“Snowflakes” và “snowflake generation” là một thuật ngữ được cư dân mạng sử dụng khá thường xuyên, đặc biệt là số lượng người sử thuật ngũ này cũng tăng mạnh kể từ cuộc đụng độ trong khuôn viên trường học ở Mỹ vào năm 2016, khi một bộ phận cư dân mạng không khỏi phẫn nộ trước những bộ trang phục Halloween phản cảm.
Vậy bạn có biết “snowflakes” và “snowflake generation” (thế hệ bông tuyết) là gì không? Hãy cùng Lag.vn tìm hiểu về thuật rất được nhiều cư dân mạng sử dụng này nhé.
Trong tiếng Anh, snowflakes mang ý nghĩa là bông tuyết, tuy nhiên khi được cư dân mạng sử dụng thì nó lại được hiểu theo nghĩa bóng, đó là để chỉ một thực trạng những người trẻ tuổi hiện nay đang có một lối sống đề cái tôi cá nhân lên quá cao, cho phép bản thân có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn, ải kỷ nhưng dễ bị tổn thương và cũng tự làm tổn thương chính mình.
Nếu nói một cách dễ hiểu hơn thì snowflakes dùng để chỉ những người nhạy cảm, dễ cảm thấy bản thân bị xúc phạm và bắt thế giới phải xoay quanh họ và cảm xúc của họ. Đây là một thế hệ mong manh như một bông tuyết và có thể tan ra bất cứ lúc nào, bản thân dễ bị tổn thương và không có khả năng hồi phục.
Đặc điểm của những snowflakes
Những người thuộc thế hệ bông tuyết thường có những đặc điểm đáng chú ý sau
- Vì được bảo bọc trong sự chăm sóc quá mức của bậc sinh thành, sống đầy đủ vật chất nên mỗi khi thấy khó khăn thì họ thường sẽ từ bỏ, có khả năng chịu đựng kém, thường hay than thở và tìm cách để bỏ cuộc. Những người này cũng thường hay trách móc, biện minh, kém kiên trì, kỳ vọng quá cao về công việc….
- Bông tuyết là những người tự cao tự đại, không thích bị chỉ trích ở bất kì hình thức nào và cảm xúc của họ chính là trung tâm của cuộc thảo luận.
- Họ tự cho mình cái cái rốn của vũ trụ, bản thân luôn hay ho hơn người khác, tự do ngôn luận nhưng không cho phép người khác phản đối ý kiến của mình.
- Cho rằng bản thân luôn đáng thương, khổ sở đủ điều, lúc nào cũng buồn tủi, đau đơn để rồi đổ lỗi, cho rằng người khác chính là nguyên nhân.
- Có thể tìm ra được nguyên nhân cho sự xúc phạm, để rồi biến mình thành nạn nhân, sau đó sẽ tiếp tục việc than vãn hơn là hành động.
- Thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần những biến cố mà bản thân từng gánh chịu trong quá khứ, tuy nhiên có những biến cố là do họ tưởng tượng ra để cho cuộc sống của bản thân trở nên bi ai hơn người khác.
- Không thích nhận trách nhiệm cho những sai lầm mà bản thân gây ra, nói cho cùng thì họ chính là những đứa trẻ không chịu lơn