Triết lý của RCM sử dụng và phối hợp hoàn hảo các dạng bảo trì theo thời gian thực (RM), bảo trì phòng ngừa (PM), Bảo trì chẩn đoán (PdM), phối hợp bảo trì thụ động với bảo trì chủ động để tăng khả năng khai thác sử dụng thiết bị, hoặc một bộ phận của hệ thống hoạt động theo đúng yêu cầu trong suốt vòng đời thiết kế với mức bảo dưỡng tối thiểu. RCM yêu cầu các quyết định bảo trì phải dựa trên các số liệu, dữ liệu phân tích kỹ thuật và chứng minh hiệu quả về mặt kinh tế.
Năng lượng điện ngày càng phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động sản xuất, an ninh chính trị và đời sống của con người. Hệ thống điện phát triển vượt bậc đòi hỏi ngành điện phải nghiên cứu áp dụng RCM vào trong công tác bảo trì thiết bị hay hệ thống điện. Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đang nghiên cứu triển khai áp dụng hình thức bảo trì, bảo dưỡng này cho hệ thống điện Việt Nam
Phân tích đánh giá lợi ích của RCM: Phân tích đánh giá RCM dựa trên các phân tích chế độ sự cố và hiệu quả kinh tế; bao gồm xác suất sự cố và tính toán độ tin cậy của hệ thống. Phân tích được sử dụng để xác định các nhiệm vụ bảo trì thích hợp để giải quyết từng chế độ hư hỏng được xác định và hậu quả của chúng. Để phân tích đánh giá lợi ích RCM cần trả lời các câu hỏi sau:
1. Hệ thống hoặc thiết bị làm gì; Chức năng của nó là gì ?
2. Những sự cố chức năng có thể xảy ra ?
3. Những hậu quả có thể xảy ra khi sự cố chức năng này là gì?
4. Có thể làm gì để giảm xác suất sự cố, xác định sự khởi đầu của sự cố, hoặc giảm hậu quả của sự cố?
Câu trả lời cho bốn câu hỏi trên xác định các hành động cần thiết để duy trì hệ thống hoặc thiết bị. Sơ đồ cây logic RCM sau được sử dụng để trả lời những câu hỏi trên.
Hình 2
Các định nghĩa sử dụng trong phân tích đánh giá RCM:
Sự cố: Sự cố được định nghĩa bằng nhiều cách. Trong một nghĩa rộng, sự cố chỉ đơn giản là một điều kiện không đạt yêu cầu. Tuy nhiên RCM đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận sự cố không chỉ từ quan điểm của thiết bị, mà còn là quan điểm của hệ thống. Ví dụ: Một thiết bị có thể được vận hành nhưng nếu công suất đầu ra của nó không đảm bảo yêu cầu được xem là sự cố. Một relay bảo vệ trong một hệ thống điện có thể đã có hỏng hóc, nhưng nếu nó không tác động cắt mạch điện và hệ thống vẫn có thể hoạt động bình thường thì không xem là sự cố. Về cơ bản, xác định sự cố phụ thuộc vào chức năng của phần tử đó trong hệ thống.
Hậu quả của sự cố: Hậu quả của sự cố quyết định mức độ ưu tiên của các hoạt động bảo trì hoặc cải tiến thiết kế để ngăn ngừa sự cố xảy ra. Nếu sự cố của một phần tử gây ra hậu quả, tổn thất nhỏ hoặc không có, các hoạt động bảo dưỡng tối thiểu thường được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu sự cố của một phần tử sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn, tai nạn lao động, hoặc nguy hại về môi trường, các hoạt động bảo trì tối đa hoặc thiết kế lại sẽ thể được yêu cầu.
Các hoạt động bảo trì trong một chương trình RCM: Mục tiêu của RCM là xác định các kỹ thuật bảo trì hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro và tác động của sự cố về khả năng vận hành của thiết bị chức năng và hệ thống. Điều này cho phép hệ thống và thiết bị được duy trì hoạt động một cách kinh tế nhất. Các mục tiêu cụ thể của RCM được nêu ra bởi Nowlan và Heap2 là: Để đảm bảo mức độ an toàn và độ tin cậy của thiết bị. Phục hồi thiết bị đến mức có thể khi xảy ra hư hỏng. Thay thế hoạc thiết kế lại các phần tử có độ tin cậy không đáp ứng. Hoàn thành các mục tiêu trên với tổng chi phí tối thiểu, bao gồm chi phí bảo trì, chi phí hỗ trợ và thiệt hại kinh tế của những sự cố trong vận hành.
Từ phân tích RCM đưa ra 4 nội dung sau:
1. Không thực hiện bảo trì: Đây gọi là bảo trì thụ động; tức là chỉ bảo trì, sửa chữa thay thế khi thiết bị hoặc hệ thống bị sự cố (CM). Loại bảo trì này chỉ nên áp dụng đối với các sự cố ở những phần tử mà khi nó sự cố không gây hại đến vận hành. Đây là loại bảo trì duy nhất có tỷ lệ sự cố cao, hàng dự phòng các phần tử lớn, và thời gian làm thêm giờ quá mức trở nên phổ biến. Bảo trì thuần túy bỏ qua rất nhiều cơ hội ảnh hưởng đến khả năng sống còn của thiết bị
2. Thực hiện bảo trì phòng ngừa (PM): PM bao gồm kiểm tra, hiệu chỉnh định kỳ bao gồm: Vệ sinhh, bôi trơn, thay thế các thành phần và thiết bị. PM cũng được gọi là bảo trì theo thời gian hoặc dựa trên khoảng thời gian, nó được thực hiện mà không liên quan đến điều kiện thiết bị. PM lên kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng tại các khoảng thời gian xác định trước để giảm sự cố của thiết bị. Tuy nhiên, như Nowlan và Heap phát hiện, một chương trình PM có thể dẫn đến sự tăng đáng kể các kiểm tra và chi phí mà không làm tăng độ tin cậy.
3. Thực hiện bảo trì dựa trên các điều kiện (CBM): CBM bao gồm bảo trì tiên đoán (PdM) và theo dõi thời gian thực. PdM chủ yếu sử dụng các kỹ thuật kiểm tra không cắt điện để đo lường và đánh giá hiệu suất thiết bị. Theo dõi thời gian thực và sử dụng dữ liệu hiện hành đo đạc được để đánh giá tình trạng máy móc. CBM thay thế các công việc bảo trì theo thời gian tùy ý với việc bảo trì được dự kiến chỉ khi tình trạng thiết bị được đảm bảo. Phân tích liên tục dữ liệu tình trạng thiết bị cho phép lập kế hoạch và lên lịch các hoạt động bảo trì hoặc sửa chữa trước khi sự cố chức năng hoặc sự cố nghiêm trọng.
4. Thiết kế lại: Việc sự cố một hệ thống hoặc một bộ phận của thiết bị có thể dẫn đến thiệt hại lớn về con người, kinh tế, môi trường hoặc an ninh không thể chấp nhận được, và không có công tác bảo trì nào đã nêu trên có thể giúp giảm nhẹ sự cố, luc này yêu cầu phải thiết kế lại thiết bị hoặc hệ thống. Trong hầu hết các trường hợp này, việc bổ sung thiết bị hoặc hệ thóng dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ thiệt hại mà chi phí bảo trì tổng thể tăng thêm rất ít.
Mối quan hệ các hoạt động bảo trì trong RCM
Tác động của RCM lên vòng đời cơ sở vật chất: Vòng đời của cơ sở vật chất thường được chia thành hai giai đoạn: hình thành (quy hoạch, thiết kế và xây dựng) và vận hành. RCM ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn của các giai đoạn hình thành và vận hành theo một mức độ nào đó.Các quyết định được đưa ra sớm trong quá trình hình thành có ảnh hưởng sâu sắc đến chi phí vòng đời của một cơ sở vật chất. Các chi phí cho nhà máy và thiết bị có thể phát sinh sau đó trong quá trình hình thành, nhưng chi phí của chúng được tính toán bao gồm ở giai đoạn đầu.
Hình vẽ vẽ trên cho thấy việc lập kế hoạch bao gồm cả thiết kế sơ bộ sẽ giải quyết 2/3 chi phí vòng đời tổng thể của cơ sở vật chất. Các giai đoạn thiết kế tiếp theo xác định thêm 29% chi phí vòng đời, chỉ còn lại khoảng 5% chi phí vòng đời mà có thể bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn sau.
Do đó, giám sát thực hiện tốt trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ có tác động lớn đến chi phí trong suốt vòng đời của cơ sở vật chất, các quyết định RCM được đưa ra trong các giai đoạn sau của vòng đời sẽ rất khó khắn để đảm bảo lợi ích tối đa có thể đạt được.
Mặc dù chi phí bảo trì là một phần tương đối nhỏ trong tổng chi phí vòng đời cơ sở vật chất (thường khoảng từ 3% đến 5% chi phí vận hành của cơ sở vật chất), nhưng RCM vẫn có khả năng tiết kiệm đáng kể trong quá trình vận hành và bảo trì của vòng đời cơ sở vật chất. Theo thống kê của các ngàng đã áp dụng RCM cho thấy có khả năng tiết kiệm từ 30% đến 50% trong ngân sách bảo trì hàng năm bằng một chương trình RCM hiệu quả.
Kết luận : Bảo trì hướng đến độ tin cậy hiện được xem là quá trình xác định cách tiếp cận bảo trì hiệu quả nhất. RCM không chỉ nâng cao độ tin cậy của một hệ thống, nó có thể làm giảm đáng kể yêu cầu và chi phí bảo trì. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, việc giảm chi phí bảo trì có thể gọi là chi phí tiết kiệm, kể cả hiệu quả đêm lại do việc giảm sự cố và giảm công việc. Một chương trình RCM đúng đắn sẽ tiếp tục tiết kiệm tiền từ năm này qua năm khác. Hy vọng rằng ngành điện Việt Nam sớm áp dụng hình thức bảo trì theo RCM.