Bún nưa – shirataki noodles là gì? Bún nưa bao nhiêu calo và có tốt không?

Bún nưa – shirataki noodles là gì? Bún nưa bao nhiêu calo và có tốt không?

Shirataki noodles là gì

1 Bún nưa – Shirataki noodles là gì?

Bún nưa, hay còn gọi là bún Shirataki, là một loại bún được làm từ củ nưa mọc dưới rễ cây khoai nưa.

Bún nưa được chế biến bằng cách trộn bột glucomannan (có trong củ nưa) với nước thường và một ít nước vôi. Hỗn hợp này sau đó được đun sôi và tạo thành những sợi bún dài, mềm, trong suốt.

Bún nưa - Shirataki noodles là gì?

2Bún nưa bao nhiêu calo?

Bún nưa được biết đến là một thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân, ăn kiêng vì chúng chứa hàm lượng calories rất thấp, với 112gr bún nưa chỉ có 10 calories trong khẩu phần ăn.

Bên cạnh đó, trong 112gr bún nưa, thành phần dinh dưỡng lần lượt là:

  • Carbs: 3gr
  • Chất béo: 0gr
  • Natri: 0 gr
  • Chất xơ: 3 gr
  • Chất đạm: 0 gr
  • Vitamin và khoáng chất: 0gr

Bún nưa bao nhiêu calo?

Carbs

Trong mỗi khẩu phần bún nưa, lượng carbs chủ yếu đến từ chất xơ (fiber) hòa tan tên là glucomanan.

Chất béo

Bún nưa không có chất béo tự nhiên.

Chất đạm (Protein)

Bún nưa không chứa bất kỳ chất đạm nào. Vì vậy, một số nhà sản xuất có cung cấp bún nưa làm từ đậu phụ để bạn cung cấp thêm một ít chất đạm cho cơ thể.

Vitamin và khoáng chất

Ngoài một lượng nhỏ canxi (20mg cho mỗi khẩu phần 112gr), bún nưa không cung cấp nhiều vi lượng khác.

Bún nưa bao nhiêu calo?

3Ăn bún nưa có tốt không?

Có nhiều chất xơ nhớt

Bún nưa hầu như không có calories, chất béo, đường hay protein. Chúng là thực phẩm thuần chay và bất kỳ lợi ích sức khỏe nào của bún nưa là do chất xơ nhớt glucomannan trong chúng.

Chất xơ glucomannan trong bún nưa có độ nhớt cao, có thể hấp thụ nước để tạo thành gel.

Chất xơ nhớt này có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn sống trong ruột, các vi khuẩn này sau đó sẽ lên men và tạo thành các axit amin giúp tăng cường miễn dịch.

Có nhiều chất xơ nhớt

Có thể giúp bạn giảm cân

Bún nưa là một công cụ giảm cân hiệu quả. Chất xơ nhớt trong bún nưa không bị tiêu hóa trong đường ruột, từ đó, chất glucomannan sau khi lên men sẽ tạo thành các axit béo giải phóng một loại hormone đường ruột làm tăng cảm giác no.

Vì vậy, với hàm lượng chất xơ glucomannan cao và lượng calories thấp, gần như không có, bún nưa có thể được chọn là thực phẩm dùng khi ăn kiêng, giảm cân.

Có thể giúp bạn giảm cân

Có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin

Với tác dụng làm chậm quá trình rỗng của dạ dày, chất glucomannan còn giúp người sử dụng thực phẩm ngăn chặn lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến sau bữa ăn.

Cụ thể là, chất xơ nhớt glucomannan làm giảm thiểu khả năng hấp thụ đường của người ăn, phòng tránh các nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch, máu nhiễm mỡ, tăng đường huyết,…

Có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin

Có thể làm giảm lượng cholesterol

Các nghiên cứu cho thấy glucomannan có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính xấu, nhờ vào cơ chế tăng lượng cholesterol bài tiết trong phân để ít được tái hấp thu vào máu của bạn.

Có thể làm giảm lượng cholesterol

Có thể làm giảm táo bón

Glucomannan đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với chứng táo bón mãn tính ở cả trẻ em và người lớn.

Trong một nghiên cứu, chứng táo bón nặng được điều trị thành công ở 45% trẻ em dùng thực phẩm có chứa chất glucomannan.

Đối với người lớn, bổ sung chất glucomannan sẽ làm tăng vi khuẩn đường ruột có lợi và sản xuất axit béo chuỗi ngắn.

Có thể làm giảm táo bón

Có thể nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi

Tạp chí Quốc tế về các đại phân tử sinh học đã đánh giá glucomannan không bị phân hủy trong dạ dày, vì vậy nó có thể là nguồn thức ăn cho hệ vi khuẩn đường ruột.

Lợi khuẩn đường ruột rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến trọng lượng cơ thể.

Có thể nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi

Có thể thay thế các thực phẩm khác

Nếu bị dị ứng thực phẩm, không dung nạp thực phẩm hoặc gặp vấn đề trong tiêu hóa đồ ăn, bạn có thể dùng bún nưa để thay thế.

Điều này là do bún nưa không chứa các chất có thể gây ra các chứng dị ứng ở một số người, như lúa mì, gluten hay trứng.

Bún nưa có thể thay thế cho các loại thực phẩm phổ biến như gạo, mì ống, mì trứng.

Có thể thay thế các thực phẩm khác

4 Tác dụng phụ khi ăn bún nưa

Đối với một số người, glucomannan trong bún nưa có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa nhẹ, chẳng hạn như tiêu chảy, chướng bụng và đầy hơi.

Ngoài ra, glucomannan có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc, bao gồm cả một số loại thuốc tiểu đường. Để ngăn ngừa điều này, hãy uống thuốc ít nhất một giờ trước hoặc bốn giờ sau khi ăn bún nưa.

Tác dụng phụ khi ăn bún nưa

5 Cách sử dụng bún nưa

Bún nưa thường được đóng gói dưới dạng chất lỏng trong nước. Để sơ chế đúng cách trước khi chế biến thành món ăn, bạn có thể tiến hành theo các bước dưới đây.

Đầu tiên, lấy bún ra khỏi túi và cho vào rây lọc. Tiếp theo, rửa bún thật sạch dưới nước.

Sau đó, đun sôi một nồi nước rồi cho bún vào, chần bún nưa trong khoảng 3 phút. Cuối cùng, vớt bún ra rổ và để khô ráo.

Cách sử dụng bún nưa

Trên đây là bài giới thiệu chi tiết về bún nưa – bún shirataki là gì, bao nhiêu calo và ăn sẽ có tác dụng gì? Hy vọng những thông tin mà Điện máy XANH gửi đến các bạn sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại thực phẩm này. Hãy thường xuyên ghé vào trang chuyên mục Mẹo vào bếp để có thêm nhiều thông tin nữa nhé!