Salesforce là cái tên quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa biết Salesforce là gì.
Bên cạnh việc giải thích Salesforce là gì, nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến giải pháp này, bài viết cũng đưa ra một số thông tin giúp bạn xác định xem Salesforce có đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hay không.
1. Salesforce là gì?
Salesforce là nền tảng CRM (Customer Relationship Management – quản trị quan hệ khách hàng) số 1 thế giới. Salesforce tận dụng công nghệ đám mây và phát triển nhiều ứng dụng khác nhau cho doanh nghiệp. Cụ thể, nó cung cấp các ứng dụng CRM chuyên về bán hàng và dịch vụ khách hàng, phục vụ các doanh nghiệp có quy mô từ vừa và nhỏ đến quy mô lớn.
Mặc dù xây dựng rất nhiều ứng dụng, nhưng theo Salesforce, CRM của họ chủ yếu tập trung vào việc giúp doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ với khách hàng trong toàn bộ hành trình khách hàng, ở mọi hoạt động Marketing, Sales…
39% các công ty sử dụng nền tảng phần mềm CRM mang lại lợi thế cạnh tranh cao hơn bằng cách tăng 44% số lượng khách hàng tiềm năng, 37% doanh thu bán hàng và 45% tỷ lệ giữ chân khách hàng (Theo báo cáo của Salesforce). Nền tảng này được đánh giá cao bởi độ bảo mật, tin cậy và chi phí linh hoạt tùy theo quy mô doanh nghiệp.
Salesforce là nền tảng CRM số 1 thế giới
2. Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng Salesforce trong kinh doanh?
Không có gì thuyết phục doanh nghiệp sử dụng Salesforce hiệu quả hơn những tính năng ưu việt của nó. Những tính năng nổi bật của Salesforce có thể kể đến như:
2.1 Module Chatter
Chatter là một tính năng của Salesforce cho phép nhân viên của bạn có thể cập nhật, chia sẻ thông tin tới khách hàng, các phòng ban nội bộ và các bên liên quan một cách nhanh chóng, dễ dàng. Nhờ vậy, các đội nhóm trong công ty có thể nắm được thông tin, phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả công việc.
Về phía khách hàng, khi nhân viên của bạn chia sẻ hay hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng, sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được ấn tượng tích cực, xây dựng mối quan hệ tốt với khách. Đây là chìa khóa quan trọng hàng để có được và giữ chân khách hàng.
Với Chatter bạn có thể dễ dàng cập nhật, chia sẻ thông tin tới khách hàng, phòng ban trong công ty.
2.2 Hệ thống CRM quản lý khách hàng & thông tin liên hệ
Với Salesforce CRM, bạn có thể quản lý tập trung tất cả các thông tin của khách hàng như Email, số điện thoại, lịch sử giao dịch, thu nhập… Tiếp đó, Salesforce cũng có các tính năng giúp bạn dễ dàng phân loại khách hàng. Có thể phân theo thu nhập, vị trí địa lý…
Từ những dữ liệu quan trọng này, doanh nghiệp có thể phân tích, xây dựng kế hoạch kinh doanh, Marketing phù hợp với đối tượng khách hàng.
Với Salesforce CRM, bạn có thể quản lý tập trung tất cả các thông tin của khách hàng.
2.3 Theo dõi hành trình & xác định cơ hội bán hàng
Salesforce theo sát từ đầu đến cuối hành trình mua hàng của khách hàng. Điều này mang lại những thông tin có giá trị, giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Nó có thể là điều gì khiến khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm, băn khoăn. Những sản phẩm hoặc nội dung nào mà họ đang tìm kiếm.
Xây dựng các chiến lược theo sát hành trình của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi cao hơn.
Tiếp nữa, nền tảng này cũng sẽ giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội bán hàng thông qua việc chọn ra những khách hàng tiềm năng nhất từ tệp khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tập trung nhiều hơn vào tệp này thay vì những khách hàng chưa tương tác.
Salesforce theo sát từ đầu đến cuối hành trình mua hàng của khách hàng.
2.4 Thư viện thông tin
Nếu nhân viên của bạn thường xuyên tốn thời gian để tìm các thông tin, Email trong những thư mục, Email lộn xộn, thì với Salesforce việc tìm kiếm này dễ dàng hơn.
Bạn chỉ cần sử dụng tính năng tìm kiếm thông minh (Tagging, xếp hạng…) được tích hợp trong thư viện thông tin – nơi lưu trữ mọi tài liệu. Rất nhanh chóng, Salesforce sẽ trả về cho bạn đúng dữ liệu cần tìm.
2.5 Quản lý các đối tác liên quan
Đối tác cũng là khách hàng của doanh nghiệp, hơn nữa còn là khách hàng quan trọng. Nếu không quản lý tốt thì đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến những thất bại trong kinh doanh.
Sử dụng Salesforce, bạn có thể quản lý chi tiết và sát sao hơn với đối tác của mình. Cụ thể, công cụ sẽ giúp bạn theo dõi từng giai đoạn hợp tác, số liệu kinh doanh… Từ đó dễ dàng hoạch định các kế hoạch hợp tác mới trong tương lai.
Salesforce giúp doanh nghiệp quản lý đối tác tốt hơn.
2.6 Phân tích, báo cáo và dự báo kết quả kinh doanh
Chỉ với một vài thao tác, Salesforce sẽ đưa ra cho bạn (hoặc tất cả mọi người trong công ty) các số liệu kinh doanh một cách trực quan dưới dạng biểu đồ. Các dữ liệu kinh doanh này là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp phân tích, ước lượng tốt hơn nhu cầu và doanh thu sản phẩm… Sau đó đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.
Salesforce giúp mọi người trong công ty nhanh chóng thấy được số liệu kinh doanh.
2.7 Xây dựng quy trình làm việc
Doanh nghiệp của bạn có thường xuyên gặp phải tình trạng giao trùng nhiệm vụ và không giám sát được tình hình thực hiện công việc của nhân viên? Nếu vậy, bạn có thể cần đến một nền tảng như Salesforce.
Salesforce hỗ trợ tính năng tạo và quản lý quy trình làm việc. Chẳng hạn như tùy vào cài đặt, bạn có thể chọn người nhận việc, ngày giao, ngày hết hạn, mô tả công việc… Khi thiết lập quy trình làm việc như vậy, bạn cũng dễ dàng nắm bắt được ai đang làm công việc gì và kết quả như thế nào.
Ngoài ra, bạn có thể khai thác các tính năng khác trong Salesforce như tự động hóa quy trình bán hàng, phê duyệt tự động…
2.8 Tích hợp với ứng dụng của Google
Salesforce CRM được thiết kế để tích hợp linh hoạt với các phần mềm khác. Cụ thể, bạn có thể tích hợp Salesforce với các ứng dụng của Google như Gmail, Google Drive, Google Calendar, Google Sheets… Nhờ tính năng này, người dùng có thể tập trung xử lý công việc nhanh chóng trên một nền tảng.
.Người dùng có thể tích hợp Salesforce với các ứng dụng của Google như Google Drive, Google Calendar, Google Docs…
2.9 Quản lý chiến dịch Marketing
Với khả năng quản lý dữ liệu tập trung, Salesforce giúp bạn theo dõi chiến dịch Marketing qua từng giai đoạn. Hơn nữa, công cụ này cũng tích hợp quảng cáo Google Ads, Email Marketing giúp người làm Marketing biết được hoạt động nào đang mang lại hiệu quả, hoạt động nào kém hiệu quả. Từ đó phân bổ ngân sách cho phù hợp.
Salesforce giúp bạn theo dõi chiến dịch Marketing.
2.10 Tối ưu trên thiết bị di động
Các nhân viên trong công ty không phải lúc nào cũng có sẵn máy tính mở bên để cập nhật thông tin. Chính vì vậy, việc Salesforce được thiết kế tối ưu trên nền tảng di động là một ưu điểm của giải pháp này.
Chỉ cần có thiết chỉ thiết bị di động trong tay, nhân viên của bạn dù đang đi gặp khách hàng, đối tác… cũng dễ dàng truy cập trang tổng quan, báo cáo và dữ liệu CRM. Từ đó, không bỏ sót thông tin quan trọng, tăng hiệu suất làm việc.
Nhìn chung các tính năng của Salesforce là những gì mà nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm để tăng hiệu quả công việc cũng như tăng doanh số cho công ty. Hy vọng những chia sẻ trên của Mắt Bão đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về Salesforce là gì cũng như các thông tin hữu ích về phần mềm này.