Rap là gì? Nguồn gốc, đặc trưng, kỹ năng của dòng nhạc đường phố mang tên Rap

Rap là gì

Rap là gì? Bạn đã thực sự hiểu về Rap, về những đặc trưng làm nên khác biệt của Rap? Rap là từ khóa đang được cộng đồng mạng tìm kiếm nhiều trên MXH, những câu hỏi mà họ thắc mắc nhiều nhất đó là: Rap có nguồn gốc ở đâu, đặc trưng làm nên khác biệt, ý nghĩa,… của Rap là gì? Bạn có đang là một Fan của thể loại âm nhạc đường phố đầy hấp dẫn này, câu trả lời cho những câu hỏi đó là gì, có thể tất cả các câu hỏi đó sẽ giúp người tìm hiểu có một cái nhìn tổng thể hơn về Rap, chúng ta sẽ cùng đi tìm đáp án cho những thắc mắc trên ngay sau đây.

Rap là gì? Rap có nguồn gốc từ đâu?

Rap là gì?

Rap là viết tắt của 3 từ Rhythm – And – Poetry là một hình thức nghệ thuật trong văn hóa Hip hop của người Âu Mỹ từ rất lâu. Cách thể hiện của thể loại Rap khá độc đáo và mang những đặc trưng riêng biệt, bằng cách trình diễn thông qua việc nói hoặc hô vang ca từ, lời bài hát theo vần điệu, kết hợp với các động tác nhảy nhót, tạo hình cực kỳ thu hút và bắt mắt.

Nhịp điệu âm nhạc của Rap không có cao độ hay trường độ, mà chúng chỉ phụ thuộc vào cách đọc nhanh hay chậm tùy ý của người hát rap.

Nhạc rap là thơ ca đi kèm với nhịp và tiếng đàn guitar bass hoặc nhạc cụ điện tử. Thường được gọi là “hip-hop”, nhạc rap có nguồn gốc từ các nghệ sĩ da đen, là người Mỹ gốc Tây Ban Nha ở thành phố New York từ thập niên 70 và lan rộng ra khắp thế giới kể từ đây.

Nguồn gốc nhạc rap

Nhạc rap nói riêng là thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ những khu ghetto ở Hoa Kỳ, là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng.

Đây là các khu vực thuộc một phần của thành phố tập trung nhiều người nghèo, người da màu bị miệt thị, và trên hết là tồn tại rất nhiều tệ nạn xã hội, và các băng đảng. Sống dưới sự bất công và phân biệt chủng tộc của Mỹ thời bấy giờ, Rap được xem là linh hồn giúp người dân sống ở đây nói lên tiếng lòng của mình. Ngoài ra, đây cũng là cách mà các băng đảng tự tôn vinh họ lên.

Có thể nói nhạc Rap vốn xuất xứ từ Mỹ, nói chính xác hơn là bắt nguồn từ tầng lớp người lao động nghèo, tầng lớp tận cùng của XH. Tầng lớp Ghetto họ bị định danh như vậy, không có tiếng nói, không có những quyền công dân tối thiểu. Cuộc đời họ gắn liền với nghèo hèn, bần cùng, súng đạn rất nhiều thứ làm họ phải cùng cực và đối với họ đích đến cuối cùng là tù tội, cái chết. Nhưng trong một vòng luẩn quẩn của cuộc đời đã xuất hiện âm nhạc và thể thao họ xem đó là 2 thứ duy nhất có thể cứu vớt con người ở một khía cạnh nhất định, cách để họ có thể thoát ra, để mọi người chú ý và để cất lên tiếng nói của mình.

Rap Việt – chương trình tìm kiếm tài năng trẻ của Rap

Xem thêm:

  • Wowy là ai? Tìm hiểu bí mật cuộc đời, sự nghiệp của Lão Đại làng Rap Việt
  • Suboi là ai? Phía sau cuộc đời, sự nghiệp của nữ hoàng nhạc Hip-hop Việt
  • Binz là ai? Phía sau chàng hoàng tử đào hoa, bad boy chính hiệu Binz

Nhạc rap tại Việt Nam

Những thế hệ nghệ sĩ Rap Việt biểu diễn được phân thành các thế hệ như sau,

– Thế hệ F1: 1997 – 2005

Lịch sử rap VN từ lâu đã mặc định cho việc khai sinh với track Vietnamese Gang – Thai Viet G x Khanh Nhỏ. Nhưng trước đó các bài hát do nhóm Heart2Exit (chuyên hát thể loại RnB/Soul hoạt động tại hải ngoại) với những đường flow tuy đơn giản nhưng hiệu quả chính xác trên nền beat đó có thể gọi là Rap bắt đầu được xuất hiện nhưng có lẽ khi track Vietnamese Gang ra đời vào năm 1997 ở Portland – Oregon (trong đó Thai rap tiếng Anh còn Khanh Nhỏ rap tiếng Việt) mang đậm Rap.

Vào năm 2005 Khanh Nhỏ đã mang Vietnamese Gang đi thi trong cuộc thi rappers trẻ thế giới và được đánh giá cao về flow và cả chất nhạc.

– Thế hệ F2: 2006 – 2008

Trong khoảng thời gian 2006 – 2007, văn hóa hiphop không còn xa lạ với giới trẻ VN. Với sức lan tỏa rất lớn, hầu như trong playlist của các bạn trẻ không chỉ chia sẻ các bản nhạc pop và có hẳn những tracks rap như Tuyết Yêu Thương – Young Uno, Tiểu Thuyết Tình Yêu – Andree x Lee7 x It’s Lee,… Trong Underground nhiều rappers mới đã bắt đầu lộ diện và hình thành những tổ chức rap mới

– Thế hệ F3: 2009 – 2012

Nhóm Joker’s Rule (Mr.A, JayTee, Mr.T, Elli’an, Bueno, Rin – các thành viên từ 2 nhóm cũ là X4 band.

– Thế hệ F4: 2013 – 2016

– Thế hệ F5: 2017 – nay

Trong những năm gần đây, sân chơi dành cho các rapper Việt ngày càng được mở rộng. Năm 2018 với nhiều cuộc thi được tổ chức, rất nhiều nhà đầu tư và nhà sản xuất về rap xuất hiện. Bởi trước niềm tin mãnh liệt rằng Rap đang quay trở lại, thậm chí là trở lại mạnh mẽ hơn trước đây rất nhiều thông qua những gì nó đang tồn tại trên thị trường âm nhạc hiện nay.

Thị trường nhạc Việt là một thị trường rất ưu ái thể loại nhạc pop-ballad, cũng như thị hiếu nghe nhạc của cộng đồng cũng dành tình cảm rất lớn cho những bản hit pop-ballad, nhẹ nhàng đình đám. Nhưng dần dần với số lượng nghệ sĩ cùng các tác phẩm người ta nhận ra rằng pop-ballad đang dần có dấu hiệu của sự bão hòa. Và tất nhiên những dòng nhạc còn lại trong đó có Rap sẽ trở lại với người nghe một cách đặc biệt nhất.

Các rapper Việt đang được coi là gương mặt vàng của năm vừa qua phải kể đến Đen Vâu trong ca khúc Ngày khác lạ, Đừng gọi anh là idol, Anh đếch cần gì nhiều ngoài em; JustaTee, Osad, BinZ,… hay Karik với bài hit đình đám “Người lạ ơi”.

Rap dần dần trở thành một phần của đời sống âm nhạc Việt với chất phóng khoáng tự do. Có thể thấy Rap đang có sức hút mãnh liệt cũng như được cộng đồng yêu thích, nhưng chúng ta vẫn phải biết rằng Rap có quay trở lại và chiếm thế hay không là tất cả còn nhờ vào những thế hệ sau có đủ tài năng và bản lĩnh để làm Rap Việt trở nên tỏa sáng, vì gu âm nhạc của Việt Nam trước giờ vốn là Pop-ballad nhẹ nhàng sâu lắng, tuy nó bão hòa những thị hiếu thì vẫn vậy. Việc thay đổi nhu cầu thị hiếu cũng như là sở thích âm nhạc của một cộng đồng là điều không dễ dàng, nhưng không gì là không thể nếu những tài năng trẻ xuất hiện với một chất cá tính, mang bản sắc văn minh riêng.

Đặc trưng khác biệt của Rap là gì? (Snoop Dogg và Sơn Tùng MTP trong “Hãy trao cho Anh”) – nguồn Internet

Đặc trưng của Rap

Rap làm nên khác biệt lớn so với tất cả các dòng nhạc khác có lẽ chính nguồn gốc xuất phát của nó là ước vọng khát khao, là thể hiện bản chất cá nhân mạnh mẽ. Rap có những đặc trưng khác biệt như sau để chúng ta nhận ra nó.

– Một bài hát Rap đặc trưng đầu tiên đó chính là thể hiện được phách, nhịp, sao cho khớp với nội dung muốn truyền tải, không giống với thể loại khác chỉ quan tâm đến âm chủ và cao độ trong các bản nhạc.

– Ngôn từ sử dụng trong Rap thường rất phóng khoáng và không bị gò bó ở một giới hạn nào cả, chính vì lẽ đó nhiều khi người sáng tác cũng chêm vào vài câu chửi thề hàm ý.

– Khi biểu diễn Rap, người Rapper phải thể hiện được các kỹ thuật trong câu từ một cách nhuần nhuyễn và chất riêng biệt của họ. Chú ý tới nhạc lý nhiều hơn để hòa thanh của bài không bị phá vỡ nghe không bắt tai.

Rapper sẽ sử dụng các câu chữ điêu luyện qua các cách dưới đây:

+ Sử dụng lối chơi chữ, so sánh, ẩn dụ, vần kép, vần giữa câu, trường từ vựng, gieo vần, chửi tục ác ý, thông tin khai thác, bẻ gãy ca từ trong battle/dissing,…

+ Thể hiện theo cách flow, là kết hợp câu từ, cách gieo vần, điểm nhấn trên nền nhạc một cách độc đáo, hợp lý và sáng tạo.

+ Lên nội dung/chủ đề muốn truyền tải

+ Thể loại freestyle, có thể ứng biến tức thời qua cách rap trên nền beat cho sẵn.

Các kỹ năng (skill) trong rap

Câu hát Rap kinh điển của BINZ

Comparing

So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Multisyllabic rhymes/Multi (Vần kép/vần đơn)

Rhyme (vần đơn) là skill được dùng nhiều hơn bởi các Rapper Việt.

Ví dụ:”còn tao là người tới trước/mở cửa cho tụi mày mơ ước “(Khanh Nhỏ – yall aint ready)

“ngỡ như mình đã quen từ lâu/cũng bởi anh yêu em quá đậm sâu “(Lil Knight – L.I.P)

Meta/Metaphor:

Metaphor (ẩn dụ): nhắc cái này nhưng có ý nói đến cái khác

Wordplay/Play-on-words:

Wordplay (chơi chữ), cái này là 1 kỹ năng lyric khá khó trong rap, nếu ko muốn nói là khó nhất, cả bài may ra tìm đc 1 wordplay hay thậm chí vài bài mới có 1 wordplay. Chơi Chữ trong rapviet đơn giản là “từ đồng âm khác nghĩa”.

Ví dụ:”mày là 1 con cuốn chiếu/tài sản mà mày có là cuốn chiếu” (DSK – RCDN3)

(cuốn chiếu: con vật & đồ vật)

Prosopopoeia + anthropomorphism:

Nhân hóa hay phép nhân hóa hay nhân cách hóa là sự quy ước về các đặc điểm, cảm xúc hay ý định của con người đối với các thực thể không phải con người. Từ nhân hoá có nghĩa là trở thành người hay hóa người. Nhân hóa là sự gắn kết về hình dáng và đặc điểm con người với các khái niệm trừu tượng như cảm xúc, các đồ vật, các loài động vật và các lực lượng tự nhiên như mùa màng và thời tiết.

Ví dụ: Phố núi nhắc tên em rồi. (nhắc – một động từ của con người)

Spoonerism:

Nói lái (Đảo vần) (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt ưa chuộng. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút

+ Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái → mài kéo, đơn giản → đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho => trò chơi, đại học => độc hại (đối với miền Nam), vô hàng => giang hồ (đối với miền Nam), mau co => mo cau.

+ Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên => tiền đâu, từ đâu => đầu tư,…

+ Cách 3: Đổi dấu thanh điệu (kiểu lái Bắc). Ví dụ: Thụy Điển => thủy điện, bí mật => bị mất, mộng năng => nặng mông.

+ Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng => đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp => phải giáp

+ Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật => bật mí, một cái => mái cột, mèo cái => mái kèo, trâu đực => trực đâu, trâu cái => trái cau (đối với miền Nam), mắc cười => mười cắc, tánh mạng => táng mạnh.

Twist/Fast rap:

Rap với tốc độ siêu nhanh. Một kỹ năng cần luyện tập nhiều lần, nhuần nhuyễn.

Ví dụ như có cái beat người ta đọc 16 âm trong 1 câu, ai muốn twist sẽ tăng lên 32 âm trong 1 câu, phải đọc nhanh gấp đôi, bắn ra liên tục như đạn, còn twist kiểu bone thugs thì cứ 1 nhịp là 3 âm, rồi ngưng, rồi tới nhịp tiếp theo sẽ tiếp tục twist 3 âm, kiểu này thì nghe đứt quãng.

Và rất nhiều kỹ năng khác như: scheme (trường từ vựng), rhyme scheme (ý đồ gieo vần), angle (góc tiếp cận để tấn công đối phương trong battle/dissing), dark humor (chửi tục ác ý), fact (thông tin khai thác), rebuttal (bẻ gãy ca từ trong battle/dissing).

Một số khái niệm trong Rap

Flow là cách mà một rapper thể hiện sáng tác của mình, biến những lyric trở thành một “giai điệu” riêng biệt. Trong một bài rap, các rapper sẽ kết hợp giữa việc nhả chữ, nhấn nhá và flow nhịp sao cho đoạn rap đi theo một nhịp điệu nhất định, liền mạch và mượt mà

Fastflow là thuật ngữ chỉ những rapper đi theo xu hướng rap nhanh hoặc rất nhanh. Fastflow đòi hỏi người rapper phải có kỹ năng cực tốt trong cách phát âm cũng như ghi nhớ lyric.

Skill lyric nói về kỹ năng viết lời của một rapper. Trong Rap, lyric đóng vai trò cực kỳ lớn để truyền tải thông điệp, nội dung cũng như cảm xúc. Thế nên một người rapper có Skill Lyric tốt cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của họ luôn được đảm bảo về mặt nội dung, ý nghĩa.

Metaphor (Ẩn dụ) kỹ năng để tăng độ “mean”. Có thể hiểu một cách đơn giản, thay vì sử dụng những từ ngữ “thô và thật”, thì rapper sẽ khéo léo đưa các phép ẩn dụ vào trong lyric bài hát để làm sao không mang lại cảm giác phô phang nhưng vẫn phải đảm bảo được tính “điệu nghệ”.

Multi Rhymes – Vần đa âm: Vần 2, vần 3,… vần n. Đây là hình thức rapper sử dụng những từ ngữ đơn hoặc đôi tương đồng về vần với nhau. Ví dụ, vần đơn: Yêu – kiêu, thương – vương, tay – bay,… Vần 2: tương lai – sương mai, yêu thương – tơ vương,… Việc gieo vần trong lyric mang đến cảm giác liền mạch, liên kết giữa các câu rap khiến người nghe không bị tuột mood về mặt cảm xúc.

Bar: Trong rap hoặc battle rap, Bar có thể được hiểu đơn giản là “câu”, 1 bar sẽ bằng một câu. Độ dài của 1 bar tùy thuộc vào các rapper cũng như tính chất bài hát, sẽ có bar rất ngắn nhưng cũng có bar rất dài.

Wordplay hay còn gọi là chơi chữ. Thường các rapper sẽ sử dụng những từ ngữ đồng âm để bày tỏ nội dung của một vấn đề khác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một rapper nào cũng có thể chơi chữ một cách điệu nghệ để không khiến người nghe bị “xoắn não” quá mức.

Offbeat là thuật ngữ chỉ những phần trình diễn có flow nhịp hoàn toàn sai lệch với phần beat. Có thể hiểu nôm na là do người rapper bị mất kiểm soát, dẫn đến phần rap không ăn nhập với nhạc.

Freestyle hiểu đơn giản Freestyle trong rap giống như “xuất khẩu thành thơ”. Nếu như một bản rap thông thường, các rapper phải kỹ lưỡng trong khâu làm beat, viết lời,… Thì với Freestyle, đây đơn giản chỉ là một “con beat” được phát ngẫu nhiên, và người rapper phải ứng biến thế nào để flow trên nền nhạc đó. Freestyle là một trong những hình thức được nhiều người cho rằng giúp khẳng định được thực lực của một rapper chân chính

Beef là mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều người xảy ra với nhau, từ đó dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả,… Tương tự, trong nhạc rap, khi các rapper có “beef” với nhau thì sẽ dẫn đến những màn tranh cãi bằng rap diss.

Diss – Một “trường phái” rất dễ bắt gặp trong rap. Diss ở đây chính là việc người rapper sử dụng lyric trên nền nhạc với mục đích công kích, đả kích vào một đối tượng nào đó. Vì bản chất là công kích người khác, thế nên trong những rap diss thường xuất hiện khá nhiều những câu chữ gai góc, thậm chí tục tĩu.

Punchline có thể được hiểu là “câu chủ chốt” trong một mẩu chuyện cười, hoặc một thứ gì đó mang đến cảm giác châm biếm. Trong rap, Punchline nôm na được hiểu như một câu chốt mang tính đả kích, nhưng vẫn đảm bảo được việc gây cười hoặc khiến khán giả phải “wow” lên đầy kinh ngạc. Để đạt được hiệu quả này, đòi hỏi người rapper phải có kỹ năng tốt trong việc chơi chữ, ẩn dụ,..

Một số từ lóng trong âm nhạc/nhạc rap

Dizz/Diss: một hành động ám chỉ việc dùng nhạc và lời để công kích đối thủ (chửi thẳng, đá xéo, hạ bệ,…)

Beef/Rap Battle: Cuộc tranh tài giữa các ca sĩ bằng âm nhạc.

Rep/Reply: Trả lời bài diss của đối thủ.

Feat./Featuring/ft: Việc hợp tác hát chung trong một bài hát/ bài rap.

Underground/Hip hop đường phố: Cộng đồng các rapper đường phố không nổi tiếng, không lên truyền hình hay mang nặng yếu tố thị trường/ thương mại. Rapper underground thường theo những phong cách rất riêng, độc đáo, kén chọn người nghe. Họ rap về đủ thể loại như: Ganz/Diss: tình yêu, cuộc sống, xã hội, chính trị,….

Overground/Mainstream: Cộng đồng các rapper tham gia showbiz và nổi tiếng. Họ đa phần chỉ rap/ hát nhạc về tình yêu hoặc quảng cáo.

Southside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Nam.

Northside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Bắc.

Midside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực miền Trung.

Eastside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Đông.

Wastside: ám chỉ cộng đồng underground khu vực phía Tây.

Các thể loại nghệ thuật trong Hip Hop đường phố

– Rap:

Rap được hiểu như việc đọc hoặc nói những câu từ có giai điệu, vần điệu. Là nguyên liệu chính trong văn hóa Hip Hop, Rap có thể được thể hiện trên nền nhạc hoặc không, được coi như sự giao thoa giữa nói và hát. Khái niệm Rap Việt được khai sinh vào năm 1997, khi hai rapper Khanh nhỏ và Thai Viet G giới thiệu ca khúc “Vietnamese Gang” và nhận được nhiều sự yêu thích từ bạn bè thế giới. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay, Rap ngày càng phổ biến và được khán giả Việt yêu thích.

– R&B (hay còn được viết là RnB) là viết tắt từ Rhythm and Blues, thể loại âm nhạc ra mắt từ những năm 1940, tập trung hướng tới cộng đồng người Mỹ Phi. Mỗi một khoảng thời gian, người ta lại sử dụng R&B để chỉ một dòng nhạc nhất định: đầu những năm 1950 cho các bản nhạc Blues, giữa những năm 1950 cho các bản nhạc sử dụng Blues điện tử, Gospel và nhạc Soul, những năm 1970 cho Soul và Funk. Những năm 1980, thể loại mới R&B đương đại ra đời là sự kết hợp giữa R&B, Soul, Funk, Pop, Hip Hop và Dance. Một số ngôi sao của dòng nhạc R&B đình đám thế giới có thể kể đến như Michael Jackson, R.Kelly, Stevie Wonder, Whitney Houston, Mariah Carey,…

– Dubstep

Dubstep ra đời từ những năm 1990 ở Anh, là một nhánh của nhạc Dance điện tử (EDM). Nhưng khác với Trance, House,… Dubstep khiến người nghe cực kì “hưng phấn” nhờ phần bass và drum rất “nặng đô”. Một bản Dubstep thường chia làm bốn phần (Intro – Bass drop – mid-section – outro), trong đó, điểm nổi bật và đặc trưng nhất nằm ở phần Bass drop. Đây là dòng nhạc thích hợp dành cho những người có cá tính mạnh mẽ. Du nhập vào Việt Nam được một thời gian nhờ giới Underground, tuy nhiên, Dubstep lại được rộng rãi người Việt biết đến nhờ một đoạn “Bass drop” trong ca khúc “Trắng đen” của Mỹ Tâm. Tuy đoạn nhạc này sau đó dính phải lùm xùm đạo nhạc, nhưng cũng đã phần nào khiến khán giả tìm hiểu và chú ý hơn đến thể loại mới này. Hiện tại, Dubstep đã không còn xa lạ tại Vpop, nhiều ca khúc Việt pha trộn Dubstep, hay đậm chất Dubstep được khán giả cực kì yêu thích.

– Hip-Hop

ra Hip-hop ra đời từ những năm 1970 trong cộng đồng người Mỹ Phi trẻ chuyển tới sống ở khu Bronx, New York. Đây là một thể loại âm nhạc thường “cặp kè” cùng Rap. Khi nói đến Hip Hop, người ta thường dùng để nói đến văn hóa Hip Hop nhiều hơn là âm nhạc. Nhạc Hip hop là một trong 4 yếu tố chính trong văn hóa Hip Hop, bên cạnh Rap, DJ, Breakdance và Graffiti. Tại Việt Nam, Hip-hop du nhập từ đầu thập niên 90 qua các điệu nhảy Breakdance. Trải qua nhiều năm phát triển, Hip Hop nay đã trở thành nét văn hóa phổ biến và yêu thích của nhiều người Việt.

– Trap

Trap là thể loại nhạc ra đời từ những năm đầu 1990 ở miền Nam nước Mỹ. Năm 2012, một làn sóng nhà sản xuất và DJ nhạc điện tử đã bắt đầu kết hợp các yếu tố của Trap vào trong những sản phẩm của mình, từ đó giới thiệu thể loại này tới fan âm nhạc thế giới. Đúng với tên gọi “Trap” (cái bẫy), đây là thể loại nhạc “bẫy” người nghe bằng nhiều hiệu ứng âm thanh cực kì “bắt tai”. Điểm đặc trưng của Trap so với các thể loại âm nhạc khác chính là phần trống điện tử 808 Roland được sử dụng rất nhiều nhằm lôi cuốn người nghe.

Cách hát Rap cho người mới

Muốn hát Rap hay sáng tác các bài hát Rap đòi hỏi người đó cần đam mê và thực sự yêu thích thể loại nhạc đường phố này. Bạn phải bắt đầu từ những bước đầu tiên, làm quen, học và thử nghiệm. Quá trình với người mới có thể sẽ trải qua những giai đoạn như sau:

– Tập nghe những bài rap chậm và ngắn

Cần nắm bắt được từng câu chữ của bài rap để nắm bắt được toàn bộ nội dung của bài cũng như hiểu ý nghĩa mà nó muốn thể hiện, nắm bắt được cảm xúc của bài hát để chuẩn bị cho bước học hát tiếp theo. Với những người mới bắt đầu, bạn nên chọn những bài hát dễ học, những bài có giai điệu chậm và lời bài rap ngắn, nó sẽ giúp bạn không bị nản, bắt đầu với rap từ những điều tự nhiên và đơn giản nhất.

Hãy bắt đầu nghe bài hát đó và cảm thụ giai điệu khi đã nắm toàn bộ lời. Bạn nên nghe đi nghe lại bai rap nhiều lần, nghe đến khi nào bạn cảm thấy chỉ cần giai điệu đó vang lên là bạn nhận ra và nhớ lời ngay.

Việc tập nghe những bài hát như vậy sẽ giúp cho bạn bắt đầu có cảm giác với rap và sẽ có hứng thú nghe nhiều bài rap khác có giai điệu nhanh hơn.

– Đọc rap từ chậm đến nhanh

Bạn nên nhớ rằng không phải cứ nhớ lời và thuộc giai điệu là bạn có thể hát theo, nó cần sự tập luyện để đúng nhịp hơn nữa. Việc bạn không hát kịp hay đôi khi quên lời sẽ xảy ra đó là tình trạng chung với những ai mới bắt đầu nhưng đừng nản, bạn phải có ý chí, hãy hát theo một cách chậm đến cơ bản rồi theo nhịp điệu. Bạn có thể nâng cao với những bài có nhịp điệu cao hơn và hơn nữa.

Thử nhiều thể loại rap

Rap có nhiều dạng để bạn chọn lựa, không phải chỉ có một loại nên đừng nản khi bạn mãi không thấy chút tiến bộ nào với một bài, hãy tạm gác thể loại đó lại để mình tiếp tục chinh phục về sau. Hãy thử sức với nhiều thể loại rap khác nhau để xem thể loại nào phù hợp với khả năng của mình nhất và bắt đầu với nó. Sau khi làm quen được với thể loại mình yêu thích và phù hợp khả năng, hãy nâng cao khả năng bằng cách thử thách mình với những bài có nhịp điệu nhanh hơn. Và hãy quay trở lại bài hát ban đầu, thử nó lần nữa.

– Thử sáng tác

Đã đam mê với Rap thì việc bạn có sự sáng tạo là điều tất yếu có, đừng nên không thử sáng tác vì nghĩ rằng nó đòi hỏi kiến thức hay điều gì cao, chỉ cần thử nhiều lần với từng bản beat thường, dễ tạo lời để làm phong phú từ ngữ của bản thân, và đặc biệt hơn là nó giúp bạn cảm thụ âm nhạc rất nhiều, bắt đầu sáng tác sẽ giúp bạn làm chủ bài hát của mình và có cảm giác với nó, nên bắt đầu với những từ ngữ đơn giản và xuất phát từ những điều tự nhiên nhất quanh cuộc sống của bạn.

Qua tất cả những thông tin trên bạn có thể hiểu rằng Rap là một thể loại nhạc đường phố có bắt nguồn từ phương Tây, chỉ mới phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong thời gian gần đây, có thể nói là người ta quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất cụm từ này có lẽ bởi sự phủ sóng cùng sức hút của hai chương trình là “Rap Việt” và “King Rap” đang được phát sóng hiện nay. Dần dần các cuộc tìm kiếm tài năng trẻ Việt đam mê Rap được quan tâm, được đầu tư có lẽ vì phần nào đó Rap có sức hút đáng gờm, Rap sẽ mang hy vọng đưa nhạc Việt ra khắp thế giới chẳng hạn.

Âm nhạc là tài sản vô giá của nhân loại, dường như là liều thuốc tốt nhất và duy nhất cho sự lạc quan, yêu đời, sự chia sẻ, thấu cảm. Rap cũng là một thể loại âm nhạc, nó khác biệt nhưng điều khác biệt đó lại làm người yêu thích luôn phải trung thành tuyệt đối.

Chúng ta luôn hi vọng rằng Âm nhạc Việt sẽ có thể vươn ra tầm thế giới cũng như Rap Việt có thể có chỗ đứng trên đó. Rap trên thế giới đang phát triển và ở Việt Nam cũng vậy. Bạn hãy thử nghe một bài Rap để có cảm nhận chính xác hơn về những điều ở trên, biết đâu bài hát đó lại cho bạn nhiều hơn những thông tin mà chúng ta đã đề cập ở trên.