Đã bao giờ bạn phải trải qua những ngày vất vả ngồi hàng giờ trước màn hình laptop để hoàn thành xong một bài essay chưa?
Hoặc bạn đã viết xong bài essay của mình nhưng vẫn mông lung không biết mình viết như vậy đã đúng chưa, đã chuẩn xác hay chưa, có cần bổ sung thêm gì nữa hay không.
Nếu bạn đang gặp vấn đề như vậy, thì bài viết này là dành cho bạn đấy. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc của một bài essay chuẩn là như thế nào nhé!
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ Cách viết compare and contrast essay đạt điểm cao
+ Hướng dẫn chi tiết cách viết opinion essay
1. Essay là gì?
Một bài Essay – cũng như một bài văn trong tiếng Việt – theo nghĩa đơn giản nhất là một bài văn viết về một ý hay vấn đề nào đó (gọi là ý chính hay main idea của Essay).
Ý hay vấn đề ở đây có thể là:
– Đưa ra một quan điểm: bạn thích hay không thích cái gì đó; bạn có đồng ý với một quan điểm nào đó hay không; ….
– Đưa ra nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho một vấn đề nào đó: ví dụ đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trẻ em lang thang, …
– Thảo luận ưu điểm (advantages) và nhược điểm (disadvantages) của một cái gì đó: ví dụ thảo luận ưu điểm và nhược điểm của việc học online, …
Theo John Locke viết trong cuốn “ An Essay Concerning Human Understanding” vào năm 1960: “Essay là một bài luận thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả về một vấn đề nào đó. Một bài essay được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: bài quan sát đời sống hàng ngày, bài phê bình, bản tuyên ngôn chính trị, các dẫn chứng, bài tranh luận của các học giả, hồi ký của chính tác giả…”
Các bài luận thường là một bài tóm lược ngắn có tính thực tế cao, nhằm diễn tả, sàng lọc, chứng minh hay phân tích một đề tài nào đó. Các học sinh phải viết bài luận trong bất kì một chủ đề nào, ở bất kì cấp học nào, từ một bài kể về chuyến du lịch ở trường cấp II đến bài phân tích của một quá trình “nghiên cứu” nào đó quan trọng hơn ở bậc học cao hơn.” Theo trang web about.com.
Nền giáo dục tại một số quốc gia như Canada hay Mỹ rất đề cao việc viết bài luận. Chính vì vậy, các học sinh phổ thông được hướng dẫn cách viết bài luận đúng phương pháp và các bài luận nộp kèm đơn xin nhập học thường được các trường Đại học đòi hỏi để phục vụ cho việc tuyển chọn sinh viên.
Bài essay cũng là một cách để đánh giá năng lực sinh viên, đôi khi nó chiếm đến 50% số điểm tổng kết môn học – Một tỷ lệ không hề nhỏ chút nào!
2. Một số dạng essay phổ biến
Bài luận tự truyện (Autobiographical essay): Một bài tự truyện có mục đích chính là kể lại cuộc đời người viết, đặc biệt là để ghi nhớ về một chặng đời hay một khía cạnh nào đó trong cuộc sống (cuộc sống công sở, đời sống Xã hội…)
Bài luận mang tính tranh luận (Argumentative essay): Những bài luận kiểu này thường được dùng để giới thiệu một quan điểm ủng hộ hay phản đối một chủ đề nào đó. Trong đó, người viết phải đưa ra những lý lẽ “có lợi” cho bản thân để làm rõ hơn quan điểm của mình.
Bài luận tường thuật (Narrative essay): Kể lại tiến trình của một sự kiện hay trải nghiệm nào đó là mục đích của dạng bài này.
Bài luận mô tả (Descriptive essay): Trong dạng bài tập này, bạn sẽ được yêu cầu tả lại một chủ đề nào đó, ví dụ một con người, nơi chốn hay nét văn hóa truyền thống chẳng hạn. Thông thường các lớp học ngoại ngữ, thầy cô thường cho đề tài viết luận để giới thiệu về Đất nước của bạn.
Bài luận thuyết phục (Persuasive essay): Bạn sẽ phải thuyết phục người đọc tin theo quan điểm bản thân.
Bài luận bằng hình ảnh (Photo essay): Đây là một bộ sưu tập các hình ảnh có chung nội dung liên quan tới một câu chuyện nào đó. Tác giả có thể thêm bình luận hay đoạn văn nhằm diễn tả rõ hơn nội dung bức ảnh muốn chuyển tải.
3. Cấu trúc của một bài essay
Tất cả các bài luận đều có chung cấu trúc cơ bản, mặc dù chúng có thể khác nhau về nội dung và phong cách. Bản chất của một bài luận là một ý kiến, được thể hiện dưới dạng một luận điểm hoặc đề xuất và một chuỗi logic của các lập luận và thông tin được tổ chức để hỗ trợ cho các đề xuất.
Essay là một văn bản có cấu trúc liên tục, được chia thành nhiều đoạn văn nhỏ, và không sử dụng đề mục như khi viết báo cáo.
Tuy không sử dụng tiêu đề, một bài essay tốt vẫn cần phải có cấu trúc chặt chẽ.
Cấu trúc cơ bản của một bài essay phụ thuộc phần lớn vào lựa chọn của người viết. Không có một công thức chung nào cho cấu trúc một bài essay cả.
Tuy nhiên, đa phần các bài essay đều đi theo một hình mẫu giống nhau bao gồm bốn phần cơ bản như sau:
- Introduction Paragraph (Mở bài)
- Body Paragraph (Thân bài)
- Conclusion Paragraph (Kết luận)
- References (Danh mục tham khảo)
Trong đó, bạn lưu ý không sử dụng đề mục 1, 2, 3 cho mở bài, thân bài, và kết luận viết bài essay nhé.
Chỉ có phần “Danh mục tham khảo” là bạn sử dụng đề mục thôi nhé! Đây là điểm dễ nhất để bạn có thể phân biệt giữa essay và report đấy.
Đối với report, bạn cần phải lập đề mục một cách chi tiết, thì đối với essay bạn chỉ cần phải xuống hàng khi chuyển qua một ý / phần mới (kể cả là chuyển từ mở bài sang thân bài, hay từ thân bài sang kết luận).
Do đó, khi viết tiểu luận bạn cũng không cần phải lập mục lục.
Sau đây Tổng đài luận văn 1080 sẽ đi vào từng phần cơ bản của một bài essay.
3.1. Introduction Paragraph (Mở bài)
Phần mở bài của bài essay thường có hai mục đích:
(i) Cung cấp thông tin cơ bản về chủ đề (topic) sẽ được được bàn luận đến, giải thích bối cảnh của vấn đề (“The introduction contextualizes the topic.”)
(ii) Thông báo cho người đọc phần thân bài của essay sẽ đề cập đến những nội dung gì (“It tells the readers what the essay is going to say.”)
Phần mở bài thường bao gồm một đến hai đoạn thôi nhé!
3.2. Thân bài
Trong cấu trúc cơ bản của một bài essay, thân bài thường được chia thành nhiều đoạn văn nhỏ.
Mỗi đoạn văn cần thảo luận những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng mỗi đoạn văn sẽ kết nối với các đoạn trước và sau nó.
Tổng đài luận văn 1080 gợi ý cấu trúc của một đoạn văn (paragraph) phần thân bài như sau:
- Câu đầu tiên nên lên sự kết nối với đoạn văn ngay trước nó. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng signposting như “Additionally”, “However”, “In contrast”, etc. Xem thêm về “signposting” tại đây.
- Câu thứ hai nêu ý chính của đoạn văn (thường được gọi là “topic sentence”). Câu “topic sentence” có thể đứng ở đầu đoạn văn.
- Các câu tiếp theo đào sâu để diễn giải ý chính của đoạn bằng cách đưa ra luận điểm (reasoning) để giải thích / củng cố ý chính, đưa ra luận cứ (supporting evidence) để củng cố ý chính, hoặc đưa ra những ý kiến trái chiều (alternatives, contradiction) để đưa ra những góc nhìn khác nhau về cùng một vấn đề.
- Câu cuối cùng tổng kết lại ý chính của đoạn.
3.3. Kết luận
Phần kết luận của bài essay thường làm ba nhiệm vụ chính:
- Nhắc nhở người đọc về mục đích của bài essay
- Tóm tắt câu trả lời cho những câu hỏi nêu ra ở mở bài
- Nhắc nhở người đọc cách bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đấy.
Kết luận thường chỉ bao gồm một đoạn văn duy nhất.
Lưu ý: Bạn nhớ là không có một công thức chung nào để cấu trúc một bài essay cả. Bạn hoàn toàn có thể có cách tiếp cận khác nhau khi Tổng đài luận văn 1080 cho cùng một chủ đề nhé!
4. Các bước viết essay đơn giản
4.1. Chuẩn bị trước khi viết
Bước 1: Đọc hiểu đề bài và xác định yêu cầu đề bài
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải đọc và xác định được yêu cầu đề bài – tức là xác định được đề bài hỏi chúng ta điều gì.
Lưu ý: Nếu không xác định đúng yêu cầu đề bài, chúng ta có thể lạc đề (viết sang một vấn đề khác) hoặc viết thiếu yêu cầu đề bài.
Bước 2: Nghiên cứu và tìm ý tưởng cho bài viết
Một nguyên tắc trong Writing là: Bạn không thể viết nếu bạn không thực sự hiểu vấn đề.
Vấn đề ở đây chính là yêu cầu của đề bài chúng ta cần giải quyết.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu bạn viết về “tác hại của thuốc lá”. Nếu bạn không hiểu gì về “thuốc lá” thì làm sao chúng ta có thể viết được một Essay về “tác hại của thuốc lá” dù chúng ta giỏi từ vựng và ngữ pháp thế nào, thậm chí bạn còn không thể viết được một Essay bằng tiếng Việt về tác hại của thuốc lá.
Đối với những chủ đề đã mà bạn đã hiểu rõ hoặc quá quen thuộc thì việc viết một Essay về chủ đề đó là đơn giản, bạn hoàn toàn có thể vạch ra được các ý cho Essay và bắt tay vào viết ngay. Ngược lại, đối với những vấn đề mà bạn không có kiến thức hoặc chưa hiểu rõ thì cần thiết phải có bước “Nghiên cứu và tìm ý tưởng”.
Vậy chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề như thế nào?
Cách nghiên cứu vấn đề tốt nhất là tìm hiểu qua internet: Qua internet, tìm hiểu một vấn đề gì đó là một việc khá dễ dàng.
Example: Với chủ đề “tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe”, thì bạn có thể tra Google các từ khóa như: hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe;… hoặc có thể tra bằng các từ khóa bằng tiếng Anh như the effect of cigarette on health, …Qua đó bạn sẽ tìm được rất nhiều bài báo hay nghiên cứu nói về vấn đề này để bạn tham khảo.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu qua một số nguồn khác như tạp chí chuyên ngành, sách báo, …
Sau bước nghiên cứu này bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mà bạn cần viết. Từ đó bạn có nhiều ý tưởng cho bài viết của mình.
Bước 3: Lập dàn ý cho bài viết
Bạn có thể tổ chức và lập dàn ý cho bài viết theo cấu trúc sau:
Mở bài: Nêu ra ý chính toàn bài – trả lời yêu cầu của đề bài.
Thân bài: Mỗi đoạn (paragraph) sẽ nêu lên một ý chính.
Đoạn 1: Ý chính thứ nhất
Đoạn 2: Ý chính thứ 2
Đoạn 3: …
Kết bài: Tổng kết lại toàn bài.
4.2. Bắt tay vào viết
Dựa vào dàn ý lập ở trên, ta có thể bắt tay vào viết.
Bước 4: Viết phần mở bài (Introduction paragraph)
Bước 5: Viết phần thân bài (Body Paragraph)
Bước 6: Viết phần kết bài (Conclusion paragraph)
4.3. Kiểm tra bài viết
Sau khi viết xong, ta phải đọc lại và kiểm tra bài viết để phát hiện và sửa các lỗi sai nếu có. Chi tiết sẽ được nêu trong các bài tiếp theo..
Bước 7: Kiểm tra nội dung bài viết
Bước 8: Kiểm tra lỗi từ vựng và ngữ pháp