Sơ đồ mạch điện là gì?
Sơ đồ mạch điện có tên tiếng anh là Circuit diagram, thường được gọi là sơ đồ điện, sơ đồ cơ bản hay sơ đồ điện tử. Đây là một biểu diễn đồ họa của mạch điện thể hiện mối liên kết giữa các phần tử mạch trong sơ đồ không nhất thiết phải tương ứng với sự sắp xếp vật lý trong thiết bị đã hoàn thành.
Cụ thể, sơ đồ điện cho biết sự kết nối điện trong thực tế, bản vẽ này mô tả sự sắp xếp vật lý của các dây và các thành phần kết nối với nhau. Sơ đồ mạch điện được sử dụng trong thiết kế, xây dựng mạch và bố trí bảng mạch in (PCB), bảo trì các thiết bị điện, điện tử.
Các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện
Trong sơ đồ mạch điện người ta ký hiệu các phần tử bằng biểu tượng riêng giúp dễ dàng đọc hiểu mạch điện, đồng thời không bị phức tạp, rối mắt khi nhìn vào sơ đồ biểu diễn. Vì vậy, trước khi đọc được mạch điện, bạn cần nắm rõ được các ký hiệu cơ bản như sau:
Các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện
Các loại sơ đồ mạch điện
Sơ đồ điện được chia ra thành 3 loại nhỏ được với các đặc điểm riêng và cách sử dụng khác nhau gồm: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt.
Sơ đồ nguyên lý
Loại sơ đồ này thể hiện khái quát và chi tiết cấu tạo của 1 thiết bị không theo trình tự lắp đặt của nó mà chỉ đảm bảo tiêu chí dễ nhìn nhất. Sơ đồ nguyên lý nêu lên mối liên hệ của chúng trong mạch mà không thể hiện vị trí, cách lắp đặt hoặc sắp xếp trong thực tế.
Sơ đồ lắp đặt
Khác với sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt cho biết vị trí chính xác của từng linh kiện, các mạch điện trong 1 thiết bị. Người ta sử dụng sơ đồ này để tính toán về vật liệu hoặc hỗ trợ việc lắp đặt, sửa chữa thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt
Quy ước chiều dòng điện
Xác định được chiều dòng điện vô cùng quan trọng giúp bạn có thể đọc mạch điện dễ dàng và thực hiện lắp đặt chuẩn kỹ thuật, tránh sai sót khiến chập cháy, hư hại thiết bị.
Chiều dòng điện trong mạch được quy định là đi từ cực dương qua các dây dẫn và dụng cụ, thiết bị điện và tới cực âm của nguồn.
Quy ước chiều dòng điện
Cách đọc sơ đồ mạch điện
Để được được sơ đồ điện chính xác và nhanh chóng đòi hỏi bạn cần nắm bắt được các ký hiệu, vai trò riêng của từng phần tử trong mạch. Cụ thể:
- Xác định mối quan hệ của các phần tử trong mạch: Tìm hiểu các thông số cơ bản của dòng điện như điện trở, điện áp tụ điện của các thiết bị trong mạch.
- Vai trò riêng của các thiết bị: Biết được công dụng của từng linh kiện đảm bảo sử dụng đúng mục đích, các thông số cụ thể của phần tử từ đó hiểu được vai trò, nhiệm vụ của chúng trong mạch.
- Linh kiện được gắn đúng cực: Gắn thiết bị theo đúng chiều âm dương thông qua xác định chiều của dòng điện. Các biểu tượng thiết bị đều có kí hiệu phân cực rõ ràng. cụ thể phần dựa vào phần chân kim loại dài hơn của thiết bị.
- Chức năng, cách thức hoạt động của từng hệ trong mạch: Dựa vào sơ đồ mà bạn xác định chức năng hoạt động của thiết bị, đánh giá hiệu suất của từng hệ mạch trong cả sơ đồ hệ thống mạch điện.
Cách đọc sơ đồ mạch điện
Tác dụng của sơ đồ mạch điện
Sơ đồ điện có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu từ thiết kế, thi công lắp đặt đến theo dõi vận hành, sửa chữa thiết bị. Cụ thể:
- Hỗ trợ việc lắp đặt mạch điện nhanh chóng dựa vào sơ đồ đã được tính toán và lên bản vẽ từ trước, xác định được vị trí, đầu cực của thiết bị
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho mạch điện cụ thể đường dây dẫn đi khoa học, đẹp mắt và gọn gàng.
- Giúp việc phát hiện các lỗi, hỏng hóc của các thiết bị trong mạch khi xảy ra sự cố nhanh chóng, hỗ trợ xử lý kịp thời. Đặc biệt trong mạch điện đi dây chìm thì sẽ hạn chế việc đục tường, đập phá nhiều để sửa chữa.
Như vậy, sơ đồ mạch điện là phần không thể thiếu trong thiết kế về sửa chữa mạch điện. Bạn cần nắm được cách đọc sơ đồ điện giúp vận hành và kiểm soát thiết bị của mình dễ dàng hơn. Hãy tiếp tục theo dõi AME Group trong các bài viết tiếp theo để nhận được thông tin hữu ích nhất nhé!