Cho dù là game trên máy tính, máy chơi game hay smartphone thì chúng cũng được xếp vào nhiều thể loại dựa theo cách chơi và bản chất của game. Có thể nhiều người rất thường xuyên chơi game tuy nhiên không phải mấy ai cũng có thể nắm rõ về đặc trưng của từng thể loại game.
Nội dung bên dưới chủ yếu sẽ tập trung vào việc giới thiệu các thể loại mà tên gọi của chúng bao quát rộng và khó Việt hóa 1 cách hoàn chỉnh nhất. Vậy đó là những thể loại gì?
1. RPG
RPG, viết tắt của cụm từ Role-Playing Games, là thể loại game nhập vai chiến đấu theo lượt hoặc thời gian thực và cũng là thể loại phổ biến nhất trên thị trường game hiện nay. RPG có nhiều biến thể như MMORPG với MMO là Multi Massive Online – game trực tuyến nhiều người chơi hay khi kết hợp với nội dung hành động Action – tạo thành thể loại ARPG.
Lối chơi thường thấy của thể loại này là người chơi sẽ tự tạo nhân vật cho mình và bắt đầu tham gia vào các cuộc phiêu lưu trong game. Các hoạt động phổ biến gồm có luyện level, thu lượm vật phẩm, luyện kỹ năng, lập team với nhiều nhân vật khác và hơn thế nữa. Thể loại RPG thu hút người chơi bởi đồ họa ấn tượng, nội dung theo cốt truyện hấp dấn, dường như mang đến cho người chơi 1 thế giới tưởng tượng kỳ thú và cho phép họ sống trong đó.
Những game tiêu biểu thuộc thể loại này có thể kể đến như Summoners War, Marvel Future Fight, Order & Chaos 2: Redemption, Star Wars: Knights of the Old Republic hay dòng game Final Fantasy…
2. FPS
Ám chỉ thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất: First-Person Shooter. Cùng với góc nhìn thứ 3 Third-Person Shooter cũng là 1 trong những thể loại game có từ rất lâu trên thị trường. Người chơi sẽ hòa mình vào các trận chiến đầy cam gò, ranh giới giữa sống và chết cực kỳ mong manh như 1 chiến trường thực thụ. Ngoài ra, 1 số tựa game FPS còn cho phép người chơi trang bị các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu hoành tráng như xe tăng, máy bay hay robot.
Seri game Modern Combat là cái tên tiêu biểu của thể loại này, ngoài ra còn có Call Of Duty hay Dead Trigger.
3. Sports
Cái tên nói lên tất cả, Sports là game có nội dung về các môn thê thao, trong đó chia thành nhiều phân khúc nhỏ như football, soccer hay racing. Game thủ sẽ có cơ hội hóa thân thành vận động viên hoặc điều kiển 1 đội nhóm như thật, rất phù hợp với người mê thể thao nhưng không có cơ hội chơi các môn thể thao ngoài thực tế.
Trong dóng game thể thao thì bóng đá và đua xe nổi bật hơn rất nhiều so với các bộ môn khác. Những đại diện tương ứng cho các game bóng đá là FIFA, PES và Asphalt hay Need For Speed, tiêu biểu cho game đua xe.
4. RTS
RTS là viết tắt của thể loại game Real-Time Strategy, tức là chiến thuật thời gian thực, 1 thể loại trò chơi ngày càng lấy lòng số đông người chơi, đặc biệt là sau thành công của Clash Of Clans. Với dòng game này, người chơi sẽ có khả năng xây dựng thành trì cũng như tạo nên 1 đội quân có thể mang đi chinh phạt thành trì của những người chơi khác.
Điểm nổi bật của RTS chính là yếu tố thời gian thực, ngay cả khi người chơi thoát khỏi game thì mọi hoạt động của trò chơi như thu thập tài nguyên, huấn luyện binh lính, xây công trình vẫn tiếp tục. Bởi vậy đòi hỏi thời gian vào game của người chơi ít hơn, phù hợp với những người có ít thời gian rảnh rỗi.
Sau Clash of Clans, rất nhiều tựa game ra mắt sau này cũng không ngừng gặt hái thành công nhờ sự nâng cấp về mọi mặt, chẳng hạn như cái tên Dawn of Steel.
5. Casual
Có thể nói Casual là thể loại game có số lượng áp đảo các thể loại kia trên thị trường, đặc biệt là thị trường game dành cho mobile. Dùng để chỉ những tựa game có các màn chơi ngắn, với cách chơi đơn giản, thiên về giải đố, sắp xếp, logic hay có khi chỉ là chạy, nhảy, né chướng ngại vật. Phù hợp cho thư giãn, luyện nhanh tay nhanh mắt nhanh phản xạ. Ngoài ra, Casual còn có các nhánh con cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ gồm có Match-Three, Endless Runner và Platform.
Cụ thể, các trò chơi Match-Three có đặc trưng là yêu cầu người chơi, sắp xếp, tạo hình các vật phẩm sao cho thẳng hàng 3 vật phẩm giống nhau để ghi điểm. Các game đại diện phổ biến như Candy Crush Saga hay Bejeweled. Hiện tại game Match-Three cũng khá đa dạng trong cách chơi khi kết hợp thêm các yếu tố như siêu anh hùng, thú vật, nhân vật truyện tranh, hoạt hình…chứ không chỉ là trái cây hay kim cương.
Tiếp theo với nhánh Endless Runner, Temple Run có lẽ là cái tên thành công nhất của thể loại này. Lối chơi siêu đơn giản với 1 nhân vật bắt đầu cuộc chạy trốn vô tận của mình, trong quá trình chạy nhiệm vụ của người chơi là lèo lái nhân vật vượt qua các trở ngại, ăn nhiều tiền xu càng tốt và lập kỷ lục. Tương tự Match-Three, Endless Runner cũng kết hợp nhiều cách chơi và cốt truyện. Chẳng hạn như các game Spider-Man Unlimited với Người Nhện, Minion Rush với các chú Minion xinh xắn.
Còn lại game Platform, thể loại game với tên gọi quen thuộc là ‘đi cảnh’ với các gameplay chính là đi bộ, chạy nhảy, vượt chướng ngại vật, có nhiều màn chơi…Và Mario hay Contra là những tượng đài của dòng game này. Game Platform thường thiên về cốt truyện phiêu lưu, hành động.
Tạm kết
Trên đây gần như là những gì cơ bản nhất về các thể loại game mà có thể thường ngày bạn vẫn hay chơi nhưng lại có khi chưa hiểu rõ. Và với những khái niệm trong bài viết, bạn có thể phân biệt game mình đang chơi thuộc thể loại gì chưa? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới.
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân