Sampling là gì? Các hình thức Sampling phổ biến và lưu ý

Sampling là gì? Các hình thức Sampling phổ biến và lưu ý

Sampling là gì

Sampling là hình thức quảng cáo sản phẩm vô cùng nổi tiếng trong marketing. Với những ưu điểm nổi trội trong việc thu hút khách hàng,, hình thức này ngày càng được nhiều doanh nghiệp hay các tổ chức cá nhân áp dụng như một chiến lược cốt lõi để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, không ít người cũng chưa thực sự hiểu rõ Sampling là gì, hay Sampling có những hình thức gì? Bài viết sau đây, FPT Skillking sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Sampling là gì?

Phát sản phẩm mẫu tại siêu thị
Phát sản phẩm mẫu tại siêu thị

Sampling trong Marketing được hiểu đơn giản là hình thức cho phép khách hàng được trực tiếp thử nghiệm sản phẩm mẫu của doanh nghiệp miễn phí. Đây được xem là một trong những cách gia tăng doanh số hiệu quả trong tiếp thị bởi khả năng tiếp cận gần hơn với khách hàng đồng thời ghi nhận lại những lời bình luận từ phía họ giúp cho việc đưa ra những thay đổi nhằm cải thiện chất lượng của sản phẩm.

Các hình thức Sampling phổ biến?

Face to face

Đúng như tên gọi của nó, đây là cách tiếp thị một cách trực tiếp, qua đó ghi nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Các chiến dịch FTF thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại như siêu thị, trường học, các sự kiện event đông người,… nhằm tiếp cận tới phần đông khách hàng. Chính bởi vậy mà hình thức này cực kì phổ biến và được đánh giá là một trong những cách marketing mang lại hiệu quả cao nhất.

Sampling Face to face
Sampling Face to face

Door to door

Ngoài FTF, DTD cũng là hình thức sampling mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi việc cắt cử nhân viên đi đến tận nơi khách hàng sinh sống. Vì vậy mà nó tương đối gây tốn kém chi phí cũng như công sức, ngoài ra nhân viên sale cũng cần được đào tạo kỹ lưỡng, có chuyên môn tốt trong việc giao tiếp cũng như thuyết phục khách hàng. Hiện nay, hình thức này đã ít được các nhãn hàng lựa chọn hơn do sự rủi ro cao trong quá trình chào hàng.

Online Sampling

Đây là hình thức tiếp thị khá mới mẻ so với 2 hình thức truyền thống trên, tuy nhiên cũng đã chứng minh được hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả của công tác tiếp thị.

Mô hình này cho phép người dùng đăng ký online mẫu thử của sản phẩm mà mình quan tâm, vì thế mà nó có khả năng cùng lúc nhiều khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, online sampling cũng tiết kiệm được chi phí cho nguồn lực nhân viên tiếp thị hoặc nhân viên tư vấn. Cùng với đó, khi đăng ký nhận mẫu thử khách hàng cũng sẽ cung cấp chi tiết thông tin như: địa chỉ, điện thoại hoặc tình trạng sức khỏe (với hàng dược phẩm). Nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được data khách hàng chi tiết và hệ thống hơn nhiều so với face to face.

Ngoài ra, online sampling cũng rất phù hợp nếu như doanh nghiệp đang cung cấp những sản phẩm có tính nhạy cảm. Vì nhiều người sẽ ngại ngùng nếu nhận những món hàng đó ở nơi công cộng.

👉👉👉 Tham khảo thêm: Mục Tiêu SMART Là Gì? Các Yếu Tố Đặt Mục Tiêu Smart Hiệu Quả

Ưu điểm của hình thức tiếp thị trực tiếp Sampling

Trước tiên, các chiến dịch Sampling thường cung cấp những sản phẩm miễn phí với chất lượng tốt. Vì thế nó dễ dàng tạo được thiện cảm với khách hàng, bởi mọi người có tâm lý chung muốn nhận quà free. Thứ hai, công ty có thể dễ dàng thu thập được ý kiến của người tiêu dùng sau khi kết thúc trải nghiệm, hiểu được đâu là ưu và nhược điểm, nhờ vậy mà hoàn thiện được sản phẩm hơn, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Thứ ba trong quá trình PR sản phẩm, khách hàng sẽ được tư vấn kỹ càng hơn bởi đội ngũ PG, do đó tăng tỷ lệ thuyết phục khách mua hàng. Cuối cùng, lợi ích từ tiếp thị Sampling còn là hạn chế sự cạnh tranh của những đối thủ cùng ngành vì rất hiếm khi họ lựa chọ thực hiện sampling trong cùng một địa điểm. Đây là ưu điểm lớn khi trên digital là hàng ngàn các bài post, banner được giăng trên cùng một không gian quảng cáo với hàng loạt các ưu đãi khác nhau. Sampling giúp khách hàng không bị phân tán và tập trung vào sản phẩm của tốt hơn.

Những lưu ý khi triển khai quảng cáo Sampling

Để triển khai được Sampling hiệu quả, bạn và đội ngũ cần tự đặt ra những câu hỏi sau:

  • Xác định kỹ mục tiêu của chiến dịch là gì? (quảng bá sản phẩm, phát triển mạng lưới khách hàng và gia tăng cơ hội kinh doanh)
  • Thời gian tổ chức là khi nào thì phù hợp?
Khi nào nên sử dụng Sampling?
Khi nào nên sử dụng Sampling?

Thời điểm là yếu tố vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng tới khả năng thành công của một chiến dịch Sampling. Theo như kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên tổ chức các chiến dịch Sampling marketing vào những thời điểm như khi khi doanh nghiệp muốn ra mắt một sản phẩm mới; tham khảo feedback của khách hàng để cải thiện sản phẩm; khi doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu hay mở rộng tập khách hàng.

  • Địa điểm diễn ra được bố trí ở đâu để tiếp cận được nhiều nhất khách hàng tiềm năng?
  • Nên hay không bổ sung quảng cáo hoặc các hình thức discount khác nhằm tạo ra cú hích lớn?
  • Bạn theo dõi kết quả event bằng cách nào và từ đó rút ra bài học gì?
  • Xử lý hàng sampling tồn như thế nào?
  • Sau khi khách hàng dùng thử, bạn có cách kết nối nào thêm với khách hàng hay không? Vì sau khi kết nối, nếu bạn không biết cách giữ liên lạc thì kết nối sẽ dễ dàng biến mất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Sampling marketing và những lưu ý để triển khai các chiến dịch Sampling hiệu quả. Hy vọng bạn đã thu thập được những thông tin hữu ích giúp cho công việc kinh doanh của mình. Để biết thêm những thông tin chi tiết về Digital Marketing, đào tạo Digital Marketing xin vui lòng theo dõi những bài đăng tiếp theo của chúng tôi.