Loãng xương là một căn bệnh diễn tiến thầm lặng, nó làm cho xương của con người bị yếu đi. Đồng thời cấu trúc xương tổn hại khiến xương giòn và dễ gãy. Bệnh loãng xương cũng là hậu quả của quá trình mất đồng thời các chất khoáng và chất nền hữu cơ của xương. Vậy cơ chế loãng xương được diễn ra như thế nào ở con người? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về cấu trúc của xương
Xương của con người là một mô liên kết đặc biệt. Chúng bao gồm các tế bào xương và chất căn bản (còn gọi là bone matrix). Chất căn bản của mô xương chứa các sợi collagen và những mô liên kết khác giàu chất glucoaminoglycin, chất căn bản có thể trở thành calci hoá.
Mô xương gồm xương đặc và xương xốp. Xương đặc sẽ được calci hoá 80 đến 90% khối lượng xương. Còn xương xốp được calci hoá từ 15 đến 25% khối lượng của xương. Xương đặc sẽ có chức năng giúp bảo vệ còn xương xốp đảm nhận chức năng giúp chuyển hoá.
Có 2 loại tế bào xương chính đó là huỷ cốt bào và tạo cốt bào có vai trò quan trọng trong quá trình calci hoá. Trong đó:
– Hủy cốt bào là tế bào khổng lồ đa nhân, có nhiệm vụ giúp tiêu xương.
– Tạo cốt bào là tế bào với nhân hình thoi, chúng có nhiệm vụ giúp sản sinh ra các thành phần của nền xương.
Quá trình tạo xương (còn gọi là bone íbrmation) và huỷ xương (còn gọi là bone resorption) được diễn ra theo cơ chế thay xương cũ bằng xương mới. Thông thường, 2 quá trình này được duy trì một cách cân bằng ở con người cho đến khoảng 40 tuổi. Từ độ tuổi này trở đi thì huỷ cốt bào hoạt động quá mức, việc huỷ xương cao hơn tạo xương dẫn tới suy giảm khối lượng xương theo thời gian, đặc biệt là vào giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ gây ra tình trạng loãng xương.
2. Giúp bạn hiểu rõ về cơ chế loãng xương
2.1. Cơ chế loãng xương diễn ra như thế nào?
Tình trạng mất chất khoáng tăng dần theo tuổi là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Tuy nhiên, tình trạng này khi bị tăng quá mức sẽ trở thành bệnh loãng xương. Các nghiên cứu tế bào học cho thấy mức độ thưa xương sinh lý có sự nhau giữa nam giới và nữ giới:
– Ớ nam giới, khối lượng bè xương giảm dần theo một cách đều đặn, gần 27% trong thời gian từ khoảng 20 đến 80 tuổi.
– Ở nữ giới, tình trạng bị mất xương nhiều hơn (chiếm gần 40% trong cùng khoảng thời gian đó) với sự gia tăng nhanh chóng trong vòng 20 năm sau thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, đây được xem là một hiện tượng bình thường và việc một người có khối lượng xương vào tuổi 60 thấp hơn khi ở tuổi 20 không có nghĩa là người đó đã bị loãng xương. Bệnh loãng xương xuất hiện do sự thưa xương trở nên quá mức, khiến cho bộ xương không chịu nổi những sức ép cơ học, lúc đó có thể xuất hiện tình trạng gãy xương.
Nguyên nhân của loãng xương có liên quan đến sự gia tăng của tuổi tác. Đây là sự giảm hoạt động của tạo cốt bào dẫn tới giảm việc tạo xương. Ngoài ra, ở người có tuổi thì còn có sự giảm hấp thu calci với cả hai giới, thường do thiếu calci trong chế độ ăn uống, giảm tổng hợp vitamin D tại da và sự sai lạc tổng hợp 1 đến 25 dihydroxy cholecalciíeron (do sự giảm hoạt động của 1 a-hydroxylase tại thận). Những yếu tố này dẫn tới sự tăng tiết hormon cận giáp trạng (còn gọi là cường cận giáp trạng thứ phát) và gây ra thiểu năng xương.
2.2. Yếu tố nào có thể tham gia vào cơ chế loãng xương?
– Các yếu tố cơ học: ví dụ như việc nằm bất động kéo dài hơn 6 tháng, hoặc các nhà du hành vũ trụ khi ở trạng thái không trọng lượng.
– Yếu tố di truyền: Theo thống kê, người da đen sẽ ít bị loãng xương hơn người da trắng; người gầy và cao thường hay bị loãng xương hơn; một số người bị loãng xương do có sự di truyền từ người trong gia đình.
– Yếu tố chuyển hoá: việc bị thiếu calci hoặc vitamin D và khả năng giảm tạo 1-25 dihydroxyvitamin D ở người lớn tuổi là vấn đề đang được cân nhắc.
– Yếu tố hormon: việc tăng tiết hormon cận giáp trạng hoặc corticoid vỏ thượng thận có thể dẫn tới bệnh loãng xương thứ phát, giảm tiết oestrogen đóng vai trò quan trọng trong việc loãng xương. Cụ thể như sau thời kỳ mãn kinh ở nữ giới, các trường hợp cắt buồng trứng vào trước 45 tuổi, người bị mãn kinh sớm (tức là thời gian có kinh dưới 35 năm). Còn nguyên nhân loãng xương ở nam giới là do giảm testosteron máu ngoại vi và giảm prolactin máu.
– Yếu tố loãng xương do thuốc: việc sử dụng glucocorticoid, heparin kéo dài cũng góp phần ảnh hưỡng tới sự loãng xương.
– Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có thể kể đến như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động thể lực, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu calci (dưới 800 mg/ngày) ở trước 20 tuổi, thiếu vitamin D…
Có thể thấy, loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng và khi có biểu hiện thì bệnh đã ở mức độ nặng. Loãng xương sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và trong đời sống sinh hoạt, thậm chí dẫn tới tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như chúng ta nắm rõ những kiến thức về bệnh và thực hiện chế độ sinh hoạt một cách khoa học nhất.