1. RD là viết tắt của từ gì?
1.1. RD là gì?
RD thực chất là một thuật ngữ tiếng Anh được ghép bởi hai chữ: Research Development, được hiểu là nghiên cứu và phát triển. Đây là thuật ngữ mang tính trừu tượng và tương đối khó nhớ đối với những người chưa từng nghe hay tiếp xúc với ngành nghề này. RD là cả một quá trình đào sâu, tìm tòi, nghiên cứu, từ đó để đưa ra hướng phát triển của sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho công ty, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu và phát triển bao gồm các công việc khác như quyết định đầu tư, tiến hành, mua bán các nghiên cứu hay còn gọi là mua bán chất xám nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh, bền lâu, phát triển tốt thì cần phải tiến hành cải tiến sản phẩm, product line, kỹ thuật, máy móc nhằm đạt được những hiệu quả cao
Không chỉ cải tiến cái cũ mà quá trình nghiên cứu và phát triển còn là nhằm mục đích sáng tạo ra cái mới để thay thế cái cũ nhằm đưa ra thị trường các dịch vụ, sản phẩm, chất lượng tốt đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng.
Việc làm nhân viên nghiên cứu thị trường
>> Xem thêm: Product Owner là gì
1.2. Nhu cầu việc làm ngành RD
Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ nào muốn hoạt động tốt thì đều cần phải có bộ phận RD để tiến hành nghiên cứu phát triển sản phẩm mới từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt nam, các phòng RD hầu hết chưa làm đúng vai trò, nghĩa vụ của mình vì thế mà chưa phát huy hết khả năng. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp kém phát triển, bị bó hẹp trong những sản phẩm thuần túy, thiếu sự sáng tạo cũng như bùng nổ, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực.
Hiện nay, ở Việt nam có rất nhiều công ty trong và ngoài nước thực hiện thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển một cách có tổ chức, bài bản. Vì thế mà cơ hội cho ngành nghề này rất lớn, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà tuyển dụng, bởi trình độ tay nghề kém, chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế.
Do nhu cầu phát triển và mở rộng công ty, doanh nghiệp nên nhu cầu cho ngành nghề này hiện nay là rất lớn. Nhưng lại chưa có bất kỳ một trường đào tạo nào ở Việt Nam chuyên về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển này. Vì thế, mà khi ra trường các ứng viên chỉ có cho mình những kiến thức, kỹ năng về điện tử, cơ khí, mỹ thuật công nghiệp,… gây khó khăn trong quá trình làm việc. Nếu như người học muốn nghiên cứu chuyên sâu về ngành nghề này, có thể đi du học tại các nước phát triển để được đào tạo bài bản cả về kiến thức và kỹ năng. Như vậy khi tiến hành làm việc sẽ tránh khỏi tình trạng ”vừa học vừa làm”
Hiện nay, RD là công việc có mức đãi ngộ tương đối tốt dành cho người lao động. Tùy vào từ vị trí mà bạn có thể nhận được số tiền từ 8.000.000đ đến 20.000.000đ/tháng. Đặc biệt, đối với những người có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt hay làm nhóm trưởng bộ phận thì mức lương cao hơn nhiều, lên tới vài nghìn đô. Suy cho cùng dựa vào năng lực và lợi ích mà bạn mang đến cho công ty thì bạn sẽ nhận được quyền lợi tương ứng.
Chỉ cần bạn có niềm đam mê, có quyết tâm, sự cố gắng thì nhất định RD chính là công việc mà bạn muốn gắn bó lâu dài và là môi trường thuận lợi để phát triển bản thân. Còn chần chờ gì mà không tiến hành học tập, nghiên cứu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để tạo cho mình định hướng rõ ràng nhất. Cơ hội nhất định sẽ đến với những người có ước mơ, khát vọng. Đồng thời, bạn có thể tự tạo ra cơ hội cho bản thân mình bằng cách ứng tuyển vị trí RD trên trang web timviec365.vn-một nơi tìm kiếm việc làm hiệu quả, đa dạng ngành nghề hiện nay.
>> Xem thêm: Các khoá học ngắn hạn về kinh doanh
2. Bộ phận RD cần làm những công việc gì
2.1. Tiến hành phân tích và tổng hợp
Đây là một trong những công việc được chú trọng và được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Khi có một sản phẩm, định vị mới ra đời RD sẽ phải làm nhiệm vụ tìm hiểu các thông tin liên quan cần thiết, đánh giá về mặt tích cực hay những vấn đề còn yếu kém của sản phẩm. Từ đó, tổng hợp, báo cáo cho các bộ phận khác để tiết kiệm thời gian cũng như công sức
>> Xem thêm: Cơ chế quản lý kinh tế là gì
2.2. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Để có thể đưa ra được một sản phẩm mới, chất lượng thì trước hết bạn cần phải biết người dùng hiện nay muốn gì, cần gì thì mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Từ đó, khi hoàn thiện sản phẩm mới có thể đưa đến tay người tiêu dùng dễ dàng, được họ chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Bởi vậy mà việc tìm hiểu các thông tin khách hàng như: độ tuổi, khu vực sinh sống, thói quen, sở thích,… là vô cùng quan trọng và cần thiết
2.3. Phân tích dữ liệu cụ thể
Mỗi ngày, các công ty, doanh nghiệp phải tiến hành tiếp nhận hàng nghìn, chục nghìn dữ liệu tương tác của khách hàng. Mỗi một thông tin nhận được lại mang một ý nghĩa riêng biệt, góp phần xây dựng và sửa đổi sản phẩm hiệu quả. Bởi thế mà bộ phận RD cần phải tận dụng khả năng phân tích, tư duy của bản thân để có thể tiến hành các báo cáo tổng hợp một cách dễ dàng, nhanh chóng, minh bạch nhất
Tìm việc làm nhân viên kinh doanh ô tô
2.4. Cập nhật và chia sẻ thông tin
Một trong những công việc vô cùng quan trọng của bộ phận RD là tiếp xúc, cập nhật và chia sẻ thông tin trong và ngoài nước. Thị trường trong và ngoài nước thay đổi liên tục, thường xuyên nên đòi hỏi những người làm RD phải nắm bắt thông tin nhanh chóng để tiến hành điều chỉnh phương án cho phù hợp. Đồng thời RD cũng hướng trọng tâm của mình đến việc chia sẻ các thông tin liên quan, nổi bật đến các dịch vụ của khách hàng
Như vậy, người đọc có thể thấy rằng, RD không chỉ là phân tích mà còn mang những nhiệm vụ quan trọng nữa, là một trong những bộ phận cốt lõi nhằm phát triển giá trị doanh nghiệp
3. RD sinh ra nhằm mục đích gì?
Bộ phận RD được tạo nên nhằm các mục đích khác nhau, bao gồm:
3.1. Tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Đây là mục đích vô cùng quan trọng của bộ phận RD, bởi bằng những kỹ năng, khả năng phân tích, tổng hợp mà họ cho ra những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính mới, ưu việt hơn các sản phẩm trước đây, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và mong muốn người tiêu dùng. Các hoạt động nghiên cứu này thì thường chú ý đến nguyên liệu, thành phần, hình dáng sao cho bắt mắt, thu hút nhất có thể. Từ đó có thể tạo ra được lượng khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng kỳ cựu
3.2. Tiến hành nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm
Ngoài việc sáng tạo ra các sản phẩm mới thì bộ phận RD còn đặc biệt chú ý đến việc phát triển chất lượng bao bì sản phẩm( khác với thiết kế, màu sắc mà bộ phận Marketing phải đảm nhiệm). Hình dạng, kích thước, ký hiệu, tên in trên bao bì chính là thương hiệu đại diện cho sản phẩm. Đồng thời, một vỏ bao bì hoàn hảo cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ sản phẩm tốt hơn, tránh những tác nhân có hại từ bên ngoài. Ví dụ khi sản xuất – manufacture một gói kẹo, họ phải nghiên cứu chất lượng của vỏ kẹo đấy, làm sao để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng một cách tốt nhất, sử dụng vật liệu nào để hợp vệ sinh,… Việc nghiên cứu, chế tạo bao bì sản phẩm là rất quan trọng. Nhiều khi bạn chỉ cần thay đổi thành phần của một loại bao bì thì cũng có thể khiến mùi vị, chất lượng của sản phẩm đó thay đổi.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp chưa nhận định rõ vai trò của bao bì sản phẩm mà chỉ chăm chăm vào chất lượng. Điều này dẫn đến tình trạng một số sản phẩm bán trên thị trường có hương vị, màu sắc khác so với sản phẩm mới sản xuất. Cần thay đổi chất lượng cũng như hình dạng bao bì nếu nó lỗi thời nhưng phải chú trọng đến tính hợp lý, tránh tình trạng: “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Việc làm nhân viên phát triển thị trường
3.3. Tiến hành nghiên cứu, phát triển quá trình
Bản chất của RD là nghiên cứu, tìm hiểu các quy trình để lắp ráp, vận hành,… nhằm tối ưu hoạt động sản xuất mang đến tính ứng dụng cao. Để có thể làm tốt nhiệm vụ này thì RD bắt buộc phải chú ý đến quy trình nhằm quy định trình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu – phát triển, mô tả sự phối hợp giữa bộ phận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp như marketing, sản xuất, kiểm soát chất lượng, tài chính…; từ việc tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu, phân tích, sản xuất thử, đến sản xuất hàng loạt…
3.4. Tiến hành nghiên cứu, phát triển công nghệ
RD không chỉ nhằm tạo ra cái mới mà còn cải tiến cái cũ, cái vốn có để mang lại hiệu quả sản xuất lớn hơn. Đồng thời, việc nghiên cứu – phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình, với mục đích cốt lõi là tìm ra phương pháp tối ưu nhất
Như vậy, RD không chỉ dừng lại ở hoạt động phân tích, nghiên cứu mà chúng ta cần hiểu rộng ra hơn. Nó không giới hạn trong bất kỳ khuôn khổ nào cả, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng tất cả khả năng của con người để tiến hành tìm ra các giải pháp, kiến thức tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng đời sống
Như vậy, với những chia sẻ của timviec365.vn trên đây, hy vọng sẽ giúp mọi người biết rd là viết tắt của từ gì? Từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn, tốt nhất cho bản thân.