Sles là gì? Nghe đến tên hóa chất này chắc hẳn có rất nhiều người không biết Sles là chất gì? Vậy hãy tìm hiểu thông tin về hóa chất này trong nội dung bài viết sau đây nhé!
Sles là gì? Sles là chất gì?
Sles là từ viết tắt của sodium lauryl ether sulfate. Sles hay còn gọi là natri lauryl ete sunfat hoặc Natri laureth sunfat.
Sles là chất gì? Đây là một chất hoạt động trên bề mặt và thuốc đẩy mang điện âm.
Tính chất vật lý và hóa học
- Sodium laureth sulfate (Sles) thuộc dạng dung dịch đặc sánh, có màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi.
- Khối lượng phân tử 288,372 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 206oC.
- Khối lượng riêng: 1,05 g/cm³.
- Khối lượng mol: khoảng 420 g/mol.
- Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) được điều chế bằng ethoxylation của rượu dodecyl.
Công dụng của Sles là gì?
Sles là chất dùng để tạo bọt cho một số sản phẩm chăm sóc cá nhân nhằm mục đích làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da hiệu quả.
Rất dễ tìm thấy Sodium laureth sulfate trong mỹ phẩm như:
- Chăm sóc tóc: Dầu gội, thuốc nhuộm, gel tạo kiểu tóc, dược liệu trị giàu,…
- Chăm có cá nhân: Kem cạo râu, sửa rửa mặt, nước tẩy trang, nước rửa tay, chất tẩy tế bào chết,…
- Chăm sóc răng: Kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc tẩy trắng răng,…
- Kem và sữa dưỡng thể: Kem chống nắng, mặt nạ, kem trị rụng lông, kem chống ngứa,…
- Sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày: bột giặt, nước rửa chén,…
Ngoài ra, Sles còn được tìm thấy trong các chất tẩy rửa công nghiệp với nồng độ cao như lau sàn, chất tẩy rửa ô tô, động cơ hoặc dùng trong các dung dịch phun xịt khử khuẩn bảo vệ an toàn cho người lao động.
Sles có hại không?
Theo đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành, Sles có hoạt tính làm sạch bề mặt và là hợp chất an toàn đối với người dùng.
Tính đến nay chưa có bằng chứng nào chứng minh Sodium lauryl ether sulfate gây hại trực tiếp cho con người. Hầu hết các thí nghiệm liên quan đến Sles đều cho thấy nó hoàn toàn lành tính, an toàn nếu sử dụng với nồng độ và tần suất thích hợp.
Nếu sử dụng trực tiếp Sles trong thời gian thì chỉ gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da. Độ kích ứng tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc, độ tinh khiết và nồng độ Sles trong sản phẩm.
Nếu muốn kiểm tra độ an toàn khi sử dụng Sodium lauryl ether sulfate thì cần tìm hiểu thông tin và đưa ra bằng chứng về nó. Tuy nhiên, chất này đã được các hiệp hội ở các quốc gia chứng minh Sles thực sự rất an toàn.
Các bằng chứng chứng minh Sles an toàn
Dưới đây là những bằng chứng chứng minh Sles, Sodium lauryl ether sulfate trong mỹ phẩm an toàn:
- EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ): Đưa ra kết quả về việc giảm nồng độ SLS trong thành phần của chất rửa thực phẩm, bởi tính an toàn và đưa ra quy định nồng độ SLA tối đa nên sử dụng là 350ppm.
- FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ): Cho phép bổ sung Sles vào thành phần phụ gia trong thực phẩm.
- Chỉ thị quy định mỹ phẩm của Liên minh châu Âu: Cho phép sử dụng làm thành phần mỹ phẩm hoặc sản phẩm vệ sinh cá nhân bán tại châu Âu.
- Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia: Đã kiểm tra về các mối nguy hiểm của Sodium lauryl ether sulfate lên môi trường và sức khỏe con người. Kết luận là không có bất kỳ nguy cơ nào ảnh hưởng đến con người, kể cả khả năng gây ung thư.
Như vậy có thể thấy, không có bằng chứng nào nhận định rằng Sodium laureth sulfate trong mỹ phẩm gây hại cho con người. Do đó, bạn có thể sử dụng thường xuyên các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc để làm đẹp cho bản thân.
Qua nội dung bài viết này chắc hẳn bạn đã biết Sles là gì? Sles là chất gì rồi. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm cần mua hóa chất thì hãy tìm đến CHEMISTOCK. Chúng tôi chuyên phân phối các loại hóa chất sử dụng trong mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các công ty, nhà máy, xí nghiệp,…Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá ngay nhé!