SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup mà bạn nên biết

SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup mà bạn nên biết

Sme là gì

Khi nói đến SME, người ta thường nghĩ ngay đến những doanh nghiệp có số lượng nhân viên ít và nguồn lực tài chính không quá dồi dào. Tuy nhiên, một số công ty Startup dường như cũng có một số đặc điểm tương tự. Vậy SME là gì? Và làm thế nào để phân biệt doanh nghiệp SME và Startup? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup mà bạn nên biết

SME là gì?

Khi được hỏi “SME là gì?”, chúng ta thường thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, với cách hiểu đơn giản nhất, SME viết tắt từ cụm từ Small and Medium Enterprise, dùng để chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này thường có mức doanh thu, tài sản hoặc số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định. SME đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và quá trình phân bổ nguồn nhân lực.

Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau giữa các ngành để xác định thế nào là một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong từng lĩnh vực. Chính phủ các nước thường xuyên đưa ra những biện pháp khuyến khích, bao gồm chính sách ưu đãi về thuế và khả năng tiếp cận các khoản vay tốt hơn. Điều này giúp duy trì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp SME.

SME viết tắt từ cụm từ Small and Medium Enterprise, dùng để chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
SME – Dùng để chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Tham khảo thêm: Tổng hợp các chiến lược marketing nổi trội dành cho doanh nghiệp SME

Startup là gì?

Thuật ngữ Startup dùng để chỉ một công ty đang trong giai đoạn hoạt động đầu tiên. Các công ty khởi nghiệp được thành lập bởi một hoặc nhiều doanh nhân muốn phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tin rằng có nhu cầu lớn trên thị trường. Các công ty này thường bắt đầu với chi phí cao và doanh thu hạn chế. Đó là lý do tại sao họ tìm kiếm vốn từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như thu hút vốn từ gia đình, bạn bè, các nhà đầu tư mạo hiểm, từ cộng đồng, các khoản vay,…

Các công ty khởi nghiệp thường đi kèm với rủi ro cao vì rất dễ thất bại. Tuy nhiên, chúng cũng mang lại những lợi ích to lớn, tập trung vào đổi mới và cơ hội học hỏi tuyệt vời.

Vậy Startup là gì?
Vậy Startup là gì?

Tham khảo thêm: Những khó khăn của một công ty Startup thường gặp phải

Cách phân biệt doanh nghiệp SME và Startup

Hiểu được sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và Startup là rất quan trọng trong việc nhận ra mô hình nào phù hợp nhất với bạn. Điều này cho phép bạn tương quan các khả năng và kỳ vọng giữa chúng, đồng thời lựa chọn kế hoạch tốt nhất để đạt được những mục tiêu mà mình hướng đến.

Mục tiêu kinh doanh

Một Startup bắt đầu từ quy mô nhỏ nhưng có tầm nhìn chiến lược rất lớn. Nó ra đời để chứng minh rằng mô hình kinh doanh này có thể tác động mạnh đến thị trường hiện tại. Ngay từ đầu, các nhà sáng lập khởi nghiệp đã hình dung việc phát triển công ty của họ thành một thương hiệu mang đến những đột phá cho ngành hiện có hoặc tạo ra một ngành mới hoàn toàn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có cấu trúc tuân theo mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm và triển khai trước đó. Người sáng lập SME tập trung vào việc thu lợi nhuận thông qua cung cấp giá trị cho khách hàng của họ. Cách tốt nhất để đạt được điều này là lên kế hoạch phát triển dựa trên mô hình kinh doanh ổn định, đảm bảo một vị trí khả thi về tài chính trên thị trường trong thời gian dài.

So sánh mục tiêu kinh doanh giữa doanh nghiệp SME và Startup
So sánh mục tiêu kinh doanh giữa doanh nghiệp SME và Startup

Phạm vi hoạt động

Thông thường, một công ty khởi nghiệp không đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với sự phát triển của mình và giành được càng nhiều thị phần càng tốt. Họ sẵn sàng tìm mọi cách để nâng tầm ảnh hưởng cho đến khi thương hiệu của họ trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành.

Trái lại, doanh nghiệp vừa và nhỏ đặt ra sự phát triển mang tính giới hạn và có thể dễ dàng kiểm soát. Nói cách khác, họ tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng nhất định mà không có ý định thâu tóm thị trường.

Mức độ kiểm soát và cấp vốn

Các công ty khởi nghiệp thường vội vàng chứng minh rằng mô hình kinh doanh của họ là khả thi và để làm được điều này, họ cần phải có vốn. Khi công ty khởi nghiệp bắt đầu phát triển, nó sẽ nhận được tài trợ từ các nhà đầu tư thông qua việc nắm giữ cổ phần của công ty. Theo thời gian, quyền kiểm soát của người sáng lập đối với công ty sẽ giảm dần và có thể chuyển sang những vai trò khác.

Từ trong định nghĩa “SME là gì”, bạn cũng đã hình dung được phần nào về cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh này. Nguồn vốn cho các doanh nghiệp SME cũng tương tự như các doanh nghiệp Startup trong giai đoạn thành lập ban đầu. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt rõ nhất của hai mô hình này chính là lợi ích người sáng lập. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người sáng lập sẽ tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức tài chính khác nhau để phát triển công ty của mình mà không từ bỏ quyền kiểm soát cao nhất.

Yếu tố rủi ro

Đây là một trong những điểm khác biệt đáng kể giữa hai loại hình kinh doanh này. Các công ty khởi nghiệp hứa hẹn tiềm năng to lớn, lợi tức đầu tư cao và tuyên bố sẽ mang lại những thay đổi mang tính cách mạng trong ngành mà họ hoạt động. Bất kỳ công ty nào tuyên bố đầu tư với một ý tưởng mới đều đang đi trên con đường đầy rủi ro.

Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi theo con đường đã được đi hàng triệu lần trước đó với những minh chứng cụ thể về sự thành công. Do đó, chúng ổn định hơn nhiều so với các công ty khởi nghiệp, đồng thời mang lại lợi nhuận bền vững với mức rủi ro thấp hơn đáng kể.

Những doanh nghiệp Startup thường mang tính rủi ro cao hơn các doanh nghiệp SME
Những doanh nghiệp Startup thường mang tính rủi ro cao hơn các doanh nghiệp SME

Ứng dụng công nghệ

Các công ty khởi nghiệp là những người tiên phong theo đúng nghĩa. Họ theo đuổi nhiều ý tưởng chưa từng được khám phá trước đây. Do đó, thiết bị mà họ sử dụng cũng phải tiên tiến hơn những gì đã có sẵn trong ngành để đạt được mục tiêu cốt lõi.

Công ty vừa và nhỏ thì không yêu cầu thiết bị tiên tiến để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đã có mặt trên thị trường. Do đó, họ có thể sử dụng công nghệ thông thường và chỉ nâng cấp thiết bị của mình nếu họ muốn đạt hiệu quả và lợi nhuận tài chính cao hơn.

Tốc độ tăng trưởng

Công ty khởi nghiệp phải luôn đẩy nhanh tốc độ phát triển trong thời gian ngắn nhất và tạo ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành.

Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy vẫn phát triển nhanh nhưng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tạo ra lợi nhuận. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ này, sự tăng trưởng doanh nghiệp là quá trình tất yếu phải xảy ra.

Mục tiêu lợi nhuận

Hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận ngay từ những bước đầu tiên. Nó phụ thuộc vào nhu cầu của nhà sáng lập và chưa đề cập vội vấn đề mở rộng quy mô.

Có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để một công ty khởi nghiệp thu về những đồng lãi đầu tiên. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Startup là tạo ra một sản phẩm mà người tiêu dùng yêu thích và có những vị trí nhất định trên thị trường. Nếu đạt được mục tiêu này, lợi nhuận của công ty sẽ là một con số cực kỳ khủng.

Có sự khác biệt nhất định về mục tiêu lợi nhuận giữ SME và Startup
Có sự khác biệt nhất định về mục tiêu lợi nhuận giữ SME và Startup

Đội ngũ quản lý và nhân viên

Như đã đề cập trong nội dung “SME là gì?”, đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực của công ty hoạt động trong những hạn chế đã được thiết lập về tăng trưởng.

Ngược lại, người quản lý công ty khởi nghiệp thường được đào tạo để phát triển tố chất lãnh đạo ngay từ đầu nhằm sẵn sàng cho kế hoạch quản lý nhân viên khi quy mô mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng là sự gia tăng về số lượng nhân viên, nhà đầu tư, người quản lý và các bên liên quan khác.

GoSELL – Cung cấp giải pháp bán hàng toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bán hàng đa kênh là một chiến lược kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0, khi mà nó cung cấp dịch vụ mua sắm cho khách hàng trên nhiều kênh khác nhau. Hình thức kinh doanh này đã và đang được các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tối ưu doanh thu khi mà tại Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

“GoSELL giúp bạn bán nhiều hơn” chính là mục tiêu mà chúng tôi hướng đến từ khi thành lập đến nay. Vì thế, chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đến với GoSELL, bạn sẽ được trải nghiệm 6 sản phẩm ưu việt bao gồm: GoWEB, GoPOS, GoAPP, GoCALL, GoLEAD, GoSOCIAL cùng hàng loạt các tính năng hiện nhất phục vụ cho các hoạt động bán hàng đa kênh như:

Top các tính năng nổi bật của GoSELL

Quản lý bán hàng – TMĐTApp quản lý GoSELLERKho giao diệnThanh ToánVận chuyểnĐồng bộ sản phẩmQuản lý sản phẩmQuản lý dịch vụKiểm soát kho hàngTheo dõi đơn hàngQuản lý nhân viênQuản lý chi nhánhTạo Website liên hệĐánh giá sản phẩmTạo BarcodeLivestreamMultiple ShopeeHỗ trợ MarketingTạo Landing PageKhách hàng thân thiếtSEO – Tối ưu hóa tìm kiếmEmail MarketingGoogle AnalyticsFacebook PixelTạo mã giảm giáTạo giá bán sỉThông báo đẩyBlogLink mua hàngFlash SalePhân tích, báo cáoBáo cáo đơn hàng theo thời gianBáo cáo tổng số đơn hàng/tổng doanh thuTổng số lượng hàng đã bán raGiá trị trung bình của đơn hàngDoanh thu của tổng các đơn hàng chờ xử lýHệ thống CRM

Tùy vào mong muốn và quy mô kinh doanh của bạn mà GoSELL sẽ có những gói dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển lợi nhuận và doanh thu bán hàng hiệu quả.

Kết luận

Thông qua bài viết “SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và Startup mà bạn nên biết”, GoSELL hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về hai hình thức kinh doanh này. Nếu bạn vẫn còn những câu hỏi cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline (028) 7303 0800 hoặc gửi thư về Email hotro@gosell.vn. GoSELL chúc bạn kinh doanh thành công.