá trình khó khăn.

2.3. Đưa ra các tài liệu thể hiện quyền sở hữu tài sản cho người có nhu cầu xem xét, quyết định:

Đối với người đang muốn thực hiện các giao dịch khác với đối tượng thế chấp là tài sản. Họ có căn cứ xác minh, tính toán các khả năng giao dịch thành công. Hay đánh giá các yếu tố rủi ro để đưa ra quyết định trong xác lập hợp đồng.

Sau quá trình đánh giá và tìm ra các thông tin liên quan đến tài sản. Cần đưa các thông tin này đến người cần xác minh. Người được ủy quyền có thể thực hiện các phân tích, nhận xét. Nhằm làm rõ các thông tin liên quan đến tài sản dựa trên kinh nghiệm của mình. Các thông tin được cung cấp tạo cơ sở cho bên muốn xác minh đưa ra quyết định trong xác lập hợp đồng mua bán tài sản.

Như vậy, hoạt động rà soát quyền sở hữu là hoạt động nên được thực hiện khi muốn xác định: Chủ sở hữu tài sản và tình trạng tài sản. Việc này giúp các cá nhân, tổ chức liên quan đảm bảo các quyền lợi ích cơ bản khi tham gia vào gia dịch được thực hiện trên tài sản.