Đọc hiểu Mùa thảo quả lớp 5 SGK tiếng Việt tập 1 trang 113

Rừng đản khao ở đâu

Bài đọc

Em hãy đọc kỹ bài Mùa thảo quả lớp 5 trước khi tìm hiểu nội dung và tham khảo hướng dẫn trả lời câu hỏi.

Mùa thảo quả

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.

Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kỳ lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng , qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại tiếp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

Theo MA VĂN KHÁNG

Chú thích và giải nghĩa:

  • Thảo quả: Cây thân cỏ, quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc hoặc gia vị.

  • Đản Khao, Chin San: Tên những vùng đất thuộc tỉnh Lào Cai.

  • Sầm uất: Đông đúc, nhộn nhịp (ý trong bài là nhiều tới mức um tùm, rậm rạp).

  • Tầng rừng thấp: Tầng rừng gồm các loại cây bụi và dây leo dưới đất (tầng rừng giữa gồm các loại cây có độ cao trung bình; tầng rừng cao gồm các loại cây to, thân cao vút, tán rộng).

Bố cục

Ta có thể chia bài đọc thành 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến nếp khăn

  • Phần 2: Từ Thảo quả trên rừng đến không gian

  • Phần 3: Phần còn lại

Học sinh chú ý đọc bài văn lưu loát, diễn cảm, giọng đọc nhẹ nhàng, bộc lộ sự ca ngợi vẻ đẹp của từng thảo quả. Khi đọc, em hãy nghỉ ngơi ở các câu ngắn như Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Ngoài ra, em cũng nên nhấn giọng vào các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngây ngất, sự phát triển của thảo quả nhanh đến bất ngờ qua các từ ngữ: thơm nồng, ngọt lựng, đậm, chín nục, ủ ấp, mạnh mẽ, ngây ngất kì lạ, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa nắng,…

Nội dung

Bài đọc Mùa thảo quả của tác giả Ma Văn Kháng giới thiệu về cây thảo quả mọc ở Đản Khao – Một địa danh của mảnh đất Lào Cai. Khi vào mùa, trái thảo quả chín tỏa hương thơm khắp nơi. Cây có sức sống mạnh mẽ, sinh sôi nhanh chóng đến bất ngờ, phủ khắp núi đồi, bản làng trông vui mắt. Qua đoạn văn, ta có thể cảm nhận được nghệ thuật miêu tả tài tình, đặc sắc của tác giả.

Trả lời câu hỏi

Kế tiếp, các em hãy đến phần đọc hiểu và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt lớp 5 bài Ma thảo quả trang 113.

Hướng dẫn trả lời câu 1 trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn văn thứ 2 và tìm các chi tiết báo hiệu thảo quả vào mùa.

Lời giải chi tiết:

Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, khiến cho gió thơm, cây cỏ thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.

Điểm đáng chú ý ở cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu đáng chú ý ở chỗ: Các từ thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả.

Câu 2 khá dài với các từ ngữ như lướt thướt, quyến rũ, ngọt lựng, thơm nồng tạo cảm giác hương thơm lan tỏa kéo dài. Các câu ngắn như: gió thơm, cây thơm, đất trời thơm gợi tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả chín lan tỏa trong không gian.

Hướng dẫn trả lời câu 2 trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Em hãy tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc đoạn văn thứ ba để thấy các chi tiết miêu tả sự phát triển nhanh chóng của cây thảo quả.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh được miêu tả trong đoạn văm là: Qua một năm, những hạt thảo quả mới gieo trên đất rừng đã cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân leo, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ. Thoáng cái, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, lấn chiếm không gian.

Hướng dẫn trả lời câu 3 trang 113 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Học sinh hãy cho biết: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có những nét đẹp gì?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn văn thứ 4 và 5 để tìm chi tiết nói về hoa thảo quả ở đây và nét đẹp của rừng khi thảo quả chín.

Lời giải chi tiết:

Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

Khi thảo quả chín, khi rừng rất đẹp. Dưới đất rừng bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây ngất và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

Hướng dẫn làm phần chính tả

Dưới đây là phần hướng dẫn trả lời bài tập chính tả sau khi học bài Mùa thảo quả lớp 5.

Hướng dẫn trả lời câu 1 trang 114 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Em hãy nghe – viết bài Mùa thảo quả, đoạn từ Sự sống …. đến từ dưới đáy rừng.

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

Phương pháp giải:

Học sinh chú ý trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả. Lyyw ý viết đúng các từ khó dễ bị sai chính tả như nảy, lặng lẽ, sương, mưa rây, rực lên, chon chót, chứa lửa, chứa nắng, hắt lên.

Hướng dẫn trả lời câu 2 trang 114 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Em hãy tìm các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau:

a)

Mẫu: bát sứ/xứ sở

b)

Mẫu: bát cơm/chú bác

Phương pháp giải:Từ những tiếng có sẵn, em hãy tìm những từ ngữ chứa tiếng đó theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

a) Các từ có âm đầu là s/x

Mẫu: bát sứ/xứ sở

b) Các từ có âm cuối là t/c

Hướng dẫn trả lời câu 31 trang 114 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

a) Theo em, nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau?

  • sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

  • sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x thì trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?

b) Em hãy tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:

Mẫu: (1) man mát, khang khác

Phương pháp giải:

a) Học sinh hãy tìm điểm chung của các tiếng ở mỗi dòng. Sau đó, em thay âm đầu s bằng x và tìm tiếng có nghĩa.

b) Với các vần cho sẵn, học sinh hãy tìm các từ láy thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Điểm giống nhau ở các từ:

  • sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán: Đều là tên của các con vật.

  • sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi: Đều là tên của các loài cây.

Tiếng có nghĩa nếu thay âm đầu s bằng x là:

  • xóc: xóc đồng xu, xóc nảy

  • xói: xói lở, xói mòn

  • xáo: xáo trộn

  • xít: ngồi xít lại với nhau

  • xam: ăn xam

  • xán: xán đến gần

  • xả: xả lũ, xả thân

  • xi: xi đánh giày

  • xung: xung phong, xung trận

  • xen: xen lẫn, xen kẽ

  • xâm: xâm chiếm, xâm phạm

  • xắn: xắn tay áo

  • xấu: xấu xí

b) Các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:

Nội dung trên đã hướng dẫn học sinh chi tiết cách soạn bài, đọc hiểu, trả lời các câu hỏi, hiểu rõ ý nghĩa của bài tập đọc tuần 12 Mùa thảo quả lớp 5 trong sách giáo khoa tiếng Việt tập 1 trang 112. Bố mẹ hãy dựa theo tài liệu này để giúp con học tập tại nhà nhanh chóng, củng cố tốt kiến thức để việc học trên lớp đạt hiệu quả cao.