Request Network (REQ) hiện tại là mạng lưới phi tập trung và sử dụng công nghệ blockchain hỗ trợ quá trình thanh toán được nhanh, rẻ hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa cũng như phương thức hoạt động của mạng lưới này. Chính vì vậy bài viết sau sẽ giải thích đầy đủ REQ là gì, thông tin mới nhất về dự án và đồng tiền ảo REQ coin.
Tìm hiểu Request Network (REQ) là gì?
Request Network hay REQ là mạng phi tập trung có khả năng cho phép thực hiện thanh toán an toàn giữa người thanh toán và người yêu cầu thanh toán. Theo đó tất cả thông tin sẽ được lưu trữ trong sổ cái để thực hiện xác thực phi tập trung. Nhờ vào đó mà việc thanh toán trở nên an toàn, nhanh chóng, dễ dàng và rẻ hơn. Bên cạnh đó còn cho phép khả năng tự động hoá được nhiều hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, để có thể trở thành xương sống của ngành thương mại trên toàn thế giới, Request đã tích hợp nên 1 sổ cái chung đáp ứng những đặc tính cơ bản sau:
- Thông minh vì nó không giống với bất kỳ sổ kế toán tiêu chuẩn hiện nay. Request chính là nguồn gốc của những sàn giao dịch, tích hợp mã thương mại đã được tiến hành máy tính hoá và quản lý hàng ngàn điều khoản thanh toán.
- Có mức độ phổ biến cao vì được thiết kế nhằm hỗ trợ 100% những giao dịch trên toàn cầu, bất kể ngôn ngữ, luật pháp hoặc loại tiền tệ nào.
Request hiện có thể được xem như 1 layer trên Ethereum 2.0 và cho phép những yêu cầu thanh toán thỏa mãn khuôn khổ pháp lý. Bên cạnh đó cũng có thể coi tiền tệ là công cụ hoàn thành những giao dịch Request. Như vậy, theo ý nghĩa này, Request có tính toàn cầu hơn so với bất kỳ loại tiền tệ có mặt trên thị trường hiện nay.
Cách thức hoạt động của Request Network:
Cách thức hoạt động:
Ở thời điểm hiện tại, bất kỳ người dùng nào cũng có khả năng viết trực tiếp lên sổ cái Request cũng như tạo những yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó Request cũng có thể được phát hiện thông qua người nhân đang theo dõi mạng lưới (nhờ vào ví điện tử hoặc những ứng dụng về tài chính trên thị trường hiện nay).
Như vậy nếu như yêu cầu được chấp thuận bởi người dùng thì nó hoàn toàn có thể được thanh toán thông qua một cú click chuột. Ngay sau đó yêu cầu của người dùng sẽ được hoàn thành, đồng thời được cập nhật đầy đủ trên mạng lưới.
Ví dụ minh hoạ:
Để hiểu rõ được cách thức hoạt động của REQ, hãy theo dõi ví dụ sau:
- Bob yêu cầu Alice thực hiện thanh toán, sau đó anh tiến hành tạo một hoá đơn (yêu cầu) và chuyển nó tới blockchain. Sau đó ví của Alice sẽ phát hiện ra yêu cầu và tiến hành xử lý thanh toán đó.
Đối với trường hợp Bob đang ở trên Amazon còn Alice đang thực hiện mua hàng thì Amazon sẽ tạo một yêu cầu trên blockchain. Khi đó điện thoại của Alice sẽ tiến hành phân tích blockchain, phát hiện yêu cầu và gửi thông báo. Điều cần làm của cô ấy lúc này là đồng ý thanh toán. Như vậy Request sẽ cung cấp
- Độ bảo mật cao: vì không nhất thiết phải cung cấp thông tin ngân hàng.
- Tiết kiệm chi phí: vì quá trình mua hàng không yêu cầu sự có mặt của bên thứ ba ví dụ như Paypal.
- Đơn giản: Đơn giản vì chỉ cần thực hiện một cú click chuột duy nhất để được thông qua.
Những trường hợp nên sử dụng Request:
Là một mạng phi tập trung và có khả năng cho phép thực hiện thanh toán an toàn giữa người thanh toán cũng như người yêu cầu thanh toán Request nên được sử dụng trong những trường hợp sau.
Hoá đơn B2B (B2B invoicing):
Trên thị trường hiện nay, mỗi năm, giữa những công ty phải chia sẻ với nhau lên đến hàng tỷ hoá đơn thanh toán. Hầu hết những hoá đơn này đều được chuyển đi ở dạng giấy, email và phải được sao chép đầy đủ. Chính vì cách thức này mà thường xảy ra một số lỗi nghiêm trọng. Đặc biệt là khu áp dụng những quy tắc thanh toán hay thuế nâng cao.
Nhờ vào Request người dùng (các công ty) đều chia sẻ được những hóa đơn quan trọng này thông qua sổ cái. Như vậy sẽ không có bất cứ sự trùng lặp nào bởi lẽ hệ thống kế toán sẽ tự động cài đặt và ngay lập tức cập nhật đầy đủ hoá đơn.
Những công ty đang trong tình trạng chờ thanh toán hoàn toàn có thể phát hiện được ngay lập tức sự chậm trễ này. Thông thường sự chậm trễ này cũng ít khi xảy ra hơn nhờ vào sự phát triển từ hệ thống thanh toán các hóa đơn. Những công ty có khả năng sẽ thực hiện thanh toán ngay vào ngày tối ưu, ở thời điểm được nhận yêu cầu.
Thanh toán online (Online payments):
Ví dụ: Khi mua sắm trên Amazon và được yêu cầu thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, từ đó làm lộ những thông tin nhạy cảm ra ngoài. Đối với Request Network, khi tùy chọn thanh toán, dữ liệu của người dùng hoàn toàn được bảo vệ. Khi đó Amazon sẽ gửi yêu cầu trực tiếp lên mạng lưới, tài khoản sẽ được phát hiện và yêu cầu thực hiện xác nhận thanh toán của người dùng. Như vậy điều này hoàn toàn có thể kích hoạt yêu cầu chuyển khoản với mức phí thấp nhất và không làm lộ bất cứ thông tin thanh toán nào.
Như vậy hoàn toàn có thể tránh được những khoản thanh toán qua thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng không lường trước được mà những dịch vụ bị tính phí theo cách ẩn, bởi lẽ nó cung cấp 1 cách thức để xác thực những khoản thanh toán trước khi xảy ra chúng.
Ưu điểm của Request:
Như vậy so với những hệ thống hiện tại, Request có những ưu điểm nổi bật hơn như:
- Tính bảo mật cao: Đối với Request thông tin thanh toán sẽ không bao giờ bị chia sẻ, không gặp những rủi ro khác như bị ai đó chặn hoặc sử dụng lại thông tin của tài khoản ngân hàng.
- Giảm chi phí: So với những hình thức khác hiện nay, Request không yêu cầu sự có mặt của những bên thứ ba như Bitpay, Stripe hoặc Paypal. Tất cả đều được tính phí từ 1% tới 7% số tiền gửi và đều là nhà cung cấp. Như vậy Request giúp giảm chi phí vô cùng hiệu quả.
- Tình đơn giản: Chỉ cần một cú click chuột là có thể thanh toán và hoàn toàn không có bất kỳ lỗi nhập thủ công nào.
Những thông tin cơ bản của REQ token:
Dưới đây là những thông tin cơ bản của REQ token:
- Token Name: Request
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Ticker: REQ
- Token Type: Utility
- Contract: 0x8f8221afbb33998d8584a2b05749ba73c37a938a
- Circulating Supply: 771.800.862 REQ
- Total Supply: 999.881.816 REQ
- Crowdsale: 50%
- Team và cố vấn là: 15%
- Quỹ dự trữ, quỹ phát triển bên ngoài là: 15%
- Quỹ đầu tư ở giai đoạn sớm, những người có đóng cho dự án là: 20%
Tác dụng của REQ token:
Hiện tại rất nhiều người thắc mắc rằng REQ token được dùng để làm gì? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của REQ token:
- Quản trị
- Ví lưu trữ REQ token
- Cấp quyền truy cập vào những yêu cầu thanh toán
Những loại ví lưu trữ REQ token hiện nay:
Hiện tại REQ được biết đến là một token ERC20 gì vậy sẽ có rất nhiều loại ví để thực hiện lưu trữ token này. Theo đó những loại ví cơ bản hiện nay có thể kể đến như:
- Ví lạnh: Ledger và Trezor.
- Những ví ETH thông dụng như Myetherwallet, Metamask, Coin98 wallet, Mycrypto.
- Ví sàn
Cách thức sở hữu và kiếm REQ token:
Hiện nay cách thức sở hữu và kiếm REQ token chỉ có một cách thức duy nhất là mua trực tiếp tại những sàn giao dịch.
Địa điểm mua bán REQ token:
REQ hiện tại được giao dịch ở đa số các sàn giao dịch khác nhau và mỗi ngày, tổng volume giao dịch có thể lên tới 840 nghìn USD. Những sàn giao dịch niêm yết REQ token bao gồm Huobi, Uniswap, Binance, Gate.io, Kucoin, Bitfinex,…
Có nên đầu tư REQ token không?
Hiện tại RQE chính là một trong những giải pháp hỗ trợ quy trình thanh toán của người dùng được đơn giản hoá hơn rất nhiều. Mạng lưới này hoàn toàn có thể áp dụng vào những trường hợp thanh toán thực tế như: thanh toán online hoặc B2B invoicing,…
Như vậy việc có nên đầu tư REQ token không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của bạn.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp cho các bạn đọc giả về REQ là gì và những thông tin mới nhất về dự án Request Network cũng như đồng tiền ảo REQ coin. Hy vọng với những thông tin được sentayho.com.vn cung cấp sẽ giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận nhờ vào thị trường tiềm năng này.