RUỘT PHẢN ÂM SÁNG TRÊN SIÊU ÂM
1. Ruột phản âm sáng ở thai nhi là gì?
Ruột phản âm sáng là một dấu hiệu siêu âm mà ruột thai nhi có phản âm sáng hơn bình thường. Dâú hiệu này có thể được phát hiện ở 0.2-1.4% phụ nữ mang thai.
2. Ruột phản âm sáng được phát hiện như thế nào?
Ruột phản âm sáng có thể được phát hiện bởi siêu âm trước sinh, thường khoảng 20 tuần tuổi thai ở thời điểm siêu âm khảo sát hình thái học. Thông thường, ruột sẽ có phản âm xám giống gan, nhưng đôi khi ruột có phản âm trắng giống xương. Lúc này được gọi là ruột phản âm sáng.
3. Những nguyên nhân của ruột phản âm sáng?
Ruột phản âm sáng có thể là một dấu hiệu siêu âm bình thường, và thường liên quan đến những em bé bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một vài bệnh lí làm ruột phản âm sáng trên siêu âm.
– Nhu động ruột bất thường:
Trước khi kết thúc quý I thai kì, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối, nước ối sẽ chuyển động trong ruột thai nhi nhờ các cơ của ruột. Đôi khi nước ối di chuyển chậm hơn bình thường hoặc ngừng hẵn do có tắc nghẽn bên trong ruột. Khi đó, các chất bên trong ruột trở nên đặc lại, và có hình ảnh tăng sáng. Trong trường hợp tắc ruột, biểu hiện đầu tiên có thể là ruột phản âm sáng và theo thời gian sự tắc nghẽn trở nên rõ ràng khi nhu động ruột và các quai ruột giãn. Tình trạng này cần được theo dõi. Và tắc ruột chỉ được chẩn đoán xác định ở quí III thai kì.
– Xuất huyết vào buồng ối:
Đôi khi xuất huyết có thể xảy ra trong thai kì, dẫn đến máu chảy vào trong nước ối xung quanh thai nhi. Dù không có hại khi thai nhi nuốt máu ở trong nước ối, nhưng những tế bào máu có thể làm tăng phản âm của dạ dày và ruột khi siêu âm.
– Xơ nang (cystic fibrosis):
Xơ nang là một bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến phổi và ruột, làm chất nhầy đặc tích tụ trong các hệ cơ quan đó. Em bé có thể biểu hiện khó đi tiêu lần đầu tiên sau sinh, hay còn gọi là tắc ruột phân su. Để mắc bệnh xơ nang, em bé phải nhận hai bản sao gene xơ nang đột biến. Mội bản sao gene bất thường được di truyền từ bố và từ mẹ, mà cặp bố mẹ này là những người mang gene bệnh (có nghĩa họ là những người khỏe mạnh nhưng có mang một gene bình thường và một gene bất thường)
– Bất thường nhiễm sắc thể:
Bất thường số lượng nhiễm sắc thể sẽ làm thay đổi cấu trúc di truyền của bé, và nhiều hệ cơ quan (bao gồm cả ruột) cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ trong trường hợp Trisomy 21 (hay còn gọi là Hội chứng Down), em bé có ba nhiễm sắc thể 21 thay vì hai. Thường có những biểu hiện siêu âm khác ngoài ruột phản âm sáng ở những thai nhi bất thường nhiễm sắc thể.
– Nhiễm trùng bào thai:
Các loại nhiễm trùng có thể ảnh hưởng lên ruột thai nhi bao gồm: cytomegalovirus, toxoplasmosis, và parvovirus B19. Thường những bệnh nhiễm trùng này không làm người lớn bị bệnh nặng, nhưng nó chúng làm cho ruột em bé bị viêm và phù nề. Điều này có thể biểu hiện bằng một vùng sáng trên siêu âm. Những điểm sáng cũng có thể được phát hiện ở những nơi khác trong ổ bụng của bé.
– Thai chậm tăng trưởng:
Đôi khi các chỉ số của em bé đo được nhỏ hơn so với kì vọng. Khi nguyên nhân làm cho em bé bị nhỏ là do bất thường dòng máu trong bánh nhau, lưu lượng máu đến ruột bé có thể bị ảnh hưởng. Điều này làm ruột phản âm sáng trên siêu âm.
– Kết quả dương tính giả:
Tùy thuộc vào máy móc và người làm siêu âm, đôi khi ruột có thể biểu hiện sáng hơn có với thực tế.
4. Tôi cần làm thêm xét nghiệm gì?
Bạn sẽ được đề nghị các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây ruột phản âm sáng. Chính xác là các loại xét nghiệm nào thì phải dựa trên việc có hay không có các biểu hiện siêu âm khác, tiền sử bệnh lí và sản khoa, những kết quả xét nghiệm trước đây của bạn. Bạn cũng có thể được tư vấn bởi một bác sĩ di truyền, là chuyên gia được đào tạo đặc biệt về các bệnh lí di truyền.
Những xét nghiệm có thể được đề nghị bao gồm:
– Siêu âm hình thái chi tiết: để xem xét cẩn thận em bé của bạn tìm các biểu hiện hoặc bất thường khác trên siêu âm. Siêu âm có thể phát hiện được nhiều loại bất thường nhưng không phải tất cả.
– Chọc ối: xét nghiệm này lấy một ít nước ối xung quanh em bé bằng kim cỡ nhỏ. Xét nghiệm nước ối có thể phát hiện được bất thường nhiễm sắc thể cũng như nhiễm trùng bào thai. Các xét nghiệm di truyền khác có thể được chỉ định, như Chromosomal Microarray (CMA, hay “chip”) để kháo sát kĩ hơn cấu trúc di truyền của thai nhi.
– DNA tế bào tự do thai nhi (Cell-free fetal DNA): đây là xét nghiệm máu mẹ dùng các tế bào của con có trong máu của người mẹ. Đây là một xét nghiệm sàng lọc di truyền rất tốt cho một mốt số bệnh lí nhất định, ví dụ như hội chứng Down, nhưng không chính xác bằng chọc ối.
– Xét nghiệm nhiễm trùng bằng máu mẹ (cytomegalovirus hoặc toxoplasmosis): các xét nghiệm này giúp bạn xác định có nhiễm trùng gần đây hay từ trước, nhưng sẽ không cho biết con bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Nếu kết quả cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng, các xét nghiệm bổ sung sẽ được đề nghị để xác định tình trạng nhiễm trùng của em bé.
– Xét nghiệm máu mẹ tìm bệnh xơ nang: do xơ nang là một bệnh lí di truyền nên bạn chỉ cần xét nghiệm một lần. Và kết quả sẽ không thay đổi. Xét nghiệm này có thể làm như một phần của những xét nghiệm thai bình thường.
5. Nếu tất cả kết quả của tôi bình thường thì sẽ như thế nào?
Nếu tất cả xét nghiệm của bạn bình thường, em bé có thể sẽ khoẻ mình khi sinh ra. Tuy nhiên điều quan trong phải nhớ là không phải tất cả vấn đều đều có thể phát hiện được lúc mang thai. Do đó, tuy các xét nghiệm có thể bình thường, nhưng điều đó không đảm bảo con bạn hoàn toàn khoẻ mạnh. Thường ruột phản âm sáng sẽ biến mất theo thời gian. Kể cả khi đó, các bác sĩ cũng được đề nghị siêu âm để theo dõi tăng trưởng thai nhi và đánh giá lại ruột.
6. Những câu hỏi khác tôi nên hỏi?
– Có bất thường nào khác trên siêu âm không?
– Tôi cần thực hiện loại xét nghiệm di truyền nào?
– Bao lâu tôi cần làm siêu âm lại?
– Con tôi có cần phải phẫu thuật sau sinh không?
– Tôi nên sinh ở đâu?
– Con tôi sẽ được chăm sóc tốt nhất ở đâu sau chào đời?
– Trước khi sinh, tôi có thể gặp được đội ngũ bác sĩ sẽ hỗ trợ con tôi lúc sinh bé được không?
Lược dịch từ nguồn: Echogenic bowel (isuog.org)
Bài viết khác
- Khám đặt hẹn – Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Các biện pháp tránh thai phổ biến (17-04-2023)
- Các biện pháp đình chỉ thai và các nguy cơ (17-04-2023)
- Lạc nội mạc tử cung (17-04-2023)
- Bệnh lý sàn chậu (17-04-2023)