Hiện nay các chủ đầu tư dự án đô thị, bất động sản làm cách nào để biết được dự án thực tế trông sẽ như thế nào. Việc sử dụng hình ảnh cũng không mang tính thuyết phục cao cho khách hàng. Hơn nữa hình ảnh dự kiến và hình ảnh thực tế là 2 thứ khác nhau. Có một giải pháp đó là dựng mô hình sa bàn. Chắc hẳn các bạn đã từng thấy những mô hình tòa nhà chung cư, mô hình khuôn viên đô thị được trưng bày trong các công ty kiến trúc, công ty bất động sản hoặc trong các trường kiến trúc.
Không chỉ được dùng trong các dự án bất động sản mà các dự án cầu đường, giao thông cũng rất cần những mô hình sa bàn này. Ứng dụng của sa bàn rất rộng rãi đối với những kỹ sư kiến trúc, xây dựng.
Vậy thực chất sa bàn là gì? Những ứng dụng cũng như lợi ích của sa bàn đối với các công trình kiến trúc hiện nay. DIGMAN sẽ giải đáp cho bạn khái niệm của sa bàn là gì cũng như tìm hiểu sâu hơn về các loại sa bàn và các lưu ý quan trọng khi làm sa bàn.
Xem thêm: Dịch vụ làm bản đồ địa hình bằng in 3D
Sa bàn là gì?
Sa bàn hay còn được gọi là Model, Physical Model. Đây là một mô hình thu nhỏ có tỉ lệ của một đối tượng hoặc một khu vực cụ thể. Mục đích đó là xem xét, thử nghiệm xem đối tượng đó có khả thi với mong muốn không. Có nhiều ứng dụng khác nhau cho sa bàn. Thông thường người ta hay ứng dụng sa bàn vào trong xây dựng kiến trúc, triển khai các dự án chung cư, đô thị.
Các lợi ích khi sử dụng sa bàn đó là:
- Giúp khách hàng và chủ đầu tư có cái nhìn khách quan hơn.
- Bố trí được layout cho khuôn viên đô thị của các dự án lớn.
- Tăng sự uy tín cho các dự án.
- Tìm được những sai sót, điểm bất hợp lý trước khi triển khai dự án.
- Được sử dụng để trưng bày, trang trí văn phòng.
- Xem dự án, thiết kế có phù hợp với hoạt cảnh xung quanh không.
- Tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Có thể đưa vào giảng dạy trong các ngành kiến trúc.
Phân loại
Hiện nay đang có 4 loại sa bàn phổ biến, bao gồm:
Sa bàn quy hoạch
Đây là ứng dụng phổ biến nhất của sa bàn. Việc có sa bàn diễn giải được cho khách hàng liệu nhu cầu của họ mong muốn có phù hợp với những dự án này không. Đối với chủ đầu tư thì có thể bao quát lại được dự án. Sa bàn quy hoạch giúp tìm ra những ưu, nhược điểm, bất cập trong dự án. Chủ đầu tư có thể đưa ra các phương án cải thiện hợp lý hơn. Từ đó có những biện pháp giúp hạn chế rủi ro sai xót, tiết kiệm được nhều chi phí không cần thiết.
Sa bàn nội thất
Loại sa bàn này hay được các kỹ sư, kiến trúc sư sử dụng để xem tính khả quan nội thất của một căn nhà, văn phòng, chung cư, quán cà phê hay một nhà hàng nào đó. Việc dựng mô hình dễ dàng cho kiến trúc sư biết cách bố trí nội thất đã hợp lý chưa, tông màu được sử dụng có đẹp hay không,… Thông qua sa bàn, khách hàng có thể hình dung về kiến trúc nội thất đó xem đã ưng ý hay chưa, hay cần chỉnh sửa gì không một cách dễ dàng.
Sa bàn giao thông
Sa bàn giao thông được tạo ra nhằm mục đích mô phỏng lại mạng lưới giao thông trên các trục đường, chỉ rõ những chi tiết của một công trình giao thông, phục vụ cho những dự án xây dựng cầu đường, giao thông trọng điểm,…Thông qua đó, người xem có thể dễ dàng quan sát các tuyến đường, các điểm giao thông và thuận tiện hơn trong việc tìm đường di chuyển. Hơn nữa, sa bàn giao thông còn có ý nghĩa trong công tác cập nhật kiến thức về giao thông cho mọi người, giúp đảm bảo an toàn giao thông.
Sa bàn quân sự
Loại sa bàn quân sự mặc dù tên gọi như vậy nhưng thực tế ngày nay chúng không còn được sử dụng trong quân sự nữa. Trong quá khứ thì sa bàn quân sự giúp lên kế hoạch tác chiến, phân bố đội hình và chiến thuật, khu vực di chuyển,… Ngày nay mục đích chủ yếu của loại sa bàn này đó chế tác lại các chiến tích lịch sử. Sa bàn quân sự được ứng dụng vào trong giáo dục hoặc trưng bày tại các bảo tàng. Chúng giúp mọi người tiếp thu kiến thức nhanh và dễ hiểu hơn về các giá trị lịch sử.
Những lưu ý khi dựng hoặc đặt mua sa bàn
Tỉ lệ dựng hình và kích thước
Có rất nhiều tỉ lệ và kích thước khác nhau để dựng mô hình sa bàn. Hãy tìm hiểu rõ nhu cầu của mình, mục đích dựng mô hình sa bàn để làm gì. Mô hình sa bàn cho các dự án nhà thầu, chung cư thường rơi vào khoảng 100×100 trở xuống. Như vậy thì mô hình sẽ không quá to và vừa vặn xem được các chi tiết kiến trúc, hoạt cảnh xung quanh. Còn các mô hình sa bàn cho một khu đô thị thì có thể dài từ 2-3m. Tỉ lệ của sa bàn cũng ảnh hưởng đến việc đắp các chi tiết lên trên. Như việc mô hình tỉ lệ 1:100 sẽ có nhiều chi tiết hoạt cảnh hơn mô hình tỉ lệ 1:200
Thời gian dựng hình
Hiện nay có 2 kiểu dựng mô hình sa bàn. Đó là kiểu dựng truyền thống thủ công và kiểu dựng được áp dụng công nghệ in 3D. Cách dựng thủ công đã được sử dụng từ lâu. Nhưng để dựng ra một khuôn viên đô thị hay nhiều tòa chung cư thì việc này mất rất nhiều thời gian. Thời gian dựng sẽ rơi vào khoảng 10-15 ngày. Đối với các dự án cần mô hình gấp rút thì sử dụng mô hình thủ công không được hợp lý lắm. Công nghệ in 3D sẽ giúp quá trình này được rút gọn hơn. Quá trình in 3D và dựng hình chỉ rơi vào khoảng 3-7 ngày. Nhanh hơn gấp 2 lần so với cách dựng hình thủ công bằng tay.
Các chi tiết hoạt cảnh
Hoạt cảnh bao gồm các yếu tố như mặt đường, cột đèn, cây cỏ, hiệu ứng ánh sáng,… Đừng tiếc bỏ thêm một chút tiền cho việc xây dựng hoạt cảnh. Bạn sẽ không muốn đem về một mô hình cứng rỗng, nhìn không có sự sinh động đâu. Hơn nữa đây là một yếu tố quan trọng cho những dự án đô thị, chung cư. Khách hàng sẽ hay ấn tượng hơn với những mô hình dự án được làm chi tiết, bắt mắt. Từ đó khả năng “chốt đơn” của các bạn sẽ cao hơn.
Giá cả
Là vấn đề mà tất thảy mọi người hay quan tâm nhất. Nhưng trong lĩnh vực kiến trúc thì thực sự có câu “tiền nào của nấy”. Bạn đừng trông chờ có những mô hình sa bàn hay đơn vị dựng mô hình có giá như bạn mong muốn. Nếu bạn ham rẻ thì chỉ rước về những mô hình chưa được hoàn thiện chỉn chu và dịch vụ kèm theo đó là sự bực tức.
Tất nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh một số yếu tố để giảm giá thành. Chẳng hạn như tỉ lệ và kích thước mô hình nhỏ thì sẽ rẻ hơn nhiều so với mô hình to. Hoặc lựa chọn phương pháp dựng mô hình cũng ảnh hưởng đến giá cả. Cả phương pháp dựng bằng tay hay in 3D đều tính tiền vật liệu và tiền công. Nhưng phương pháp in 3D thì phần tiền công sẽ giảm hơn một chút so với làm tay bởi vì đa số công việc đã được làm bằng máy móc. Những phần như trang trí thì sẽ được hoàn thiện bằng tay.
Độ hoàn thiện
Các vật liệu chính của sa bàn làm bằng tay thì sẽ là xốp, gỗ, nhựa mica,… Toàn bộ các khâu chuẩn bị, quá trình làm như cắt, ghép cũng vì làm bằng tay nên chắc chắn sẽ có sự sai lệch. Độ sai lệch nhỏ hay lớn đến đâu còn tùy vào sự tỉ mỉ và tính chuyên nghiệp của các đơn vị làm mô hình nữa. Nếu bạn chọn những đơn vị không có tâm thì có khả năng sẽ nhận được mô hình không được cân đối, xộc xệch. Nên trước khi đặt làm hãy tìm hiểu qua về các đơn vị nhận làm mô hình.
Hoặc nếu bạn lo lắng về việc sản phẩm không được chỉn chu thì có thể áp dụng công nghệ in 3D. Với độ sai lệch gần như bằng 0 là nhờ có sự hỗ trợ của máy móc. Toàn bộ khâu dựng hình sẽ được máy in 3D làm việc. Các công việc làm tay còn lại sẽ là lắp ráp mô hình, phủ màu và tạo hoạt cảnh.
Và DIGMAN đã giải đáp cho bạn sa bàn là gì cũng như những lưu ý quan trọng khi làm sa bàn. Bạn hãy đọc thêm về công nghệ in 3D để hiểu rõ hơn cách in 3D ứng dụng vào làm sa bàn. Nếu bạn có nhu cầu làm sa bàn hay mô hình khác thì liên hệ với DIGMAN, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp các thắc mắc khác của bạn.