Rxjs và Reactive programming – chi tiết về ý nghĩa và cách hoạt động

Rxjs và Reactive programming – chi tiết về ý nghĩa và cách hoạt động

Rxjs la gi

Chào các bạn. Nếu các bạn đã từng nghiện cứu hoặc tham vào một dự án về angular thì mình cá là các bạn đã từng làm việc hoặc ít nhất là nghe đến cái tên rxjs, cái tên mà nghe thôi, nhiều người cũng đã thấy ngán ngẩm vì độ khó hiểu của nó rồi. Hiện tại thì mình cũng đã có một khoảng thời gian làm việc với rxjs, nên hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người đôi chút kiến thức mà mình có học và tự đúc kết về các concepts trong thư viện này nhé.

1. Reactive programming

Điều đầu tiên trước khi các bạn muốn sử dụng rxjs một cách hiệu quả đó là các bạn phải hiểu được reactive programming là gì trước đã. Reactive programming là một thuật ngữ để chỉ một phương pháp phân tích logic mới. Các bạn hãy cùng xem hình bên dưới để dẽ hiểu hơn nhé.

💫

Data trong reactive programming sẽ được chứa trong một stream, các bạn có thể tưởng tượng một stream giống như một cái băng truyền ở trong ảnh trên vậy. Khi stream nhận vào một gói data mới, gói data đó sẽ được stream vận chuyển đến các modifier. Modifier là các function, nghiệm vụ của các modifier là chúng sẽ react(hay phản ứng) với các gói data được stream đưa vào, thay đổi các gói data đó và trả lại cho stream các gói data mà chúng vừa thay đổi.

Như các bạn có thể thấy, các modifier không hề chạy một cách bị động, mà chúng sẽ tự động chạy, react(phản ứng) với mỗi gói data được stream truyền vào và đây chính là lý do vì sao mô hình này được đặt tên là reactive programming.

Nhờ vào việc các modifier tự động react với các gói data được stream truyền vào mà ta không phải tự tay chạy các modifier nên luồng hoạt động của mô hình này rất dễ nắm bắt, đọc hiểu. Một đặc điểm cực kỳ hữu ích của mô hình này là ta có thể tự định nghĩa thứ tự của các modifier trước khi một streamchạy, tùy vào thứ tự của các modifier mà các gói data stream trả về cho chúng ta sẽ khác nhau. Điều này giúp cho luồng hoạt động của stream trở nên rất rõ ràng, mạch lạc và dễ debug.

Khi được áp dụng vào thực tế, reactive programming có thể được áp dụng trong rất nhiều trường hợp, ví dụ method setInterval, chúng ta có thể coi rằng mỗi khi setInterval được chạy, nó sẽ tạo ra một stream. Như trong ví dụ dưới đây, stream mà method setInterval tạo ra sẽ nhận vào một gói data có giá trị là undefined sau mỗi 1s và callback function mà ta truyền vào trong setInterval sẽ có vai trò như là một modifier.

setInterval(data => { console.log(‘gói data nhận vào có giá trị là ‘, data); }, 1000);

Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể coi như rằng method setTimeout sẽ tạo ra một stream, những, stream này sẽ dừng lại ngay sau khi callback function(modifier) ta truyền vào trong setTimeout chạy xong.

setTimeout(data => { console.log(‘gói data nhận vào có giá trị là ‘, data); }, 1000);

Event cũng có thể được coi là các stream. Ví dụ như event click, mỗi khi chúng ta click, một gói data chứa các thông tin của lần click đó sẽ được truyền vào trong stream và callback của event click sẽ là các modifier xử lý các gói data đó.

document.onclick = function(evt) { console.log(‘gói data nhận vào có giá trị là ‘, evt); }

2. Rxjs

Vậy là mình đã giới thiệu xong cho các bạn về reactive programming. Phần lớn các bài viết trên mạng về mô hình này đều giới thiệu mô hình này một cách rất chung chung, khó hiểu. Nên mình mong phần giới thiệu ở trên có thể mang đến cho các bạn một cái nhìn mới, dễ hiểu hơn về reactive programming. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem cách mà rxjs hoạt động nhé.

2.1 Rxjs là gì

Reactive programming chỉ là một khái niệm, một cách nghĩ, suy luận về vòng đời của các gói data và rxjs sẽ giúp chúng ta mô hình hoá nó để chúng ta có thể áp dụng nó vào thực tế một cách dễ dàng.

2.2 Các thuật ngữ trong Rxjs

Trước khi chúng ta đi sâu hơn về Rxjs, các bạn hãy đọc qua một số thuật ngữ chính trong thư viện này nhé.

  • Observable: là một constructor giúp chúng ta tạo ra các object observable tạm thời thì các bạn có thể coi observable là một class, và các instance của class này chính là các stream.

  • executor: nếu như observable là một class thì executor chính là phần logic hay constructor method của class đó, nó sẽ giúp chúng ta định nghĩa cách mà một stream sẽ hoạt động (lát nữa mình sẽ giải thích sau).

  • observer: là một object có 3 method, 3 method này chính là 3 modifier, nhưng từng modifier sẽ chạy trong một trường hợp khác nhau:

    • next: modifier này sẽ chạy(react) mỗi khi nó nhận được một gói data.

    • error: modifier này sẽ chạy(react) khi stream đi theo nó bị lỗi, modifier này sẽ nhận vào một tham số trả về lỗi mà stream gặp phải.

    • complete: modifier này sẽ chạy(react) khi logic của stream đi theo nó ngừng chạy (mình sẽ giải thích phần này sau).

  • subscribe: Nếu observable là một class thì subscribe chính là keyword new. Khi được gọi, method này sẽ tạo ra một stream dựa trên observable mà nó được gọi và chạy stream đó.

  • subscription: là một object được method subscribe trả về, object có một số method được dùng để điều khiển quá trình hoạt động của executor.

  • operator: chính là các modifier, nhưng chúng cũng đóng vai trò là người vận chuyển các gói data đến stream.

2.3 Cách Observable hoạt động

Ok, đến đây, các bạn có thể thắc mắc tại sao mình lại đi giải thích cách observable hoạt động mà không phải cách rxjs hoạt động thì đó là vì rxjs là một hệ sinh thái bao gồm một số công cụ chính giúp chúng ta mô phỏng lại mô hình reactive programming và một trong số chúng là observable.

Để giúp mọi người hiểu được cách observable hoạt động, mình đã tạo một observable mô phỏng lại một method setInterval có thời gian chạy cố định là 1s.

import { Observable } from “rxjs”; const interval$ = new Observable(observer => { let intervalCounter = 0; const intervalInstance = setInterval(() => { intervalCounter++; observer.next(intervalCounter); if(intervalCounter === 3) { clearInterval(intervalInstance); observer.error(‘error’); observer.complete(); } }, 1000); }); const observer = { next: intervalCounter => { console.log(intervalCounter); }, error: error => { console.error(error); }, complete: () => { console.log(‘complete’); } } interval$.subscribe(observer); // kết quả: // // 1 // 2 // 3 // error

Đầu tiên là dấu $ nằm ở đuôi của biến interval$, dấu này chỉ là một convention khi các bạn đặt tên một biến chứa một observable thôi nhé.

Tiếp đến là constructor Observable, constructor này được dùng để tạo ra các object observable và như mình có nói ở trên, các bạn có thể tạm coi các observable hay các instance của constructor Observable là các class của các stream, và mỗi khi method subscribe của một observable được chạy thì một stream sẽ được tạo ra và chạy ngay lập tức cho đến khi stream này kết thúc quá trình chạy.

Constructor này nhận vào một function(function này chính là một executor) và truyền vào trong function đó một observer, 3 method của object này là: next, complete, error và chúng chính là 3 method next, complete, error mà ta định nghĩa trong object observer và truyền vào trong method subscribe.

Đi sâu hơn về executor thì một executor chính là cách mà một stream hoạt động. Hơi khó hiểu phải không . Nhưng nếu các bạn coi cách hoạt động của một method setInterval là một stream như ví dụ đầu tiên ở phần giới thiệu về reacive programming thì các ban có thể thấy executer chỉ là một function được dùng để chạy method setInterval, điều duy nhất ngoài việc gọi method setInterval mà executor làm đó là chạy các method: next, complete, error của object observer mà nó nhận được (đây là khi các operator này đóng vai trò là những người vận chuyển data). Mỗi khi method subscribe của một observable được chạy thì executor của observable đó sẽ được chạy và mỗi khi một executor được chạy thì được nhiên là … một stream sẽ được tạo ra. Okay, bây giờ thì các bạn có thể từ bỏ việc coi observable như là một class của các stream được rồi đấy .

Khác với stream hay observable, Observer khá là dễ hiểu. Nếu các bạn đọc kỹ đoạn code ở trên và test thử thì object observer được truyền vào trong executor chính mà object observer mà các bạn truyền vào trong method subscribe. Thực chất thì mình đang gọi method next của object observer mà mình truyền vào trong subscribe khi mình viết: observer.next(intervalCounter);, đây cũng chính là cách mà các operator được chạy và khi chúng được chạy thì chúng sẽ đóng vai trò là các operator, các bạn có thể thấy mình cố tình gọi method error: observer.error(‘error’); khi setInterval chạy được 3 lần.

2.3.1 Dừng chạy-complete một observable

Như mình đã đề cập ở mục 2.2, thì subscription có một số method được dùng để điều khiển quá trình chạy của một stream và method có lẽ là quan trọng nhất và cũng được dùng phổ biến nhất là unsubscribe.

Đúng như cái tên của nó, nghiệm vụ của unsubscribe hoàn toàn đối lập với subscribe, đó là dừng chạy một executor.

… const subscription = interval$.subscribe(observer); setTimeout(() => { subscription.unsubscribe(); }, 2000);

Khi các bạn thay đoạn subscribe ví dụ trong phần 2.3 bằng ví dụ này thì các bạn có thể thấy executor của chúng ta chỉ in log ra inspector đúng một lần. Đó là vì chúng ta đã dừng executor.

Để có thể bắt được sự kiện khi một executer dừng chạy thì ta có thể return một function ngay trong executor, function này sẽ được class Observable class gọi khi hàm unsubscribe của một observable được gọi. Việc bắt sự kiện này có lẽ không phổ biến lắm, nhưng trong một số trường hợp cụ thể như ví dụ dưới đây thì nó rất quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta dừng hàm setInterval khi ta không cần dùng observable interval$ nữa.

import { Observable } from “rxjs”; // Object.create method sẽ gọi new Observable() ngầm giúp chúng ta const interval$ = Observable.create(observer => { let intervalCounter = 0; const intervalInstance = setInterval(() => { intervalCounter++; observer.next(intervalCounter); }, 1000); // function này sẽ được chạy khi interval$ bị unsubscribe return () => { console.log(‘complete’); clearInterval(intervalInstance); } }); const subscription = interval$.subscribe( // Observable class sẽ tự động map lần lượt các function dưới đây vào các method next, error và complete // của object observer mà nó chuyền vào trong executor intervalCounter => console.log(intervalCounter), error => console.log(error), ); setTimeout(() => { subscription.unsubscribe(); }, 2000); // kết quả: // // 1 // complete

2.3.2 Observable contract

Observable contract là một quy định trong rxjs trong đó:

  • Một stream sẽ không thể nhận các gói data sau khi observer.complete được gọi hoặc sau khi observer.error được gọi.
  • Khi observer.error đã được gọi thì stream sẽ không thể nhận được bất kỳ gói data nào từ hay trigger observer.complete nữa.
  • Khi observer.complete đã được gọi thì stream sẽ không thể nhận được bất kỳ gói data nào từ hay triggerobserver.error nữa.

2.3.3 Observable được dùng để xử lý bất đồng bộ ?

Mình thấy rất nhiều người cho rằng rxjs hay observable được dùng để xử lý bất đồng bộ. Nhưng thực tế thì cả rxjs và observable đều không hề liên gì đến việc xử lý bất đồng bộ, tất cả những gì rxjs làm chỉ là giúp chúng ta mô phỏng lại reactive programming. Việc một observable có được dùng để xử lý bất đồng bộ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta xử lý executor. Như ví dụ dưới đây mình có tạo một observable xử lý đồng bộ.

import { Observable, noop } from “rxjs”; const syncObservable$ = new Observable(observer => { observer.next(1); observer.next(2); observer.next(3); observer.complete(); }); syncObservable$.subscribe( intervalCounter => console.log(intervalCounter), noop, () => console.log(‘complete’) ); console.log(4); // kết quả: // // 1 // 2 // 3 // complete // 4

Như các bạn có thể thấy, mình không về gọi method observer.error trong executor ở ví dụ trên nên việc định nghĩa một function để xử lý error cho observable syncObservable$ là hoàn toàn không cần thiết. Với những trường hợp như này hoặc nếu các bạn không quan tâm đến việc xử lý một method nào đó trong 3 method của object observer thì các bạn có thể truyền noop vào vị trí của method tương ứng nhé.

Kết luận

Vậy là mình đã giải nghĩa xong với các bạn về reactive programming và các concept chính trong thư viện rxj. Mục đích của bài viết này không về đi sâu vào thư viện rxjs, nhất là về operator, một trong những điểm ăn khách của thư viện này và subject(một dạng observable đặc biệt) mà mình chỉ muốn đưa đến với mọi người một cái nhìn tổng quát, dễ hiểu về rxjs để những bạn mới bắt đầu con đường học rxjs của mình trở nên dễ dàng hơn. Thực tế thì các bạn chỉ cần nắm bắt được những concept ở trên thôi là đã gần như các bạn đã nắm được thư viện này rồi, những thứ như subject hay operator,… giờ đây sẽ trở nên cực kỳ dễ hiểu và dễ áp dụng. Chúc các bạn một ngày vui vẻ. Happy coding !