Đối với những người mới bắt đầu học tiếng Nhật, “sama là gì”, “san là gì”, hay “chan là gì”,… là những câu hỏi thường gặp về cách sử dụng hậu tố chỉ người trong tiếng Nhật. Nếu dùng sai các hậu tố này, bạn có thể sẽ bị hiểu lầm là người thất lễ và để lại ấn tượng không đẹp trong mắt người Nhật. Vì vậy, WeXpats sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng các hậu tố này và sự khác nhau của “sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì”, “kun là gì”. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa cũng như cách sử dụng của những hậu tố quan trọng này trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bật mí những cách để gọi ai đó là Sensei ở Nhật
Mục lục:
- Định nghĩa chung về hậu tố chỉ người trong tiếng Nhật
- Sama là gì? (様 – sama)
- San là gì? (さん – san)
- Chan là gì? (ちゃん – chan)
- Kun là gì? (くん – kun)
- “Sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” trong Anime
- Kết
Định nghĩa chung về hậu tố chỉ người trong tiếng Nhật
Hậu tố là phụ tố được đặt ở cuối mỗi từ, trong đó, hậu tố chỉ người được thêm vào sau tên gọi của người đó. Có 4 hậu tố chính trong tiếng Nhật là: “Sama”, “San”, “Chan” và “Kun”. Mục đích của việc thêm hậu tố vào sau tên người là để thể hiện sự trang trọng, lịch sự, tôn trọng đối phương. Tùy vào độ tuổi, địa vị,… mà cách sử dụng những hậu tố này sẽ được thay đổi. Thêm hậu tố sau tên gọi của đối phương là lễ nghi tối thiểu trong văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản. Sau đây là chi tiết về “sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” trong tiếng Nhật.
Tham khảo:
Bỏ túi các mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật thông dụng hàng ngày
Sama là gì? (様 – sama)
Sama là gì? “Sama” là hậu tố lịch sự và trang trọng nhất trong các hậu tố. Nó mang nghĩa là “Ngài”. Dùng khi viết thư điện tử với đối tượng là người trên, không thân thiết như: đối tác, cấp trên, người chưa từng gặp…Đặc biệt, “Sama” thường được đặt sau tên của những người đáng trân quý như các vị thần, thiên hoàng. Hậu tố này thể hiện sự tôn kính, kính trọng của bản thân với đối phương. Ngoài ra, còn có hậu tố “Chama”, nó có thể thay thế cho hậu tố “Sama”.
Lưu ý: tuyệt đối không được thêm hậu tố “Sama” vào sau tên mình, đây được xem là hành động thô lỗ, kém tinh tế.
Xem thêm:
Chia sẻ phương pháp luyện nói tiếng Nhật trôi chảy, tự tin
San là gì? (さん – san)
“San” là hậu tố được sử dụng phổ biến nhất, nó có thể được dùng trong đa số các trường hợp. Bạn có thể dùng hậu tố này với những người lớn tuổi, người trưởng thành, người mới gặp lần đầu, cấp trên/cấp dưới,… Ví dụ: Yamada san (Anh / chị Yamada), Suzuki san (Anh / chị Suzuki),…Ngoài ra, hậu tố “San” có thể đi cùng một số danh từ dùng để chỉ nghề nghiệp như: カレー屋さん (kareya-san)、本屋さん (honya-san)、花屋さん (hanaya-san)…
Hầu hết trong các trường hợp khi viết email sẽ không dùng “San” để gọi tên đối phương nếu đó không phải là người thân thiết với mình. Vì vậy, trong những trường hợp trang trọng không nên dùng “San” để gọi tên đối tác.
Nhìn chung, khi giao tiếp tiếng Nhật, bạn nhất định phải thêm hậu tố sau tên của đối phương và những người được nhắc tới, trong đó phổ biến nhất là “San”. Mặc dù vậy, nhưng để chắc rằng bản thân sẽ không bị đánh giá là thất lễ, hãy xác định rõ mức độ của mối quan hệ trước khi thêm hậu tố nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn cách viết mail cảm ơn bằng tiếng Nhật chính xác
Chan là gì? (ちゃん – chan)
“Chan” là cách gọi dễ thương, thường dùng với bạn bè, người nhỏ tuổi hơn mình và những người có mối quan hệ thân thiết. Hậu tố này để gọi những người nữ trẻ tuổi, mang nghĩa là bé nhỏ, dễ thương,…Ví dụ như: Kaori chan, Haruka chan,…
Ngoài ra, “Chan” còn dùng để gọi tên các con vật nhằm thể hiện tình yêu thương với chúng như wan-chan (chó), neko-chan (mèo)…
Kun là gì? (くん – kun)
“Kun” cũng mang ý nghĩa và cách dùng giống như “Chan”, nhưng đối tượng hướng tới là nam giới. “Kun” được gọi trong các trường hợp sau: bạn nam giới nhỏ tuổi hơn mình, con gái / con trai gọi tên bạn nam cùng lớp như: Yamamoto kun, Yuri kun,…
“Sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” trong Anime
Anime và Manga là một loại hình giải trí được yêu thích ở Nhật Bản. Đối với nhiều người học tiếng Nhật, anime và manga chính là một trong những lý do khiến họ đến với ngôn ngữ này. Nếu là fan hâm mộ của anime hay manga, bạn đã biết cách phân biệt các hậu tố “sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” trong tên gọi của các nhân vật chưa? Hãy tham khảo mục sau để hiểu hơn về cách phân biệt tên gọi “sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” của các nhân vật trong một số anime, manga nổi tiếng nhé!
Doraemon
Doraemon là tác phẩm của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Bộ truyện ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1969 dành cho độc giả là thiếu nhi. Có 2000 tập phim ngắn được phát sóng (kể từ năm 1979) và 33 tập phim dài được phát hành (kể từ năm 1980). Hãy tham khảo cách phân biệt của các hậu tố “sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” thông qua tên của một số nhân vật chính trong phim nhé!
-
ドラえもんちゃん (Doraemon chan)
-
のび太くん (Nobita kun)
-
しずかちゃん (Shizuka chan)
-
出木杉くん (Hidetoshi kun)
Conan
Thám tử lừng danh Conan là bộ truyện trinh thám nổi tiếng của tác giả Gosho Aoyama người Nhật. Đây là một trong những bộ anime chuyển thể thành phim được đông đảo người hâm mộ truyện tranh trên thế giới yêu thích. Sau đây là cách gọi tên được thêm hậu tố của các nhân vật chính trong bộ manga này.
-
コナンくん (Conan kun)
-
安室さん (Amuro san)
-
新一君 (Shinichi kun)
-
降谷さん (Furuya san)
Kaguya-sama: Cuộc chiến tỏ tình
Kaguya là con gái của gia tộc tài phiệt giàu có, tiểu thư đài các của tập đoàn nghìn tỷ tại Nhật Bản. Chính vì mang danh phận cao quý hơn người mà tên của Kaguya được thêm vào hậu tố “Sama”. Cuộc Chiến Tỏ Tình xoay quanh câu chuyện về Kaguya Shinomiya và Miyuki Shirogane, được coi là thiên tài do có điểm số cao nhất trong cả nước. Thời gian bên nhau, tình cảm họ dành cho nhau dần phát triển, nhưng lòng kiêu hãnh của Kaguya – “sama” và thiên tài Miyuki Shirogane không cho phép họ là người thú nhận và ngỏ lời trước. Từ đó, trận chiến để khiến đối phương phải tỏ tình trước được bắt đầu. Nếu bạn là fan hâm mộ anime thì hãy thử xem nó một lần nhé!
Kết
Trên đây là ý nghĩa và cách dùng của các hậu tố “sama, san, chan, kun” trong tiếng Nhật. Hãy ghi nhớ cách dùng của các hậu tố “sama là gì”, “san là gì”, “chan là gì” hay “kun là gì” và sử dụng chúng một cách thích hợp trong giao tiếp tiếng Nhật nhé!