Sa mạc Sahara là một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới với nhiệt độ biến đổi chóng mặt. Sahara hiện đang là sa mạc lớn nhất thế giới, và cũng là nơi ẩn chứa rất nhiều điều có thể bạn chưa biết. Sa mạc Sahara ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu về sa mạc Sahara qua bài viết dưới đây của khodienmay.info nhé.
Sa mạc Sahara ở đâu?
Sa mạc Sahara nằm ở đâu? Sahara là sa mạc lớn nhất trên Trái Đất với diện tích hơn 9.000.000 km². Sahara ở phía bắc châu Phi và có khoảng 2,5 triệu năm tuổi. Cái tên Sahara xuất phát từ tiếng Ả Rập: الصحراء الكبرى, phiên âm aṣ-Ṣaḥrāʾ al-Kubrā có nghĩa là sa mạc lớn.
Sa mạc Sahara ở nước nào? Sa mạc Sahara được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc này là đỉnh núi Emi Koussi với độ cao là 3415 m so với mực nước biển.
Sa mạc Sahara ở nước nào? Sa mạc Sahara thuộc lãnh thổ nhiều nước đó là Algérie, Chad, Eritrea, Ai Cập, Libya, Mauritanie, Mali, Maroc, Sudan, Niger, Tunisia, Tây Sahara.
xem thêm: Đất nước Mông Cổ và những đặc điểm thú vị
Những điều thú vị về cuộc sống ở sa mạc Sahara
Với diện tích tương đương với nước Mỹ, sa mạc Sahara có rất nhiều điều thú vị ẩn chứa bên trong.
Từng có một hình ảnh sa mạc Sahara xanh mướt
Nổi tiếng là nơi khô hạn khắc nghiệt, sa mạc Sahara chỉ đón lượng mưa khoảng 2,5cm đến 10cm mỗi năm. Đó một con số ít hơn 10 lần so với thời điểm nó còn được phủ màu xanh vào khoảng 4.000 năm trước.
Sự thay đổi đó đã được chứng minh là do trong suốt chu kỳ quay 41.000 năm, trái đất đã dần thay đổi độ nghiêng; từ 22 độ thành 24,5 độ khiến khu vực này trở nên cằn cỗi. Cho đến năm 2017 thì Trái Đất đang nghiêng khoảng 23,44 độ và có xu hướng giảm dần. Theo như tính toán và dự đoán của các nhà khoa học thì khoảng 15.000 năm nữa, Sahara có thể sẽ xanh trở lại.
Ổ bụi lớn nhất hành tinh
Chính vì mưa và thực vật khan hiếm, nên sa mạc Sahara đã trở thành một ổ bụi lớn nhất Trái Đất. Nơi này chứa những đụn cát cao tới 180 m. Những cơn bão bụi xảy ra trên sa mạc này có sức ảnh hưởng đến mức có thể tạo thành mưa bùn ở nhiều nơi tại châu Âu.
Ước tính, mỗi năm có khoảng 400 đến 700 tấn bụi đã bay từ Sahara các khu vực khác. Sở dĩ đất ở nơi này không kết dính được là vì nó quá ít nước từ đó biến thành những hạt bụi. Gió nóng trong không khí thổi ra và cuốn bụi lên không trung rồi theo đó bay sang những châu lục khác.
Nhiều trận bão cát kinh hoàng
Diện tích của sa mạc Sahara cực kỳ rộng lớn, lên đến 9,2 triệu ki-lô-mét vuông. Chính vì thế mà một cơn bão bụi có thể kéo dài đến cả nghìn cây số và diễn ra trong thời gian liên tục 12 tiếng đồng hồ.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (thường gọi là NASA) thì vào tháng 5 năm 2011, một cơn bão bụi dài đến 1.100 km đã diễn ra tại sa mạc Sahara. Điều thú vị ở đây là nếu cơn bão này kéo dài thêm khoảng 500 cây số nữa sẽ dài tương đương với đường chim bay của Việt Nam.
Khám phá sa mạc Sahara tươi đẹp với các ốc đảo
Sa mạc Sahara không chỉ có cát mà còn có sỏi ở đồng bằng, đá ở cao nguyên, các thung lũng khô, hồ muối và các ốc đảo. Emi Koussi là tên một ngọn núi lửa thuộc Cộng hòa Chad, đây cũng chính là nơi cao nhất ở Sahara.
Một phần màu mỡ khác của nơi này có được là nhờ những đợt lũ từ sông Nin đổ về. Sa mạc Sahara còn có đến hơn 20 hồ nước nhưng chủ yếu là hồ nước mặn. Hồ nước ngọt duy nhất ở đây là hồ Chad.
Tuy biên độ dao động nhiệt ở sa mạc Sahara là rất lớn, rất khắc nghiệt nhưng phía dưới nó là những mạch nước ngầm chảy ra từ dãy Atlas. Chính những mạch nước này góp phần tạo ra những ốc đảo xanh tươi. Tổng diện tích thực tế của các ốc đảo trên sa mạc này là hơn 200.000 km², chiếm khoảng 2% diện tích toàn sa mạc.
Bên trong ốc đảo là những cây chà là cao vút. Chúng vừa có tác dụng ngăn cản sự xâm lấn của cát lại vừa là nguồn thực phẩm cho con người.
Ở sa mạc Sahara, các ốc đảo sẽ đóng vai trò là trung tâm các hoạt động kinh tế. Ở đây những người dân định cư sẽ làm nghề nông, họ thường được gọi là những cư dân chà là.
Bên cạnh đó, những người du mục Ả Rập, Berber thuộc phía Bắc Sahara thường sinh sống trong lều bạt. Họ tìm những địa điểm có cỏ cùng nước để dựng lều và thường họ được gọi là những cư dân lạc đà.
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara
Vào năm 1922 có một nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara kể từ lần thay đổi khí hậu từ khoảng 5.000 năm trước là 57,7 độ C đã được ghi nhận tại Azizia, Libya. Nhưng đến tháng 12 năm 2016 lại có tuyết trắng đột ngột xuất hiện tại Algeria.
Kể từ đó thì trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 1, nhiệt độ ban đêm ở Sahara có thể xuống đến mức đóng băng vì vậy nó khiến nhiều đụn cát xuất hiện một lớp tuyết dày bao phủ.
Ở đỉnh núi Tahat là đỉnh núi cao nhất Algeria, thường sẽ xuất hiện tuyết rơi với chu kì 3 năm một lần vào mùa đông. Còn tại dãy Tibesti thuộc miền Bắc Chad, trung bình cứ 7 năm sẽ có những đợt tuyết rơi dày tới mức phủ kín đỉnh núi tới hơn 2.500m.
Con mắt sa mạc Sahara
Khi quan sát từ ngoài không gian, sa mạc Sahara như thể có một con mắt khổng lồ. Đây là một kiệt tác của thiên nhiên và cũng là một ẩn số chưa thể giải được đối với loài người. “Con mắt”này nằm giữa sa mạc rộng lớn, ngay bên ngoài thành phố Ouadane, Mauritania (một quốc gia thuộc Tây Phi) và có độ rộng khoảng 30 dặm.
Đây là cấu trúc địa chất vô cùng kỳ lạ mà người ta thường gọi là cấu trúc Richat, hoặc là “Con mắt của Sahara”.
Vẻ ngoài của con mắt Sahara rất đồ sộ và khó nhận biết nếu chỉ đứng nhìn từ mặt đất. Nó chỉ có thể quan sát từ ngoài không gian. Vì thế con người trước đây không hề biết đến sự tồn tại của “con mắt” này cho đến khi thực hiện được các chuyến bay vào vũ trụ. Nếu nhìn từ mặt đất, con mắt Sahara chỉ đơn giản là những vỉa đá nhấp nhô trong sa mạc mà thôi.
Động vật ở sa mạc Sahara
Hàng nghìn năm trước đây, sa mạc Sahara có đủ nước cho người và động vật có thể tồn tại trên phần rìa sa mạc. Có những bằng chứng cho rằng sa mạc này đã có thời là nơi sống của những loài động vật sông nước như cá sấu. Các hóa thạch khủng long cũng đã được phát hiện tại đây.
Các hình vẽ trên đá từ thời tiền sử cũng đã mô tả các loài đã từng sống trên sa mạc Sahara một thời xanh tốt như gia súc, hươu cao cổ, thậm chí cả voi và sư tử.
Sự thay đổi diễn ra vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên sau khi sự dịch chuyển của trục Trái đất làm nhiệt độ nóng lên rồi giảm lượng mưa.
Lạc đà, loài vật biểu tượng của Sahara, xuất hiện tại hoang mạc khoảng năm 200 sau Công nguyên. So với loài ngựa thì lợi thế của lạc đà là chân mềm để cho chúng có thể di chuyển nhanh chóng, dễ dàng đi qua cát và có khả năng tồn tại trong 17 ngày mà không cần đến thực phẩm và nước uống.
Các loài gặm nhấm, rắn và bọ cạp cũng phát triển mạnh ở môi trường hoang mạc. Sahara là nơi cư ngụ của loài bọ cạp chiều dài có thể lên tới gần 4 inch.
Linh dương sừng xoắn là một loài động vật có vú bản xứ lớn nhất tại Sahara. Loài vật này thường di chuyển thành từng bầy nhỏ. Thay vì uống nước, nó lại lọc ẩm từ cỏ và bụi cây hoang mạc. Ngoài ra các móng guốc quá cỡ cũng giúp con vật này có thể khéo léo di chuyển trên cát lỏng của vùng sa mạc.
Chó rừng và linh cẩu thuộc các loài ăn thịt sống trên Sahara. Với cân nặng khá nhẹ, cáo hoang mạc là một loài ăn thịt sống trong hố các đụn cát vào ban ngày và đi săn mồi vào ban đêm.
Có thể thấy sa mạc Sahara rộng lớn là nơi ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu của thiên nhiên. Vì thế mà việc tìm hiểu về sa mạc Sahara không thể chỉ dừng lại tại đây. Hi vọng bài viết này của khodienmay.info đã giúp bạn biết được sa mạc Sahara ở đâu, cũng như là đã khám phá những sự thật và điều bí ẩn về nó. Nhớ theo dõi chúng mình để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé.