Tin tức sản phẩm

Sàn grating là gì

Tấm sàn Grating hay còn gọi là tấm grating. Ngày nay được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống cũng như trong các công trình xây dựng, nhà máy. Vậy bạn đã biết tấm sàn Grating là gì hay chưa? Và ứng dụng tấm Grating đem lại cho chúng ta là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được biết thêm nhé.

Tấm sàn Grating là gì?

Tấm sàn Grating (Tên tiếng anh: Grating) là Sàn thép Grating được thiết kế từ các thanh thép chịu lực có dạng phẳng hoặc răng cưa,… đặt song song với những khoảng cách bằng nhau. Chúng được kết nối với nhau một cách chắc chắn thông qua các thanh thép vuông xoắn nhờ những mối hàn thích hợp tạo thành lưới thép Grating vô cùng bền vững.

Nhờ được cấu tạo từ các thanh thép chống gỉ mà chúng có đặc tính rất bền, không bị ăn mòn. Ngoài ra, với thiết kế dạng lưới nên sản phẩm luôn thông thoáng cả về không gian và ánh sáng.

Xem thêm :

  • Tấm sàn Grating mạ kẽm – Giải pháp cho nhà máy xử lý nước thải
  • 10 ứng dụng tuyệt vời và nổi bật của tấm sàn grating
  • Phân Loại tấm sàn grating và ứng dụng của từng loại

Nguyên liệu sản xuất

Với cấu tạo từ các thanh thép Cacbon chịu lực không gỉ. Tấm Grating sử dụng 2 nguyên liệu chính :

  • Thanh thép la : Đây là loại thép có hàm lượng Cacbon thấp như SS400, thép A36, Q345B, Q235, C45. Các thanh thép la thường có độ dày trung bình từ : 2 – 12mm, chiều cao từ : 20 – 150mm. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà sự lựa chọn khác nhau.
  • Thanh thép vuông xoắn : Thanh thép này được sử dụng để kết nối các thanh thép la lại với nhau. Chúng thường có kích thước 6×6, được thiết kế theo hình xoắn.

Hình dạng phổ biến của các thanh thép cấu tạo nên sàn thép Grating đó là: Thanh la phẳng, Thanh la I, Thanh răng cưa, Thanh tròn, Thanh xoắn,… Để có những hình dạng như vậy, các thanh thép đều cần phải thông qua quá trình gia công.

Các thanh thép chịu tải khi ra công có thể đặt cách nhau 30mm, 40mm, 60mm,… Các thanh thép vuông xoắn có thể đặt cách nhau 40mm, 50mm, 60mm, 100mm,… để từ đó tạo thành một sàn lưới thép Grating phạm vi rộng với các mắt lưới có kích thước khác nhau.

Ưu điểm và nhược điểm của tấm sàn Grating

+ Ưu điểm :

  • Có khả năng chịu tải trọng lớn.
  • Khả năng chống ăn mòn, hoen gỉ.
  • Khả năng chịu được trong môi trường khắc nghiệt, hóa chất (nhờ vào tấm sàn được thông qua công nghệ mạ kẽm nhúng nóng)
  • Có thể tái sử dụng.
  • Hình dáng và hình thức đa dạng.

+ Nhược điểm :

  • Vì vẫn có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện nên cần hạn chế sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Nếu tấm Grating thiết kế cần có độ chịu tải cao thì sẽ nặng hơn. Vì vậy, gây khó khăn trong việc vận chuyển, lắp đặt.

Ứng dụng của tấm Grating

  • Sử dụng trong ngành xây dựng: Được ứng dụng làm sàn thao tác trong các công trình thi công.
  • Sử dụng trong các nhà máy như: nhà máy xử lý nước thải, điện, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, đóng tàu, nhà máy sản xuất giấy, xi măng,… một số ứng dụng đó là: bậc cầu thang Grating, sàn thao tác mạ kẽm.
  • Ngoài ra, tấm sàn Grating còn được áp dụng làm sàn lối đi trong các nhà máy dầu khí, tàu thủy,…

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tấm sàn Grating là gì? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tấm Grating. Nếu đang tìm đơn vị bán tấm sàn Grating hãy liên hệ ngay với Phúc An. Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin, yêu cầu gia công tấm Grating thì Phúc An Grating sẽ báo giá tấm sàn Grating chính xác nhất ngay cho bạn.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức về tấm sàn Grating là gì? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

>> 4 bước đơn giản để kiểm tra một tấm sàn grating đạt chuẩn

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TM&DV PHÚC AN

Văn phòng: Số 22, ngách 64/37 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Nhà xưởng: Cụm công nghiệp Thanh Oai, Hà Nội

Hotline: 0902.053.788 hoặc 0123.451.2958

Email: info@gratingphucan.com