Tính toán hiệu quả khi sử dụng LNG và LPG tại Việt Nam

Sm3 là gì

Việt nam đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ các nghành công nghiệp. Rất nhiều các chủ đầu tư nước ngoài vào việt nam thành lập nhà máy. Do đó cùng với xu hướng của thế giới cũng như nhưu cầu sử dụng khí công nghiệp trong sản xuất ngày càng tăng lên. Sự chuyển đổi năng lượng này dẫn đến cần có sự so sánh chọn lựa. Về giá thành, nhiệt lượng, cũng như các tính toán chuyển đổi hay sử dụng loại khí nào. Là một bài toán của các doanh nghiệp cần tính toán trước khi đầu tư. Trong nội dung bài viết chúng tôi sẽ đề cập tới hai loại khí đốt chính đó là LPG và LNG.

Do khí LNG là loại khí mới Việt nam chưa cung cấp thương mại. Và các bài viết nói về sự so sánh tính toán về hai loại khí này rất ít và thiếu thông tin. Vì vậy trong khuân khổ bài viết Lửa Việt Gas sẽ giúp các bạn hiểu hơn và sự so sánh tính hiệu quả kinh tế khi chuyển đổi từ khí LPG truyền thống sang khí LNG.

Nếu bạn cần biết về đặc tính các loại khí bạn có thể đọc bài viết tôi đã viết trước đây : Cùng tìm hiểu về các loại khí LPG,CNG và LNG là gì?

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về các bảng nhiệt trị quy đổi như sau :

BẢNG QUY ĐỔI NHIỆT TRỊ CHI TIẾT ĐƯỢC QUY THÀNH TRỌNG LƯỢNG

* Chú thích:

Sm3 (Standard cubic metre): 1 m3 CNG tại điều kiện tiêu chuẩn ( nhiệt độ 15 oC, áp suất khí quyển 1 at)

BTU ( British Therm Unit): Đơn vi nhiệt trị của Anh quốc

1 kcal = 3,968321 BTU

Khi nào sử dụng Nm3 và Sm3?

Nm3 ( Normal cubic metre): đồng hồ đo lưu lượng cho khí Flow meter ở điều kiện nhiệt độ 0 oC và áp suất khí quyển là 1atm.

Sm3 ( Standard cubic metre): đồng hồ đo lưu lượng khí tiêu chuẩn ở điều kiện nhiệt độ 15 oC và áp suất 1atm. Sử dụng đồng hồ này để tính tiền của trạm khí CNG.

Nm3 = 1,0549128715 Sm3

* Cách tính giá khí CNG, LNG

Đổi Sm3 về đơn vị mmBTU như sau:

mmBTU = R×GHV×Sm3

Trong đó:

R = 947,817×10-6

GHV: nhiệt trị ( thường là 40,2 MJ/Sm3) phụ thuộc vào lưu lượng các thành phần của CNG, LNG

Sau đó, tính giá tiền như sau:

VNĐ = mmBTU×350.000 ( Ví dụ minh hoạ )

*Cách tính giá khí LPG

P = ((CP + Premium)×(1+5%)*(1+10%)+VC)×Tỷ giá (VNĐ)

Trong đó:

▪ P: giá nhập tính bằng VNĐ

▪ CP- Contract price: giá hợp đồng được tính phụ thuộc vào giá (Propan + Butan)/2

▪ Premium: phụ phí gồm phí bảo hiểm, phí vận chuyển, chất lượng hàng ( áp cao hoặc áp thấp), chi phí khác liên quan,…

▪ (1+5%): thuế nhập khẩu 5% theo quy định

▪ (1+10%): thuế giá trị gia tăng 10% theo quy định

▪ VC: chi phí vận chuyển trong nước ( nếu có), vận chuyển từ kho chứa đến các trạm nạp

▪ Tỷ giá: tỷ giá USD/VNĐ bán ra của Ngân hàng, mỗi hợp đồng có thể lựa chọn ngân hàng khác nhau để làm cơ sở tham chiếu

Như vậy đối với bảng tính toán khí LPG và LNG thì cho thấy rằng việc sử dụng khí LNG là rẻ hơn 80% so với mức khí LPG. Tuy rằng giá trị nhiệt trị của LNG thấp hơn của LPG. Do đó việc chuyển đổi khí LPG sang LNG là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên tại việt nam đến thời điểm 2022. Hiện LNG chưa được cung cấp thương mại. Mà mới chỉ được sử dụng trong các nhà máy điện đang được đầu tư xây dựng. Trong tương lai khi được cung cấp thương mại LNG sẽ là loại khí sẽ rất được ưu tiên lựa chọn. Cũng như các nước như trung quốc, hàn quốc, nhật bản…… Đang sử dụng rất nhiều.

Trong phạm vi bài viết tôi truyền tải đến các bạn những nội dung lên quan đến việc chuyển đổi khí. Hy vọng bài viết mang lại những giá trị đích thực giúp bạn có sự chọn lựa hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh.

Trân trọng cảm ơn !